Tiến Sĩ Quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 4
    3. Khách thể nghiên cứu 4
    4. Đối tượng nghiên cứu . 4
    5. Giả thuyết khoa học 4
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
    7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5
    8. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu . 5
    9. Các luận điểm bảo vệ 8
    10. Đóng góp mới của luận án . 8
    11. Bố cục của luận án 9
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
    DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG . 10
    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề . 10
    1.1.1. Nghiên cứu các vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học 10
    1.1.2. Nghiên cứu các vấn đề về quản lí đổi mới phương pháp dạy học 14
    1.2. Một số khái niệm và quan niệm cơ bản . 20
    1.2.1. Quản lí nhà trường 20
    1.2.2. Quá trình dạy học . 29
    1.2.3. Phương pháp dạy học 32
    1.2.4. Đổi mới phương pháp dạy học 39
    1.2.5. Quản lí đổi mới phương pháp dạy học 40
    1.3. Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân 41
    1.3.1. Vị trí trường trung học phổ thông . 41
    1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học phổ thông 41
    1.3.3. Mục tiêu giáo dục của trường trung học phổ thông . 42
    1.3.4. Nội dung chương trình, phương pháp giáo dục trung học phổ thông 42
    1.3.5. Nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông . 43
    1.4. Lí luận về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông 45
    1.4.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học 45
    1.4.2. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực
    học sinh . 46
    1.4.3. Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học . 48
    1.4.4. Đổi mới phương pháp dạy học trong mối quan hệ với các thành tố của quá
    trình dạy học 53
    1.5. Các tiếp cận xác định nội dung quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở
    trường trung học phổ thông . 55
    1.5.1. Tiếp cận theo chức năng và đối tượng quản lí 55
    1.5.2. Tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng
    lực học sinh . 56
    1.6. Nội dung quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ
    thông của hiệu trưởng . 56
    1.6.1. Nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy về đổi mới phương pháp dạy học 56
    1.6.2. Lập kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học . 58
    1.6.3. Tổ chức bộ máy quản lí đổi mới phương pháp dạy học . 59
    1.6.4. Chỉ đạo thực hiện các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của giáo
    viên và học sinh . 60
    1.6.5. Tổ chức bồi dưỡng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng
    lực học sinh cho giáo viên . 64
    1.6.6. Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết
    bị phục vụ đổi mới phương pháp dạy học . 65
    1.6.7. Kiểm tra, đánh giá thực hiện đổi mới phương pháp dạy học 67
    1.6.8. Tạo cơ chế thúc đẩy, tạo động lực thực hiện đổi mới phương pháp
    dạy học 68
    1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở trường
    trung học phổ thông 71
    1.7.1. Các tếu tố khách quan . 71
    1.7.2. Các yếu tố chủ quan 73
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 77
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
    HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 78
    2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của
    thành phố Đà Nẵng . 78
    2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng 78
    2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển trong thời gian tới
    . 79
    2.1.3. Khái quát tình hình giáo dục thành phố Đà Nẵng . 81
    2.2. Khái quát về giáo dục trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng 82
    2.2.1. Chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục toàn diện . 82
    2.2.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên đối với yêu cầu đổi mới phương pháp
    dạy học 84
    2.2.3. Các nguồn lực phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học 85
    2.3. Tổ chức khảo sát thực trạng . 89
    2.4. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ
    thông thành phố Đà Nẵng . 92
    2.4.1. Quan niệm của cán bộ quản lý, giáo viên về đổi mới phương pháp
    dạy học 92
    2.4.2. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng và sự cần thiết
    của đổi mới phương pháp dạy học 94
    2.4.3. Năng lực, kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực của
    giáo viên 96
    2.5. Thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học
    phổ thông thành phố Đà Nẵng . 99
    2.5.1. Nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động quản lí đổi mới
    phương pháp dạy học 99
    2.5.2. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên về đổi mới phương
    pháp dạy học . 101
    2.5.3. Lập kế hoạch đổi mới phương pháp dạy hoc 103
    2.5.4. Tổ chức bộ máy chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học . 106
    2.5.5. Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên đổi mới phương pháp dạy học . 108
    2.5.6. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ
    năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực cho giáo viên . 114
    2.5.7. Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
    học phục vụ cho thực hiện đổi mới phương pháp dạy học . 117
    2.5.8. Kiểm tra, đánh giá thực hiện đổi mới phương pháp dạy học 121
    2.5.9. Tạo cơ chế thúc đẩy, tạo động lực thực hiện đổi mới phương pháp
    dạy học 124
    2.6. Đánh giá thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung
    học phổ thông thành phố Đà Nẵng 126
    2.6.1. Những điểm mạnh . 126
    2.6.2. Những điểm yếu 127
    2.6.3. Cơ hội và thách thức . 128
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 129
    CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
    Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG . 131
    3.1. Định hướng đề xuất biện pháp 131
    3.1.1. Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam 131
    3.1.2. Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo Việt Nam 2011 - 2020 133
    3.1.3. Định hướng phát triển giáo dục - đào tạo của thành phố Đà Nẵng đến năm
    2020 . 134
    3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp . 135
    3.2.1. Đảm bảo tính mục đích . 135
    3.2.2. Đảm bảo tính hiệu quả 137
    3.2.3. Đảm bảo tính hệ thống 137
    3.2.4. Đảm bảo tính đồng bộ . 138
    3.2.5. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi . 138
    3.3. Đề xuất các nhóm biện pháp quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở
    trường trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng 139
    3.3.1. Nhóm biện pháp lập kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học 139
    3.3.2. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức và năng lực đổi mới phương pháp
    dạy học cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên 146
    3.3.3. Nhóm biện pháp phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, thiết bị phục vụ đổi
    mới phương pháp dạy học . 160
    3.3.4. Nhóm biện pháp kiểm tra, đánh giá đổi mới phương pháp dạy học . 163
    3.3.5. Nhóm biện pháp xây dựng cơ chế, tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương
    pháp dạy học . 173
    3.4. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp 182
    3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 183
    3.6. Thử nghiệm biện pháp . 184
    3.6.1. Mục đích thử nghiệm 184
    3.6.2. Nội dung thử nghiệm 184
    3.6.3. Tiến trình và phương pháp thử nghiệm . 184
    3.6.4. Kết quả thử nghiệm . 185
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 193
    1. Kết luận 193
    2. Khuyến nghị . 195
    DANH MỤC NHỮNG BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
    LUẬN ÁN . 196
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 197
    PHỤ LỤC . 205
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá với
    mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với
    cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
    hoá và hội nhập quốc tế là nguồn lực con người Việt Nam được phát triển về số lượng
    và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Trong bối cảnh đó, nền giáo
    dục Việt Nam cần đẩy mạnh tiến trình đổi mới để rút ngắn khoảng cách về trình độ
    phát triển giáo dục giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
    Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng về Chiến lược phát
    triển kinh tế - xã hội 2011-2020 nêu rõ: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn
    nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết
    định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo
    dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; đổi mới chương trình, nội
    dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ
    giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo
    dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng
    thực hành”.
    Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 BCHTW
    Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu



    công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN
    và hội nhập quốc tế có nêu ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp “Tiếp tục đổi
    mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi
    trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”.
    1.2. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THPT có vị trí quan trọng
    góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục THPT có
    mục tiêu hình thành cho học sinh học vấn phổ thông và những hiểu biết ban đầu về
    kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học chuyên nghiệp, học đại học, học
    nghề hoặc đi vào đời sống; đào tạo nên những thanh niên khoẻ mạnh, có kiến thức,
    kỹ năng và động lực học tập suốt đời.
    Trong quá trình đổi mới chương trình giáo dục trung học phổ thông, vai trò
    của các nhà quản lí giáo dục nói chung, của hiệu trưởng nói riêng có ý nghĩa rất
    quan trọng. Đồng hành với sự đổi mới trên là sự phân cấp quản lí giao quyền tự
    chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lí nhà trường đưa đến những thay đổi đáng kể về
    trách nhiệm của hiệu trưởng. Hiện nay, giáo dục THPT đang được đổi mới toàn
    diện từ mục tiêu, nội dung, chương trình đến kế hoạch và phương pháp dạy học để
    tạo nên sự liên thông và đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ với các bậc học khác. Do
    vậy, vấn đề nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên trong quá trình đổi mới phương
    pháp dạy học cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với sự nghiệp phát triển giáo dục.
    1.3. Để thực hiện đổi mới giáo dục trung học phổ thông cần xác định đổi mới
    giáo dục là chuyển từ nền giáo dục định hướng nội dung dạy học sang nền giáo dục
    định hướng phát triển năng lực của người học nhằm phát triển toàn diện nhân cách,
    đặc biệt là khả năng vận dụng, khả năng sáng tạo của học sinh. Phương pháp giáo
    dục trung học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
    học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện
    của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác;
    rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại
    niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Do vậy quản lí hoạt động
    đổi mới phương pháp dạy học là khâu then chốt quyết định chất lượng dạy học, giáo
    dục trong tiến trình đổi mới giáo dục hiện nay.
    1.4. Trong những năm qua, công tác quản lí đổi mới phương pháp dạy học
    của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ở thành phố Đà Nẵng đã có những
    kết quả đáng kể. Các trường trung học phổ thông đã có nhiều cố gắng vận dụng
    chuẩn kiến thức, kỹ năng vào giảng dạy, kiểm tra, đánh giá. Việc tổ chức các lớp
    bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn về chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, kiểm
    tra đánh giá đã có tác động tích cực trong việc hỗ trợ năng lực chuyên môn và
    nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. Các trường THPT có nhiều điều kiện thuận lợi hơn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin, động viên khen thưởng
    tạo thuận lợi cho giáo viên đầu tư cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy
    nhiên kết quả đó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
    theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh trong tiến trình đổi mới giáo dục
    phổ thông.
    Hiện nay, ở các trường THPT thành phố Đà Nẵng việc quản lí hoạt động đổi
    mới phương pháp dạy học còn hạn chế, công tác quản lí đội ngũ còn nhiều bất cập
    trong nội bộ nhà trường và giữa các trường với nhau, một bộ phận giáo viên chưa
    hoàn thành nhiệm vụ, chưa đầu tư nghiên cứu chuyên môn vững chắc, chưa tâm
    huyết với nghề nghiệp. Một bộ phận khác chủ yếu chỉ lo dạy thêm để tăng thu nhập,
    ít quan tâm đến chất lượng dạy học ở trường. Trong giảng dạy chưa thực sự đổi mới
    phương pháp, chưa thực sự giúp đỡ nhau trong chuyên môn, ý thức học tập đồng
    nghiệp và tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn chưa cao. Số giáo viên chủ
    động, sáng tạo sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động,
    sáng tạo của học sinh chưa nhiều, chưa thường xuyên làm ảnh hưởng đến chất
    lượng dạy - học và chất lượng giáo dục toàn diện. Công tác quản lí, xây dựng kế
    hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc, đánh giá hoạt động đổi mới phương
    pháp dạy học còn nhiều bất cập, sơ sài, nặng thành tích, chưa đồng bộ giữa các tổ
    chuyên môn, giữa các trường với nhau.
    Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã chỉ rõ:
    “Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng hiện
    đại”. Đặc biệt Chương trình hành động số 35-CTr/TU ngày 25/1/2014 của Thành ủy
    Đà Nẵng về thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) có nêu “Tăng cường
    công tác chỉ đạo, giám sát, đôn đốc, điều chỉnh việc khắc phục phương pháp dạy
    học theo kiểu “đọc - chép” và những biến tướng của việc “đọc - chép”, khắc phục
    lối truyền thụ áp đặt một chiều; giảm thời gian lý thuyết, tăng thời gian thực hành;
    hướng dẫn phương pháp tự tìm hiểu, tự học cho học sinh, sinh viên; gắn nội dung lý
    thuyết với thực hành, đào tạo, khoa học với sản xuất và đời sống; tăng cường việc
    ứng dụng công nghệ thông tin, các phương pháp dạy học tiên tiến; rèn luyện tư duy
     
Đang tải...