Luận Văn Quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Âu (1990 - 2004)

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
    Minh, cùng với việc nhận thức sâu sắc xu thế và yêu cầu chung của
    thời đại, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương thực hiện chính
    sách đối ngoại rộng mở, “đa dạng hóa”, “đa phương hoá”, “sẵn
    sàng làm bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng
    đồng quốc tế”.
    Liên hiệp châu Âu (*) (European Union – EU) là một thực thể
    liên minh khu vực lớn, rất cần tới sự hợp tác của các nước châu Á
    nói chung, Việt Nam nói riêng.
    Việt Nam quan hệ hợp tác toàn diện với EU trở thành nhu cầu
    tất yếu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu quan hệ Việt Nam – EU
    thời kỳ 1990-2004 không chỉ mang ý nghĩa khoa học, mà còn đáp
    ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong chính sách đối ngoại của Việt
    Nam. Từ kết quả nghiên cứu cho phép chúng ta rút ra những bài
    học kinh nghiệm, thấy được những khó khăn, cản trở trong quá khứ,
    để có những giải pháp đúng, chủ trương chính sách phù hợp nhằm
    phát huy thành tựu, thúc đẩy quan hệ hợp tác có hiệu quả hơn trong
    hiện tại và tương lai.
    Mặt khác, từ trước đến nay, việc nghiên cứu mối quan hệ này
    của các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam còn rất ít, đặc biệt là
    quan hệ Việt Nam - EU trong giai đoạn những năm cuối thế kỷ
    XX, đầu thế kỷ XXI. Những công trình nghiên cứu chỉ mới dừng lại
    ở mặt này hay mặt khác của mối quan hệ, mà chưa đi sâu, cập nhật
    một cách toàn diện và có hệ thống. Chúng ta cần phải tiếp cận các
    vấn đề liên quan đến quá trình hội nhập quốc tế và khu vực mang
    2
    tính lợi ích của Việt Nam một cách khách quan, tổng quát trên
    những cơ sở khoa học thực sự, góp phần làm cơ sở cho việc hoạch
    định chủ trương, chính sách, tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - EU
    ngày càng phát triển. Đó là trách nhiệm đặt ra cho các nhà nghiên
    cứu lịch sử hiện nay.
    Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nói trên với mong muốn đóng
    góp một phần nhỏ vào lĩnh vực nghiên cứu này, chúng tôi quyết
    định chọn vấn đề : “Quan hệ Việt Nam – Liên hiệp châu Âu (1990
    – 2004)”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...