Tiểu Luận Quan hệ việt – trung

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan hệ việt – trung


    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 0
    A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
    II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2
    III. PHẠM VI ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
    1. Phạm vi đề tài 2
    2. Phương pháp nghiên cứư 2
    B. PHẦN NỘI DUNG 4
    I. QUAN HỆ VIỆT – TRUNG TỪ KHI BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ ĐẾN NAY 4
    1. Quan hệ chính trị. 4
    2.Quan hệ kinh tế 5
    3. Quan hệ văn hóa giáo dục 6
    4. Giải quyết vấn đề còn tồn tại 7
    II. NHỮNG CƠ SỞ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VIỆT -TRUNG 7
    III. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VIỆT – TRUNG 9
    C. KẾT LUẬN 11
    CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 13

    A. PHẦN MỞ ĐẦU

    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Lịch sử phát triển của mối quan hệ Việt Nam và Trung quốc đã có mấy ngàn năm lịch sử, từ khi dân tộc ta dựng nước cho đền nay. Mối quan hệ đó đã trải qua nhiều bước thăng trầm, có khi yên ổn có khi lại xung đột dữ dội. Tuy nhiên trong bất kỳ giai đoạn nào và hoàn cảnh nào, với Trung quốc cũng như với các nước khác trên thế giới Việt Nam vẫn luôn giữ hòa khí, đặt mối quan hệ thân thiện, hòa hảo.
    Việt Nam khẳng định: “Là bạn của tất cả các nước trên thế giới” và đang thực hiện thành công sự nghiệp “Đổi mới”.
    Trung Quốc với đường lối cải cách mở cửa đã thu được những thành tựu to lớn, coi trọng phát huy tình hữu nghị lâu đời với Việt Nam lấy giao lưu, hợp tác kinh tế làm nền tảng.
    Trên bản đồ kinh tế, Việt Nam như cầu nối Nam Trung Quốc với các nước bạn Đông Nam Á. Riêng về giao thông thương mại, các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc từ Móng Cái - Đông Hưng đến Đồng Đăng – Bằng Tường, Lào Cai – Hà Khẩu cùng nhiều cửa khẩu xuất nhập khẩu tiểu ngạch đã khiến hai nước Việt – Trung cung ứng cho nhau các nhu cầu sinh hoạt và tăng lợi nhuận cho công nghiệp và thương mại.
    Việt Nam với đường sắt, đường bộ xuyên Việt lại nối tiếp con đường xuyên á đang được xây dựng, sẽ đóng vai trò trung chuyển lý tưởng giữa Trung Quốc mênh mông, giàu đẹp với ĐNÁ phồn vinh, giàu tiềm năng
    Trong xu hướng hội nhập hiện nay, khi mà nhân loại đang hướng tới một thế giới hợp tác, phát triển trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của nhau thì việc tìm hiểu về quan hệ Việt – Trung là rất quan trọng. Với đề tài này người viết mong muốn đem lại một cái nhìn tổng quan về mối quan hệ Việt – Trung qua các thời kỳ; đặc biệt vào thời điểm hiện nay, thời điểm Việt – Trung bình thường hóa quan hệ và không ngừng mở rộng, thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực
    II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
    Từ xưa đến nay, quan hệ Việt Nam và Trung quốc luôn là đề tài tốn nhiều giấy mực của các nhà sử học và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, xưa và nay, có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu sau đây:
    + Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn.
    + Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái
    + Đại Việt sử ký toàn thư của nhà sử học Ngô sĩ Liêm.
    Hiện nay trên các báo viết và báo điện tử, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những bài viết và bài nghiên cứu về vấn đề này.
    Có thể nói, những công trình ngiên cứu về quan hệ Việt – Trung qua các thời kỳ rất nhiều và đồ sộ. Đây là một trong những vấn đề có lịch sử nghiên cứu rất lâu đời, tiếp cận với vấn đề này người viết chỉ xin tiếp cận vấn đề ở góc độ quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung quốc thời kỳ bình thường hóa quan hệ, cùng thúc đẩy mối quan hệ hữu nghi, hợp tác, cùng phát triển hòa bình trên cở sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thôr của nhau.
    III. PHẠM VI ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1. Phạm vi đề tài
    Quan hệ Việt Nam và Trung quốc đã có lich sử phát triển từ rất lâu đời, tuy nhiên trong phạm vấn đề, người viết chỉ cố gắng đi sâu vào những đặc trưng của mối quan hệ này trong giai đoạn hơn bảy năm trở lại đây, cụ thể là qua các vấn đề sau:
    + Thứ nhất: Mối quan hệ Việt – Trung về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại
    + Thứ hai: Những cơ sỏ cho việc pháp triển quan hệ Việt – Trung.
    + Thứ ba: Triển vọng phát triển quan hệ Việt – Trung.
    2. Phương pháp nghiên cứu
    Báo cáo sử dụng tập trung các phương pháp nghiên cứu quen thuộc như: Thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp
    + Phương pháp thống kê các sự kiện, các thành tựu hợp tác, phát triển.
    + Phương pháp phân tích là phương pháp quan trọng khi tìm hiểu các đặc trưng của mối quan hệ Việt – Trung.
    + Phương pháp so sánh được sử dụng để làm nổi bật các yếu tố tiêu biểu của mối quan hệ Việt – Trung trong thời kỳ này.
    + Phương pháp tổng hợp các kiến thức từ sách vở và tư liệu thực tế để đưa ra những vấn đề tổng quan nhất về mối quan hệ Việt – Trung.
     
Đang tải...