Thạc Sĩ Quản lí hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố C

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Quản lí hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ​
    Information
    MS:LVQLGD080
    SỐ TRANG: 83
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2010




    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài:

    Ngay từ đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, tổ chức Unesco đã nêu lên 4 trụ cột của cải
    cách giáo dục và đặc biệt nhấn mạnh: thời đại mới đòi hỏi con người phải có cái nhìn mới,
    cách nghĩ mới và những kiến thức kỹ năng mới của chính thời dại mình. Nói cụ thể hơn,
    con người mới đó phải có khả năng tư duy độc lập, có phương pháp tư duy hệ thống và cách
    nhìn toàn thể; có năng lực sáng tạo và tinh thần đổi mới; có khả năng thích ứng với sự thay
    đổi thường xuyên, đa dạng, phức tạp, đầy biến động bất ngờ và bất định; có năng lực hành
    động hiệu quả và tinh thần hợp tác trong một môi trường đa văn hóa của một thế giới toàn
    cầu hóa. (Võ Nguyên Giáp).
    Sang thế kỷ 21, Việt Nam đã và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
    thì nhiều nước trên thế giới đã vượt qua thời đại cách mạng CN, đi vào thời đại thông tin,
    xây dựng nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức. Điều đó cho thấy, đã có sự chênh lệch khá
    lớn về trình độ kinh tế, khoa học công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và
    trên thế giới, mà nguyên nhân chính là do có sự khác biệt về trình độ, trí tuệ, năng lực sáng
    tạo và khả năng chuyên môn của nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực đó, chính là sản phẩm
    của quá trình giáo dục và đào tạo.
    Trong xu thế phát triển của thế giới hiện nay, và vấn đề toàn cầu hóa nền KTTT đã
    làm cho các quốc gia dân tộc trên thế giới “ xích lại gần nhau ”. Mỗi nước đều có biện pháp
    cạnh tranh để phát triển, nhưng không có con đường nào khác hơn là phải xuất phát từ GD
    và bằng GD để xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho mục tiêu phát triển
    kinh tế, văn hóa, xã hội
    Ở Việt Nam, Đảng ta cũng đã xác định: “ GD là quốc sách hàng đầu ”, đầu tư cho giáo
    dục là đầu tư cho sự phát triển. Vì vậy, khi đề cập đến phát triển GD&ĐT để phục vụ cho sự
    nghiệp CNH, HĐH đất nước thì không phải chỉ chú trọng đến đổi mới ở bậc Đại Học, Cao
    Đẳng hay Trung Cấp dạy nghề mà phải có sự đổi mới và phát triển toàn diện trong hệ
    thống GD quốc dân.
    Trong hệ thống GD quốc dân, Trung học cơ sở là cầu nối giữa tiểu học và Trung học
    phổ thông. Đây là cấp học mang tính liên thông kiến thức, giúp “ Học sinh củng cố và phát
    triển những kết quả của GD Tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu
    biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, Trung cấp, học nghề hoặc đi
    vào cuộc sống lao động ” [24]. Trong những năm qua, việc huy động HS, duy trì sỉ số, đảm bảo chất lượng HS lên lớp,
    tốt nghiệp THCS ở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ khá ổn định; đặc biệt năm 2004
    được UBND tỉnh Cần Thơ cũ công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập THCS. Trong đó,
    phải kể đến vai trò lãnh đạo, quản lý hoạt động giảng dạy của HT các trường THCS. Tuy
    nhiên, trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng GD&ĐT trong điều kiện phát triển kinh
    tế, văn hóa, xã hội nhanh chóng hiện nay thì việc quản lý hoạt động giảng dạy của HT các
    trường THCS đã có bộc lộ những hạn chế, chưa ngang tầm. Từ đó, chất lượng dạy học giữa
    các trường có chênh lệch lớn; HS tốt nghiệp THCS khá cao nhưng tỉ lệ trúng tuyển vào các
    trường THPT còn thấp Vì vậy, chọn đề tài nghiên cứu quản lý hoạt động giảng dạy của
    HT các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở nghiên cứu, tôi
    đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động này là vấn đề cấp thiết hiện
    nay.
    Sở dĩ tôi chọn đề tài này, bởi vì bản thân tôi công tác nhiều năm trong ngành GD&ĐT
    và đã làm công tác quản lý tại phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh, ( phụ trách chuyên môn ).
    Vì vậy, tôi có điều kiện và kinh nghiệm thực hiện đề tài.

    2. Mục đích của đề tài nghiên cứu.


    Làm rõ việc quản lý HĐGD của HT các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố
    Cần Thơ; tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý
    HĐGD trong thời gian tới.

    3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.

    3.1. Đối tượng nghiên cứu.
    Quản lý HĐGD của HT các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

    3.2. Khách thể nghiên cứu.
    Hoạt động quản lý của HT và HĐGD của GV các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh,
    thành phố Cần Thơ.

    4. Giả thuyết khoa học.

    Quản lý HĐGD của HT các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, đã
    đạt được kết quả khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu đổi
    mới . Nguyên nhân chưa đáp ứng được những yêu cầu này, có thể phần lớn là do sự quản lý
    của hiệu trưởng.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu.

    5.1. Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến quản lý HĐGD của HT các trường THCS
    huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

    5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của HT
    các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, trong giai đoạn mới.

    5.3. Trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lý HĐGD, đề xuất một số giải pháp nâng
    cao chất lượng quản lý HĐGD của HT các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần
    Thơ.

    6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.

    - Giới hạn nghiên cứu: luận văn chỉ nghiên cứu nội dung công tác quản lý các hoạt
    động giảng dạy trong nhà trường, không nghiên cứu việc quản lý hoạt động học tập của học
    sinh cũng như các hoạt động giáo dục khác.
    - Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung khảo sát, nghiên cứu tại 09/09 trường THCS
    đóng trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, trong 02 năm học 2008 - 2009,
    2009 - 2010 và đề xuất một số giải pháp.
    1. Trường THCS Thị Trấn Thạnh An.
    2. Trường THCS Thị Trấn Thạnh An 1.
    3. Trường THCS Thị Trấn Vĩnh Thạnh.
    4. Trường THCS Thạnh An.
    5. Trường THCS Thạnh Thắng.
    6. Trường THCS Thạnh Thắng 1.
    7. Trường THCS Thạnh Lộc.
    8. Trường THCS Thạnh Mỹ.
    9. Trường THCS Vĩnh Trinh.

    7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

    7.1. Phương pháp luận nghiên cứu.

    - Quan điểm hệ thống, cấu trúc.
    Thể hiện trong việc xác định mối quan hệ tương tác giữa công tác quản lý hoạt động
    giảng dạy với các mối quan hệ khác của công tác quản lý nói chung được trình bày có hệ
    thống, lô gic.
    - Quan điểm lịch sử, lô gíc: nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở 09
    trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ trong năm học 2008 -
    2009 và 2009 - 2010. - Quan điểm thực tiễn: phương pháp này giúp tác giả tìm hiểu những mâu thuẫn, tồn
    tại trong công tác quản lý HĐGD của HT. Qua đó, đề ra một số giải pháp đảm bảo tính khả
    thi và phù hợp với điều kiện giảng dạy ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh,
    thành phố Cần Thơ.

    7.2. Phương pháp nghiên cứu.

    Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

    7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận.
    - Đọc sách, báo, tạp chí và thu thập các tài liệu thực tế, tìm hiểu đặc trưng, tính chất có
    liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
    - Căn cứ vào điều lệ trường phổ thông, các văn kiện, chỉ thị nghị quyết của Đảng và
    nhà nước; các báo cáo sơ, tổng kết năm học của các trường, phòng giáo dục và đào tạo huyện
    Vĩnh Thạnh, sở giáo dục và đào tạo thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở đó, phân tích đánh giá
    thực trạng việc quản lý HĐGD của HT các trường THCS.

    7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
    - Phương pháp điều tra: Nhằm làm rõ thực trạng quản lý HĐGD của giáo viên, quản
    lý HĐGD của HT và nguyên nhân của thực trạng, với mẫu ngẫu nhiên dành cho CBQL ở
    PGD&ĐT và 09 trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, gồm có các đối
    tượng như chuyên viên PGD&ĐT, HT, các phó HT, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên với
    số lượng 288 phiếu hỏi. Kết quả điều tra, sẽ được xử lý bằng phương pháp toán học thống
    kê, để chứng minh cho giả thuyết khoa học.
    Ngoài những phương pháp trên, tác giả sẽ kết hợp với các phương pháp:
    - Phương pháp quan sát.
    - Phương pháp phỏng vấn.
    - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm HĐGD.

    8. Đóng góp mới của đề tài.

    8.1. Về lí luận: Bằng những tư liệu tổng hợp liên quan đến đề tài, sẽ làm rõ được lí
    luận về quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh,
    thành phố Cần Thơ.

    8.2. Về thực tiễn: Bằng những số liệu do các phương pháp đưa lại sẽ làm rõ được thực
    trạng về hoạt động QLGD của HT. Đồng thời, tìm ra nguyên nhân của những điều chưa đáp ứng yêu cầu, tác giả sẽ đưa ra những giải pháp khá hoàn thiện việc quản lý HĐGD của HT
    các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

    9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN .

    Luận văn được chia làm 3 phần.

    Phần 1 : Mở đầu.

    Phần 2 : Nội dung .

    Chương 1 : Cơ sở lý luận về công tác quản lý HĐGD của hiệu trưởng trường
    THCS.
    Chương 2 : Thực trạng quản lý HĐGD của HT các trường THCS huyện Vĩnh
    thạnh, thành phố Cần Thơ.
    Chương 3 : Một số giải pháp quản lý HĐGD của HT các trường THCS huyện Vĩnh
    thạnh, thành phố Cần Thơ, trong thời gian tới.

    Phần 3 : Kết luận và kiến nghị .

    Danh mục tài liệu tham khảo .
    Phụ lục .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...