Luận Văn Quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề ở trường trung cấp nghề

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề ở trường trung cấp nghề​
    Information
    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU 1

    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4

    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4

    4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

    5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ ĐÀO TẠO DỰA VÀO KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ . 6
    1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU.6

    1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài 6

    1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước 6

    1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ .7

    1.2.1. Dạy nghề, đào tạo nghề và hệ trung cấp nghề .7

    1.2.2. Quản lí trường học và quản lí đào tạo .7

    1.2.3. Quản lí đào tạo nghề . 12

    1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG

    ĐÀO TẠO VÀ TIÊU CHUẨN KĨ NĂNG NGHỀ 19

    1.3.1. Kiểm định chất lượng đào tạo trong trường nghề 19

    1.3.2. Tiêu chuẩn kĩ năng nghề trong đào tạo nghề . 21

    1.4. QUAN NIỆM VỀ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO DỰA VÀO KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ 22


    1.4.1. Nguyên tắc và chức năng quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề. 22
    1.4.2. Nội dung quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kĩ năng nghề 23
    1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30

    Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ TỈNH ĐIỆN BIÊN 31
    2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ TỈNH ĐỊÊN BIÊN 31

    2.1.1. Lịch sử phát triển, chức năng, nhiệm vụ của trường Trung cấp nghề

    tỉnh Điện Biên. 31

    2.1.2. Tổ chức và đội ngũ của trường 37

    2.1.3. Cơ sở vật chất-kĩ thuật phục vụ đào tạo 39

    2.1.4. Thực trạng công tác đào tạo trung cấp nghề 40

    2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐÀO TẠO VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CỦA TRƯỜNG . 45
    2.2.1. Tổ chức khảo sát. 45

    2.2.2. Kết quả khảo sát . 46

    2.2.3. Đánh giá chung 57

    2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 59

    Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO DỰA VÀO KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN KĨ NĂNG NGHỀ 60
    3.1. NHỮNG NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP . 60

    3.1.1. Tính phù hợp với định hướng phát triển của trường 60

    3.1.2. Tính lựa chọn ưu tiên 62

    3.1.3. Tính phù hợp với khả năng liên kết và hợp tác trong đào tạo 63


    3.1.4. Tính phù hợp với nội dung và qui trình kiểm định chất lượng theo

    tiêu chuẩn kĩ năng nghề . 63

    3.2. NỘI DUNG CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO . 64

    3.2.1. Các giải pháp hành chính và tổ chức. 64

    3.2.2. Các giải pháp quản lí nhân sự đào tạo 68

    3.2.3. Các giải pháp quản lí quá trình đào tạo 71

    3.2.4. Các giải pháp quản lí tài chính và cơ sở vật chất-kĩ thuật 76

    3.3. KHẢO NGHIỆM CÁC GIẢI PHÁP 79

    3.3.1. Tổ chức khảo nghiệm 79

    3.3.2. Kết quả khảo nghiệm 80

    3.4. KẾT LUẬN CỦA CHƯƠNG 3 83

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

    1. KẾT LUẬN 84

    2. KIẾN NGHỊ . 85

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 87

    MỞ ĐẦU



    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Trong tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, dạy nghề là lĩnh vực được chú ý trong phát triển nguồn nhân lực kĩ thuật vì nó góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, trước hết trên thị trường lao động. Trong xu thế đó, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong kinh tế, ngày càng trở nên quyết liệt, gay gắt. Lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng cao. Bởi vậy, nguồn nhân lực c hất lượng cao trở thành yếu tố cơ bản bảo đảm sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của Việt Nam.
    Nguồn nhân lực chất lượng cao phụ thuộc vào chất lượng đào tạo. Do vậy, chất lượng dạy nghề thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, các doanh nghiệp, cũng như người học và toàn xã hội. Hiện nay đang có tình trạng học sinh tốt nghiệp các trường trung học phổ thông và trung học cơ sở không muốn vào học các trường dạy nghề mà muốn đổ xô vào các trường đại học phần nào do chất lượng và uy tín của các cơ sở dạy nghề còn hạn chế trong sự đánh giá của xã hội. Một số học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường dạy nghề khó tìm được việc làm hoặc tìm được việc làm lại không theo đúng nghề đào tạo. Nhiều doanh nghiệp phàn nàn về kỹ năng nghề yếu của học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường dạy nghề và điều đó có phần do chất lượng dạy nghề chưa đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất.
    Hiện nay không phải các cơ sở dạy nghề, các cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề không quan tâm đến chất lượng dạy nghề. Không ít cơ sở dạy nghề đã tổ chức, xây dựng lại chương trình dạy nghề gắn liền với các yêu cầucủa doanh nghiệp, yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Cơ sở vật chất- kỹ thuật của các cơ sở dạy nghề công được tăng cường, đổi mới một phần. Đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên được đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ
    Tuy nhiên, các hoạt động nói trên phần nào mang tính tự phát, đơn lẻ và nhất là chưa mang lại những kết quả rõ rệt trong việc nâng cao năng lực của hệ thống dạy nghề ở nước ta. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do chưa xây dựng một hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn có tính khoa học về đánh giá chất lượng để các cơ sở dạy nghề phấn đấu hướng tới. Chuẩn hóa là một trong những định hướng chiến lược của giáo dục đã được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước ta, từ Đại hội Đảng CSVN lần thứ IX.
    Chất lượng dạy nghề muốn được bảo đảm và ngày càng được nâng cao cần phải hình thành và phát triển hệ thống kiểm định dạy nghề. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng đào tạo nghề còn yếu trong thời gian vừa qua là do các yếu tố đầu vào và các điều kiện đảm bảo trong quá trình đào tạo như: cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị thực hành, thực tập thiếu thốn, không đáp ứng được nhu cầu dạy và học; một số chương trình, tài liệu giảng dạy cho một số nghề đang sử dụng trong các cơ sở dạy nghề lạc hậu chưa kịp thời đổi mới; đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng, yếu về trình độ tay nghề, một số giáo viên chưa đạt trình độ chuẩnTrong quản lý chất lượng, các cơ sở dạy nghề chưa có chuẩn mực để vừa ràng buộc, vừa thúc đẩy các tổ chức, cá nhân phát huy khả năng tư duy và hành động sáng tạo và từng bước góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong những điều kiện hiện có của nhà trường, bằng những thước đo cụ thể, khách quan. Chất lượng tốt hay kém không phải là một kết quả ngẫu nhiên, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốnđạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn tất cả các khâu của quá trình đào tạo. Vì vậy, kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề là nguyên tắc không thể thiếu trong quản lý đào tạo nghề.
    Kiểm định chất lượng trong cơ sở đào tạo là hệ thống đánh giá, công nhận các đơn vị, cá nhân trong nhà trường về mức độ hoàn thành, tính đồng bộ và chất lượng công việc, làm cho người học, doanh nghiệp và xã hội tin cậy ở khả năng đào tạo của nhà trường. Quản lí chất lượng đào tạo dựa vào Kiểm định chất lượng theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề sẽ giúp các bộ phận trong nhà trường chủ động trong việc sử dụng nguồn tài chính, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất có hiệu quả và linh động trong việc điều chỉnh, bổ sung chương trình, giáo trình đào tạo nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy đồng thời khuyến khích mọi cá nhân, đơn vị trong nhà trường phát huy tính chủ động, sáng tạo và giúp học sinh có động cơ học tập trong sáng để hướng tới công tác quản lí đào tạo nghề của nhà trường có chất lượng và hiệu quả nhất.
    Quá trình kiểm định chất lượng đòi hỏi các đơn vị phải tự đánh giá về mục tiêu, về hoạt động điều hành và kết quả đạt được của bản thân từng đơn vị và hướng tới tổ chức công tác kiểm định chất lượng theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề trong phạm vi toàn trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong tương lai.
    Điện Biên là tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc, với điều kiện kinh tế khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ chậm phát triển, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh có phần khiêm tốn. Vì vậy, để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề đáp ứng yêu cầu của các Doanh nghiệp trong và ngoài nước thì việc đổi mới công tác quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề trong nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng.
    Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kĩ năng nghề ở trường Trung cấp nghề tỉnh Điện Biên” để thực hiện luận văn thạc sỹ Quản lí giáo dục, góp phần giải quyết vấn đề quản lí giáo dục dựa vào chuẩn trong lĩnh vực đào tạo nghề.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    Đề xuất các giải pháp quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kĩ năng nghề ở trường Trung cấp nghề tỉnh Điện Biên.
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    Công tác quản lí đào tạo ở trường Trung cấp nghề tỉnh Điện Biên.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu

    Các hoạt động ứng dụng kiểm định chất lượng theo Tiêu chuẩn kĩ năng nghề trong quản lí đào tạo của trường Trung cấp nghề tỉnh Điện Biên.
    4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    4.1. Xác định cơ sở lí luận của quản lí đào tạo nghề dựa vào Kiểm định chất lượng theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề hệ trung cấp.
    4.2. Đánh giá thực trạng quản lí đào tạo và kiểm định chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp nghề tỉnh Điện Biên.
    4.3. Đề xuất các giải pháp quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kĩ năng nghề hệ trung cấp ở trường Trung cấp nghề tỉnh Điện Biên.
    4.4. Tổ chức khảo nghiệm các giải pháp quản lí đào tạo đã đề xuất.

    5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Đề tài chỉ tập trung vào các giải pháp quản lí đào tạo đối với các nghề“Sửa chữa ôtô, Điện dân dụng” trong trường Trung cấp nghề tỉnh Điện Biên.

    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    6.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận

    - Phương pháp phân tích lịch sử-logic để tổng quan, chọn lọc các quan điểm, lí thuyết, quan niệm khoa học có liên quan.

    - Phương pháp so sánh, tổng hợp, khái quát hóa lí luận để xây dựng hệ thống khái niệm và căn cứ lí luận.
    6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    - Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi, phỏng vấn, tọa đàm, quan sát về hoạt động quản lí đào đạo và kiểm định chất lượng đào tạo để đánh giá thực trạng quản lí đào tạo.
    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí đào tạo qua phân tích, đánh giá hồ sơ quản lí, hồ sơ đào tạo của trường.
    6.3. Các phương pháp khác

    - Phương pháp chuyên gia để lấy ý kiến đánh giá thẩm định các giải pháp quản lí đào tạo.
    - Phương pháp sử dụng thống kê để xử lí số liệu, đánh giá và trình bàykết quả nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...