Thạc Sĩ Quản lí công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng nông

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Quản lí công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng nông thôn thị xã Bà Rịa​
    Information
    MS: LVQLGD016
    SỐ TRANG: 110
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM: 2007




    Information


    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    1.1. Giáo dục thế hệ trẻ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội,
    trong đó nhà trường và gia đình là hai cơ sở trực tiếp giáo dục các em. Gia đình
    luôn là môi trường sống, môi trường giáo dục lâu dài, thường xuyên và dựa
    trên cơ sở tình thương yêu. Như vậy gia đình là môi trường giáo dục có nhiều
    thuận lợi và ưu thế trong việc hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ,
    do đó nhà trường cần phải chủ động phối hợp với gia đình để nâng cao hiệu
    quả giáo dục học sinh. Sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục nhà trường,
    gia đình và xã hội là một trong những nguyên lý giáo dục của nước ta.

    1.2. Học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi thiếu niên bắt đầu dậy thì, có nhiều
    biến đổi về tâm sinh lý, tự ý thức chưa cao, dễ bị tác động bởi môi trường xung
    quanh. Học sinh ở vùng nông thôn, nhất là học sinh nam thường có nhiều trò
    chơi hấp dẫn của miền quê, hơn nữa các em hầu như chỉ học một buổi / ngày,
    đa số không đi học thêm. Như vậy chỉ có khoảng 1/4 thời gian trong ngày các
    em ở trường, còn gần 3/4 thời gian các em ở nhà hoặc ở ngoài xã hội, ngoài ra
    trong suốt gần 3 tháng hè các em không đến trường. Với môi trường thiên
    nhiên phù hợp lứa tuổi hiếu động, ham chơi của thiếu niên và thời gian ở
    trường không nhiều nên học sinh trung học cơ sở dễ sao lãng nhiệm vụ học tập
    và rèn luyện của mình nếu không được các bậc phụ huynh quản lý, hướng dẫn.

    1.3. Đến nay việc đổi mới chương trình phổ thông đã thực hiện ở toàn cấp
    tiểu học và trung học cơ sở. Phương pháp học tập theo chương trình mới yêu
    cầu cao việc tự giác học tập ở nhà của học sinh, các em không phải thụ động
    tiếp thu kiến thức ở trường mà cần chủ động tìm tòi kiến thức từ nhiều nguồn 2
    thông tin theo sự hướng dẫn của thầy cô và cha mẹ. Hơn nữa quá trình học tập
    ở nhà là tiếp nối và hoàn thiện quá trình học tập ở trường, làm chuyển hoá
    kiến thức lĩnh hội trở thành năng lực bản thân. Do đó nhà trường cần phải chủ
    động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình để xây dựng môi trường
    giáo dục thống nhất, nhằm thực hiện tốt mục tiêu và nguyên lý giáo dục.

    1.4. Tính hệ thống, tính liên tục và tính thống nhất các tác động giáo dục và
    các lực lượng giáo dục là một nguyên tắc giáo dục rất quan trọng vì đặc điểm
    của quá trình giáo dục là lâu dài, phức tạp và biện chứng. Do đó sự phối hợp
    chặt chẽ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh là điều hết sức cần thiết, sẽ tạo ra
    sức mạnh tổng hợp của hai lực lượng giáo dục: thầy cô và cha mẹ, đồng thời
    tạo được môi trường thuận lợi cho việc phát triển nhân cách của học sinh ở cả
    nhà trường và gia đình.

    1.5. Ở thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có 3 xã thuộc vùng nông thôn.
    Trong nhiều năm qua, nhận thức về giáo dục của một bộ phận nhân dân trong
    các xã chưa cao, cộng thêm điều kiện kinh tế còn khó khăn cho nên việc đầu tư
    và quan tâm đến việc học tập của con em đối với nhiều bậc phụ huynh còn hạn
    chế. Trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ ở nhiều gia đình chưa được coi trọng, một
    số cha mẹ còn khoán trắng việc dạy dỗ con cái cho nhà trường, việc phối hợp
    giữa nhà trường với cha mẹ học sinh chưa đạt hiệu quả giáo dục cao.
    Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý công tác phối hợp
    giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng nông
    thôn thị xã Bà Rịa” là cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
    học sinh ở các trường vùng nông thôn trong thị xã và trong tỉnh.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng việc quản
    lý công tác phối hợp của nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường trung
    học cơ sở vùng nông thôn của thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong việc
    giáo dục học sinh, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
    công tác này.


    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

    3.1. Đối tượng nghiên cứu

    Thực trạng việc quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ
    học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng nông thôn thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà
    Rịa-Vũng Tàu.

    3.2. Khách thể nghiên cứu
    - Công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường
    THCS vùng nông thôn thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
    - Cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh ở các trường THCS thuộc
    vùng nông thôn thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.


    4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    4.1 . Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.

    4.2. Đánh giá thực trạng việc quản lý công tác phối hợp của nhà trường với
    cha mẹ học sinh và nguyên nhân yếu kém trong công tác này ở các
    trường THCS vùng nông thôn thị xã Bà Rịa.

    4.3. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý công tác phối
    hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh. 4

    5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

    Nếu có các biện pháp quản lý việc học tập và rèn luyện của học sinh ở
    trường và ở gia đình một cách thích hợp, đồng thời tạo lập được sự phối hợp tốt
    và có sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà
    trường với cha mẹ học sinh thì sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập và
    rèn luyện đạo đức của các em.

    6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Đề tài nghiên cứu việc quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với
    cha mẹ học sinh ở các trường THCS vùng nông thôn của thị xã Bà Rịa gồm
    trường THCS Nguyễn Thanh Đằng, Dương Văn Mạnh, Long Toàn, Phước
    Nguyên và trong giai đoạn từ năm 2003 đến nay.

    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nhằm thu thập và phân tích các
    tài liệu về chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước và những vấn đề lý
    luận có liên quan đến sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình
    học sinh.

    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm:
    - Phương pháp điều tra bằng phiếu: lập phiếu hỏi các giáo viên chủ nhiệm
    và cha mẹ học sinh nhằm đánh giá thực trạng nhận thức và các hoạt động
    phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình.
    - Phương pháp phỏng vấn: trao đổi với ban giám hiệu, giáo viên, cha mẹ
    học sinh và học sinh để khẳng định kết quả điều tra bằng phiếu.
    - Phương pháp chuyên gia: hỏi ý kiến một số cán bộ quản lý giáo dục.

    7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê: dùng toán thống kê để tính
    điểm trung bình và độ lệch chuẩn về mức độ thực hiện một số công việc
    phối hợp giữa các giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...