Đồ Án Quan hệ Việt Nam- Nhật Bản

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quan hệ Việt Nam- Nhật Bản


    I. VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN

    1. Địa lý:
    Trước đây hàng triệu năm từ đáy đại dương sâu thẳm những vụ nổ của núi lửa đã nâng lên khỏi mặt nước một dãy quần đảo hình cánh cung hẹp ôm lấy lục địa Châu á nằm ở vùng Đông Bắc Á - đó chính là quần đảo Nhật bản với diện tích 377.815km2. Quần đảo này gồm 4 đảo chính Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku và khoảng 3.900 đảo nhỏ. Trong đó đảo Honshu chiếm đến 60% diện tích. Khí hậu của Nhật Bản có 4mùa rõ rệt: mùa hè ấm và ẩm bắt đầu khoảng giữa tháng 7, mùa đông phía Thái Bình dương thường ôn hoà với nhiều ngày nắng còn phía biển Nhật bản thì u ám, mùa xuân và mùa thu là những mùa tốt nhất trong năm khí hậu êm dịu và rực ánh mặt trời. Ngược lại với khí hậu ôn hoà Nhật bản lại có một địa hình khá phức tạp, Nhật bản có một bờ biển dài nhiều đá với nhiều hải cảng nhỏ, theo điều tra của Viện địa lý thuộc Bộ xây dựng Nhật bản năm 1972 thì núi chiếm khoảng 70% tổng diện tích đất Nhật bản. Hơn 532 ngọn núi trong số này cao trên 2000 mét, núi Phú sĩ cao nhất tới 3776m. Cùng với sự hoạt động của các núi lửa Nhật bản còn phải chịu những trận động đất lớn nhỏ khác nhau. Sự khắc nghiệt của thiên tai đã làm cho người dân Nhật bản rất vất vả trong cuộc sống. Nhưng với địa hình phức tạp này đã tạo cho Nhật bản những cảnh đẹp dễ gây xúc động lòng người đây chính là tiềm năng thu hút khách du lịch nước ngoài của Nhật bản.

    2. Lịch sử:
    Nhật bản đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, giai đoạn này cũng mang một vẻ hào hùng riêng biệt mà ít quốc gia nào có được.
    a. Giai đoạn cổ xưa.
    Quần đảo Nhật bản có người cư trú hơn 100.000 năm trước đây khi nó vẫn còn gộp là một với một phần của lục địa Châu á. Trong giai đoạn cổ xưa này người Nhật đã trải qua nhiều thời kỳ.
    + Thời kỳ đồ đá cũ (Paleolithic) chủ yếu sống bằng săn bắn và hái lượm.
    + Thời kỳ đồ đá mới (Neolithic) khoảng 10.000 năm trước đây đã bắt đầu xuất hiện các công cụ được chế tạo từ đá và họ sử dụng cung tên để săn bắn và đất nung để nấu ăn.
    + Thời kỳ Jomon khoảng 8000 năm - 300 năm trước công nguyên, trong giai đoạn này nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa và các kỹ thuật chế tác kim loại đã được du nhập từ lục địa Châu á và Nhật bản, việc phân công lao động đã mở khoảng cách giữa giai cấp bị trị và giai cấp cai trị.
    + Thời kỳ YaYoi kéo dài từ 300 năm trước công nguyên đến 300 năm sau công nguyên.
    + Thời kỳ từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ VI là sự phát triển to lớn trong nông nghiệp cũng như việc du nhập văn hoá từ Trung Quốc vào Nhật bản kể cả đạo Khổng tử và đạo phật .
    + Thời kỳ Heian từ năm 794 - 1192 đây là thời kỳ có những phát triển nghệ thuật to lớn ở Nhật bản. Thời kỳ Heian cũng là thời kỳ cuối cùng của thời đại cổ xưa.
    b. Thời đại phong kiến.
    Vào cuối thời kỳ Heian, trong nội bộ triều đình Nhật bản đã có mâu thuẫn nội bộ và cuộc chiến tranh giữa hai gia đình quân sự kình địch với nhau là Minamotos vfa tairas đã đánh dấu sự suy giảm thực sự quyền lực chính trị của hoàng đế và mở ra thời đại phong kiến.
    + Năm 1192 Yorimoto người đứng đầu dòng họ chiến thắng Minamoto đã lập ra chính phủ quân sự, trong thời kỳ này các Bushido - võ sĩ đạo - rất được thịnh hành.
    + Năm 1213 quyền lực thực sự đã chuyển sang gia đình Hojo và họ đã duy trì chính phủ quân sự này đến năm1331.
    + Năm 1938: Chính phủ quân sự mới được thành lập đó là chính phủ quân sự của Ashikaga lập ra ở Muromachi thuộc Kyoto. Thời kỳ này tồn tại trên 2 thế kỷ. Đến cuối thế kỷ thứ XVI Nhật bản bị chia cắt bởi các cuộc nội chiến. Cuối cùng tướng quân vĩ đại Toyotomi Hideyoshi đã khôi phục được trật tự vào năm 1590. Nhưng phải đến năm 1603 nước Nhật mới đi vào một giai đoạn mới đó là thời kỳ thống nhất trong cô lập của Ieyasu. Giai đoạn này kéo dài 265 năm tiếp theo.
    Nhưng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII và XIX Nhật bản ngày càng chịu sức ép đòi mở cửa bờ biển cho thế giới bên ngoài mà cơ cấu chính trị cứng nhắc trong nước do Yeyasu tạo ra đã không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Điều này làm cho chế độ phong kiến của tướng quân Tokugawa sụp đổ vào năm 1867 và hoàng đế đã khôi phục lại được quyền lực trong cuộc phục hưng Minh trị năm 1868.
    c. Thời kỳ hiện đại.
    Được bắt đầu bằng kỷ nguyên Minh trị (1868 - 1912) trong giai đoạn này Nhật bản đã tạo ra một quốc gia hiện đại với các ngành công nghiệp hiện đại và thể chế chính trị hiện đại, một mô hình xã hội hiện đại mà một quốc gia phương tây có thể phải mất đến hàng thế kỷ mới có thể tạo lập được.
    Năm 1926 Hoàng đế Hirohito mở ra kỷ nguyên Showa: kỷ nguyên này được mở ra trong một bầu không khí đầy hứa hẹn. Các ngành công nghiệp của quốc gia tiếp tục phát triển, đời sống chính trị của đất nước dựa vững chắc vào Chính phủ và Nghị viên. Nhưng cuộc suy thoái toàn thế giới đã làm đảo lộn đời sống kinh tế đất nước làm cho chức năng cuả Quốc hội giảm mạnh.
    Tháng 8/1945 Nhật bản bị kiệt quệ vì chiến tranh do đó Nhật bản đã chấp nhận hạ vũ khí đầu hàng bắt tay vào khôi phục kinh tế và năm 1956 Nhật bản trở thành thành viên của Liên hợp quốc.
    Từ những năm 70 đến nay Nhật bản đã được bước nhảy thần kỳ trong kinh tế, Nhật bản đã có nhiều biện pháp để tự do hoá các thị trường của mình là một thành viên quan trọng của tổ chức Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế cam kết duy trì mậu dịch tự do, Nhật bản hiện có vai trò đáng kể trong các lĩnh vực buôn bán, tài chính và viện trợ kinh tế kỹ thuật. Từ năm 1975 Nhật bản đã là một thành viên của Hội nghị kinh tế cấp cao hàng năm của bảy nước và được tổ chức ở Tokyo vào năm 1979 và 1986.

    3. Con người và văn hoá.
    Người Nhật có mức độ thuần nhất cao, hầu như chỉ sử dụng một loại ngôn ngữ. Ở Nhật bản có rất nhiều loại tôn giáo khác nhau từ tôn giáo thực hành như đạo thần (Shinto) đến các tôn giáo dân gian truyền thống như đạo phật và đạo thiên chúa, song ảnh hưởng của những tôn giáo này đến đời sống hàng ngày của người dân Nhật bản rất nhỏ. Văn hoá và xã hội Nhật bản luôn tồn tại song song các yếu tố truyền thống và hiện đại. Người dân Nhật bản bị ảnh hưởng đáng kể của Khổng giáo, chính những giáo lý này đã khuyến khích người Nhật tiết kiệm hơn là tiêu dùng và nhờ đó đã góp phần đáng kể vào mức tiết kiệm cao của người Nhật. Người Nhật còn có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hoá nước ngoài nhưng họ vẫn luôn gìn giữ tài sản văn hoá riêng của họ, do đó người Nhật có một nền văn hoá khá đặc sắc.
    Như chúng ta đã biết Nhật bản là một đất nước có địa hình khá phức tạp nên trong cuộc sống từ xưa họ luôn phải dựa vào nhau để sống, điều này đã hình thành một suy nghĩ và tập thể cho những người dân Nhật bản. Trong công việc người Nhật sẵn sàng gạt bỏ "cái tôi" của mình để hy sinh cho tập thể chính điều này đã góp phần tạo điều kiện cho Nhật bản phát triển thành một cường quốc kinh tế. Trên đây chỉ là một vài nét chủ đạo của người dân Nhật bản nhưng có thể nói rằng những điểm này đã góp phần thúc đẩy sự đi lên của quốc gia Nhật bản.
     
Đang tải...