Tiến Sĩ Quản lí đào tạo cán bộ chỉ huy Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh theo hướng đảm bảo chất lượng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
    DANH MỤC CÁC ẢNH
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1 LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHỈ HUY ĐỘI THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
    9
    1.1. Tổng quan nghiên cứu về QLĐT theo hướng ĐBCL 9
    1.1.1. Ở nước ngoài 9
    1.1.2. Ở Việt Nam 13
    1.2. Lí luận chung về QTĐT, đào tạo, quản lí QTĐT, QLĐT 17
    1.2.1. Quá trình đào tạo và các thành tố của quá trình đào tạo 17
    1.2.2. Đào tạo và các thành tố của đào tạo 19
    1.2.3. QLĐT, quản lí quá trình đào tạo 21
    1.3. QLĐT theo hướng đảm bảo chất lượng 23
    1.3.1. Chất lượng, chất lượng đào tạo 23
    1.3.2. QLĐT theo hướng ĐBCL 28
    1.4. Quản lí đào tạo cán bộ chỉ huy Đội theo hướng ĐBCL 39
    1.4.1. Cán bộ chỉ huy Đội 39
    1.4.2. Đào tạo cán bộ chỉ huy Đội 40
    1.4.3. Mô hình nhân cách cán bộ chỉ huy Đội 42
    1.4.4. Quản lí đào tạo cán bộ CHĐ theo hướng ĐBCL 44
    1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc QLĐT cán bộ CHĐ 52
    1.5.1. Các yếu tố bên trong 52
    1.5.2. Các yếu tố bên ngoài 55
    Tiểu kết chương 1 57
    Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHỈ HUY ĐỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (2008 – 2012) (KHẢO SÁT TẠI TRƯỜNG LÊ DUẨN) 58
    2.1. Giới thiệu chung về tổ chức khảo sát thực trạng 58
    2.1.1. Mục đích khảo sát 58
    2.1.2. Chọn mẫu khách thể, địa bàn và thời gian khảo sát 58
    2.1.3. Nội dung khảo sát 58
    2.1.4. Công cụ khảo sát 58
    2.1.5. Tổ chức khảo sát 58
    2.1.6. Phương pháp xử lí số liệu 59
    2.2. Khái quát chung về Trường Lê Duẩn – nơi đào tạo cán bộ CHĐ cho Thành phố Hà Nội 59
    2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Lê Duẩn 59
    2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trường Lê Duẩn trong giai đoạn hiện nay 62
    2.3. Thực trạng đào tạo cán bộ CHĐ của Trường Lê Duẩn những năm gần đây (2008 – 2012) 65
    2.3.1. Quy mô đào tạo (Chiêu sinh theo yêu cầu xã hội) 66
    2.3.2. Mục tiêu đào tạo 67
    2.3.3. Nội dung, chương trình đào tạo 67
    2.3.4. Phương pháp đào tạo 69
    2.3.5. Hình thức đào tạo 70
    2.3.6. Điều kiện đào tạo 70
    2.3.7. Người dạy, bộ máy tổ chức đào tạo, người học 71
    2.3.8. Kiểm tra, đánh giá 73
    2.3.9. Quy chế, môi trường đào tạo 74
    2.3.10. Sản phẩm đào tạo 74
    2.3.11. Đánh giá chung về thực trạng đào tạo cán bộ CHĐ 75
    2.4. Thực trạng QLĐT cán bộ CHĐ của Trường Lê Duẩn 77
    2.4.1. Thực trạng nhận thức về mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện các nhóm biện pháp QLĐT cán bộ CHĐ ở Trường Lê Duẩn 77
    2.4.2. Phân tích thực trạng từng nhóm biện pháp cụ thể trong QLĐT cán bộ CHĐ ở Trường Lê Duẩn 80
    2.5. Đánh giá chung về thực trạng QLĐT cán bộ CHĐ 93
    2.5.1. Mặt mạnh 93
    2.5.2. Mặt yếu 93
    2.5.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng QLĐT cán bộ CHĐ ở Trường Lê Duẩn 95
    Tiểu kết Chương 2 96
    Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHỈ HUY ĐỘI 98
    THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ THỰC NGHIỆM
    98
    MỘT SỐ BIỆN PHÁP (TẠI TRƯỜNG LÊ DUẨN) 98
    3.1. Một số nguyên tắc chỉ đạo đề xuất các biện pháp QLĐT cán bộ CHĐ theo hướng ĐBCL 98
    3.1.1. Nguyên tắc 1: Các biện pháp QLĐT phải đảm bảo được mục đích, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh 98
    3.1.2. Nguyên tắc 2: Các biện pháp quản lí QLĐT phải đảm bảo tính khoa học, hệ thống, toàn diện trong QTĐT cán bộ CHĐ 98
    3.1.3. Nguyên tắc 3: Các biện pháp QLĐT phải đảm bảo sự kế thừa và phát huy các thành tựu đã có trong QLĐT cán bộ CHĐ ở Trường Lê Duẩn 98
    3.1.4. Nguyên tắc 4: Các biện pháp QLĐT phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn QLĐT cán bộ CHĐ hiện nay 99
    3.1.5. Nguyên tắc 5: Các biện pháp QLĐT phải đảm bảo phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của các thành viên trong và ngoài nhà trường trong QLĐT cán bộ CHĐ 99
    3.2. Một số biện pháp QLĐT cán bộ CHĐ theo hướng ĐBCL 99
    3.2.1. Nhóm biện pháp quản lí đầu vào (gồm 4 biện pháp cụ thể) 99
    3.2.2. Nhóm biện pháp quản lí QTĐT theo hướng tăng cường vai trò tự quản lí của các thành viên (gồm 5 biện pháp cụ thể) 111
    3.2.3. Nhóm biện pháp quản lí đầu ra (hiệu quả sản phẩm đào tạo và ảnh hưởng tới cơ sở Đội): gồm 3 biện pháp 126
    3.2.4. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp quản lí 128
    3.3. Khảo nghiệm nhận thức CBQL, giáo viên – TPT Đội và CBQL, giáo viên Trường Lê Duẩn về mức độ cần thiết và khả thi của các nhóm biện pháp QLĐT cán bộ chỉ Đội theo hướng ĐBCL 130
    3.4. Thực nghiệm QLĐT cán bộ CHĐ theo hướng ĐBCL 133
    3.4.1. Tổ chức thực nghiệm 133
    3.4.2. Kết quả thực nghiệm 137
    3.4.3. Kết luận thực nghiệm 143
    Tiểu kết Chương 3 144
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 145
    1. Những kết luận khoa học 145
    2. Những kiến nghị 147
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 149
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Công cuộc đổi mới đất nước đã đem lại cho nền giáo dục nước ta nhiều thành tựu. Tuy nhiên CLGD nước ta vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII năm 1996 đã khẳng định: “Giáo dục – đào tạo nước ta còn yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả”. Tình hình trên do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan; trong đó nguyên nhân đầu tiên, chủ yếu được Nghị quyết chỉ ra là: “Công tác QLGD – đào tạo có những mặt yếu kém, bất cập”, “có nhiều thiếu sót trong việc quản lí chương trình, nội dung và chất lượng”, “thiếu những biện pháp hữu hiệu để kiểm tra, đánh giá CLĐT”. Có thể thấy, QLCL giáo dục ở nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển giáo dục. Để nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải đổi mới, nâng cao chất lượng QLGD. Điều này đã được khẳng định trong Chiến lược phát triển GD&ĐT giai đoạn 2001 – 2010 của Chính phủ và Nghị quyết Trung ương 6 (khóa IX) của Đảng ta đó là: Đổi mới QLGD là giải pháp đột phá để phát triển sự nghiệp GD&ĐT nước ta.
    Chất lượng QLGD ở các trường đào tạo CBQL cũng không nằm ngoài thực trạng trên. Chất lượng giáo dục đào tạo không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong đó có chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng CBQL không đáp ứng yêu cầu của hệ thống chính trị sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc quản lí kinh tế xã hội và sự vững mạnh của hệ thống chính trị.
    Cán bộ luôn luôn là nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”,“Công việc thành công hay thất bại do cán bộ tốt hay kém” [36]. Để công tác cán bộ đáp ứng được yêu cầu của thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế đòi hỏi các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội phải đặc biệt quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo cán bộ. Việc tìm ra những giải pháp đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả QLCL đào tạo cán bộ đang là một đòi hỏi bức thiết.
    Nghiên cứu lí luận QLCL cho thấy, QLCL đã phát triển qua ba cấp độ: kiểm soát chất lượng (KSCL - Quality Control), đảm bảo chất lượng (ĐBCL - Quality Assurance Management) và QLCL tổng thể (QLCLTT - Total Quality Management). ĐBCL là cấp độ cao hơn KSCL, cũng là cấp độ phát triển có tính “trung gian” hay “quá độ” giữa KSCL và QLCLTT. Cấp độ QLCLTT là bước phát triển tiếp theo của ĐBCL và được coi là cấp độ QLCL cao nhất, hướng trọng tâm vào xây dựng một nền văn hóa chất lượng và đạo đức chất lượng cho mọi thành viên của tổ chức [53].
    Trong thời kì phát triển siêu tốc của khoa học công nghệ và sự cạnh tranh quyết liệt trong môi trường toàn cầu hóa, những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội về chất lượng sản phẩm ngày càng trở nên gay gắt và khắc nghiệt và là một thách thức lớn đối với sự sống còn của bất kì một cơ sở sản xuất, đào tạo nào. Việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học QLCL nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm ngày càng trở nên có ý nghĩa: Phương thức quản lí quá trình làm ra một sản phẩm sẽ quyết định chất lượng của sản phẩm ấy [51]. Sự phát triển của khoa học QLGD luôn gắn liền với sự kế thừa, phát triển và ứng dụng những thành tựu của các lí thuyết quản lí kinh tế. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã vận dụng lí thuyết QLCL trong sản xuất vào QLGD và bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. Việc vận dụng này đã tạo ra các mô hình “Nhà trường hiệu quả”, “Nhà trường chất lượng”, “Nhà trường tự quản” . Ở Việt Nam, Nhà nước đã ban hành hệ thống tiêu chí kiểm định chất lượng ISO – 9000; ISO – 9001. Bộ GD&ĐT đã thực hiện kiểm định chất lượng ở trên 20 trường đại học trong cả nước và ban hành nhiều tiêu chí kiểm định chất lượng các trường Tiểu học, THCS; Kiểm định giáo viên .Có thể thấy, việc áp dụng QLCL trong giáo dục đào tạo đã trở thành một xu thế mới của nền giáo dục tiên tiến. Quá trình áp dụng hệ thống QLCL hiện đại đang tạo nên “cuộc cách mạng” trong quản lí GD&ĐT.
    Việc tiếp cận và vận dụng các lí thuyết, mô hình QLCL vào QLĐT cán bộ, việc nghiên cứu đổi mới QLĐT cán bộ theo các lí thuyết QLCL ở các CSĐT cán bộ còn nhiều mới mẻ. Để nâng cao chất lượng QLĐT cán bộ, các CSĐT cán bộ cần vận dụng các lí thuyết QLCL vào QLĐT cán bộ. Khai thác thế mạnh của các cách tiếp cận QLCL, vận dụng những ưu điểm của các lí thuyết QLCL để tìm hướng đi, cách làm phù hợp, khắc phục dần các yếu kém về QLĐT cán bộ góp phần nâng cao chất lượng cán bộ.
    Đội TNTP Hồ Chí Minh là trường học đầu tiên phát hiện và nuôi dưỡng cán bộ CHĐ – những “thủ lĩnh”, “nhà quản lí” nhỏ tuổi của thiếu nhi, tương lai sẽ là CBQL cho hệ thống chính trị. Việc nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ CHĐ sẽ góp phần tạo nguồn cán bộ quản lí trong tương lai cho hệ thống chính trị. Hiện nay vẫn chưa có một hệ thống các trường đào tạo cán bộ CHĐ trong phạm vi cả nước. Thành phố Hà Nội là địa phương duy nhất có Trường Cán bộ Đội TNTP Hồ Chí Minh mang tên Lê Duẩn (gọi tắt là Trường Lê Duẩn) đào tạo cán bộ CHĐ. Mặc dù từ trước tới nay, nhà trường đã đạt được những thành tựu nhất định trong đào tạo cán bộ CHĐ, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CHĐ, qua đó nâng cao chất lượng công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Thủ đô và cả nước; tuy nhiên do chưa tiếp cận các lí thuyết ĐBCL trong QLĐT nên nhà trường chưa phát huy tốt những ưu điểm và khắc phục triệt để những hạn chế trong QLĐT, chưa quản lí chặt chẽ được các khâu của QTĐT. Hướng nghiên cứu quán triệt ĐBCL vào QLĐT cán bộ CHĐ sẽ là một hướng đi mới, tích cực, hi vọng không chỉ đáp ứng được mục tiêu nâng cao CLĐT cán bộ CHĐ, chất lượng QLĐT cán bộ CHĐ mà còn góp phần bổ sung và hoàn thiện mô hình trường đào tạo cán bộ CHĐ, qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động Đội của Thủ đô và cả nước hiện nay. Hướng nghiên cứu nếu thành công sẽ là một định hướng cho các CSĐT cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể trong cả nước tham khảo.
    Để nâng cao CLĐT cán bộ CHĐ phù hợp với yêu cầu của xã hội, của công tác Đội và phong trào thiếu nhi hiện nay đòi hỏi phải quan tâm, nghiên cứu, tổ chức lại QTĐT cán bộ CHĐ. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong QLĐT cán bộ CHĐ nhưng trong luận án, tác giả chỉ chọn cách tiếp cận QLĐT cán bộ CHĐ theo hướng ĐBCL bởi ĐBCL đang là một xu thế trong QLGD đào tạo, được nhiều nước trên thế giới và Việt Nam áp dụng.
    Xuất phát từ những vấn đề lí luận và thực tiễn trên, đề tài “Quản lí đào tạo cán bộ chỉ huy Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh theo hướng đảm bảo chất lượng” được tác giả lựa chọn nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về QLĐT cán bộ để đề xuất các biện pháp QLĐT cán bộ CHĐ theo hướng ĐBCL nhằm nâng cao CLĐT cán bộ CHĐ trong giai đoạn hiện nay.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình đào tạo cán bộ CHĐ.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Các biện pháp QLĐT cán bộ CHĐ theo hướng ĐBCL.
    4. Giả thuyết khoa học
    Chất lượng đào tạo cán bộ CHĐ sẽ được đảm bảo nếu xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả hệ thống biện pháp QLĐT cán bộ CHĐ theo hướng ĐBCL, qua đó từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CHĐ, góp phần nâng cao chất lượng công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong các liên đội giai đoạn hiện nay.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu các vấn đề lí luận về QLĐT cán bộ CHĐ theo hướng ĐBCL.
    5.2. Đánh giá thực trạng đào tạo và QLĐT cán bộ CHĐ trong những năm gần đây (2008 – 2012) (khảo sát tại Trường Lê Duẩn).
    5.3. Đề xuất các biện pháp QLĐT cán bộ CHĐ theo hướng ĐBCL và thực nghiệm một số biện pháp (tại Trường Lê Duẩn).
     
Đang tải...