Tài liệu Quan hệ Việt Nam và hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    háng 8/1967, Hiệp hội các quốc gia
    Đông Nam Á (ASEAN) ra đời bao gồm năm quốc gia thành viên ban đầu là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippine và Singapore. Trong quá trình xây dựng và phát triển ASEAN đã lần lượt kết nạp Brunây, Việt Nam, Lào, Myanmar và Cămpuchia, nâng tổng số thành viên lên 10 quốc gia. Từ thời điểm ASEAN được thành lập đến nay đã trải qua 40 năm, đó cũng là quãng thời gian mà quan hệ Việt Nam - ASEAN trải qua nhiều thăng trầm để đến hôm nay mối quan hệ đó ngày càng phát triển tốt đẹp với mục tiêu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực Đông Nam Á.
    1. Những chặng đường đã qua trong quan hệ Việt Nam - ASEAN
    * Thời kì từ năm 1967 đến năm 1986
    Đây là thời kì mối quan hệ Việt Nam - ASEAN có nhiều vấn đề phức tạp. Trước hết, ASEAN ra đời trong bối cảnh nội bộ từng nước trong khu vực và trên thế giới có nhiều biến động. Nhiều nước ASEAN tham gia vào các liên minh quân sự với các nước ngoài khu vực như SEATO (Thái Lan và Philippine), AZPAK (Malaysia), ANZUK (Malaysia và Singapore). Hơn thế nữa, một số thành viên của ASEAN còn trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam. Thực tế đó là bức tường ngăn cách giữa Việt Nam với các nước ASEAN trong nhiều năm





    và làm cho quan hệ Việt Nam - ASEAN luôn trong tình trạng đối đầu căng thẳng.
    Sau khi Hiệp định Paris về Việt Nam
    được kí kết tháng 3/1973, Việt Nam đã cố gắng mở rộng quan hệ song phương với các nước trong khu vực. Tháng 7/1976, Việt Nam đưa ra chính sách 4 điểm(1) khẳng định mong muốn mở rộng quan hệ láng giềng
    hữu nghị với các nước Đông Nam Á. Quan hệ ngoại giao làm nền tảng cho các quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và một số nước ASEAN bắt đầu được thiết lập.(2) Sau đó, quan hệ hợp tác kinh tế cũng đã được phát triển thông qua việc kí kết các hiệp định kinh tế, thương mại, khoa học kĩ thuật, hàng không và hàng hải.
    Năm 1979, xu hướng phát triển trong quan hệ Việt Nam - ASEAN đã bị gián đoạn bởi những biến cố chính trị xảy ra ở Cămpuchia. Vấn đề Cămpuchia đã phân chia khu vực Đông Nam Á thành hai nhóm nước có quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau. Đó cũng là trở ngại chính trong quan hệ giữa ASEAN với Việt Nam và các nước khác ở Đông Nam Á. Mặc dù quan hệ ngoại giao vẫn được duy trì song các mối quan hệ hợp tác cụ thể giữa Việt Nam với các nước ASEAN hầu như bị tê liệt. Tuy nhiên trong giai đoạn này, cả Việt Nam và các nước


    * Giảng viên Khoa luật quốc tế
    Trường Đại học Luật Hà Nội



    ASEAN đều cố gắng duy trì các cuộc tiếp xúc nhằm tìm ra giải pháp thỏa đáng cho việc giải quyết tình hình Cămpuchia vì lợi ích chung của khu vực Đông Nam Á.
    * Thời kì từ năm 1986 đến năm 1995
    Đây là thời kì mà quan hệ Việt Nam - ASEAN có sự thay đổi rõ nét theo chiều hướng tích cực. Có nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển của mối quan hệ này. Trước tiên phải kể đến yếu tố có tính quyết định là đường lối đổi mới nói chung và đổi mới trong quan hệ đối ngoại nói riêng của Việt Nam. Bên cạnh đó, những thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế trên quy mô toàn cầu cũng như trong khu vực, đặc biệt là việc kí kết Hiệp định về giải pháp chính trị toàn bộ cho vấn đề Cămpuchia cũng có tác động nhất định đến mối quan hệ Việt Nam - ASEAN.
    Đường lối đổi mới do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra đã khẳng định rõ nhiệm vụ của công tác đối ngoại là: “Ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ
    nghĩa xã hội”.(3) Đối với quan hệ khu vực,
    “Chúng ta mong muốn và sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, thiết



    lập quan hệ cùng tồn tại hòa bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác”. (4)
    Tháng 5/1988 Hội nghị Bộ chính trị lần thứ 13 đã ra nghị quyết về đổi mới tư duy trong công tác đối ngoại nhằm củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế. Giải pháp cụ thể được đưa ra tập trung vào ba vấn đề chính là rút toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam ra khỏi Cămpuchia, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và cải thiện quan hệ với Mĩ. Với đường lối đối ngoại đổi mới, phù hợp với xu thế của thế giới và nguyện vọng chung của các nước Đông Nam Á, Việt Nam đã cải thiện cơ bản mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
    Với việc kí kết Hiệp định về giải pháp chính trị toàn bộ cho vấn đề Cămpuchia tháng 10/1991, trở ngại cơ bản tồn tại trong quan hệ Việt Nam- ASEAN đã được gỡ bỏ, các bên xích lại gần nhau và bắt đầu phát triển nhanh chóng các quan hệ hợp tác song phương và đa phương. Bối cảnh thuận lợi đó cũng đã dẫn tới sự kiện tháng 7/1992, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác Bali và trở thành quan sát viên của ASEAN. Quan hệ Việt Nam – ASEAN từ đó đã có sự thay đổi về chất, chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại. Với tư cách quan sát viên, Việt Nam đã thúc đẩy các quan hệ đa phương với ASEAN. Việt Nam tham gia vào rất nhiều các hoạt động của ASEAN như tham gia Hội nghị thường niên bộ trưởng ngoại giao ASEAN, Hội nghị bộ trưởng kinh tế, Diễn đàn an ninh



    khu vực ARF cũng như các chương trình, dự án hợp tác khác của ASEAN.
    Sau khi tham gia Hiệp ước Bali, tháng 10/1994 Việt Nam chính thức nộp đơn xin gia nhập ASEAN. Sự kiện này được tất cả các nước thành viên ASEAN hết sức hoan nghênh và tuyên bố sẵn sàng ủng hộ.
    Ngày 28/7/1995 tại Trung tâm hội nghị quốc tế ở thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunây đã diễn ra lễ kết nạp Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Thời điểm đó đã khởi đầu cho thời kì phát triển mới trong quan hệ Việt Nam – ASEAN - thời kì hợp tác vì hòa bình, ổn định của khu vực, vì sự phồn vinh của mỗi dân tộc.
    * Giai đoạn từ năm 1995 đến nay
    Đã mười hai năm trôi qua kể từ ngày Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN. Mười hai năm vừa qua đã ghi nhận nhiều thắng lợi và thành tựu quan trọng trong quan hệ Việt Nam - ASEAN.
    Sau khi trở thành thành viên ASEAN, Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động của Hiệp hội như: Tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ V tại Băng Cốc (12/1995), tham dự Hội nghị hợp tác Á - Âu (ASEM) lần đầu tiên tại Thái Lan (3/1996). Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ VI vào tháng 12/1998, một trong những Hội nghị thượng đỉnh có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử phát triển của ASEAN. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Hà Nội, Chương trình hành động Hà Nội và nhiều văn kiện quan trọng khác nhằm hiện thực hóa “Tầm nhìn ASEAN năm



    2020”. Tại Hội nghị này, các nhà lãnh đạo các nước ASEAN đã nhất trí kết nạp Cămpuchia làm thành viên thứ 10 của Hiệp hội, hoàn thành kế hoạch mở rộng tổ chức ra toàn khu vực. Thành công của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ VI khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của Việt Nam trong ASEAN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...