Luận Văn Quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga trong thập niên đầu thế kỷ XXI

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Trong thời đại ngày nay, quá trình toàn cầu hóa – quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ và trở thành xu thế khách quan của toàn thế giới. Trước sự thay đổi của tình hình thế giới và khu vực, không một quốc gia nào muốn phát triển thịnh vượng mà lại đóng cửa” không giao lưu với các nước bên ngoài.
    Thế giới ngày nay dường như hẹp lại và các nước xích lại gần nhau hơn, trao đổi hợp tác với nhau nhiều hơn trên tất cả các mặt. Dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển, các nước đều ra sức mở rộng quan hệ quốc tế, phải tiến đến với nhau để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm. Hội nhập quốc tế và khu vực là nhu cầu của các quốc gia bởi thực tế đã chứng minh, các nước muốn phát triển đồng bộ, tránh nguy cơ tụt hậu, kém phát triển thì phải tích cực chủ động ngoi lên đầu ngọn sóng để lướt theo sóng đồng thời phải cân nhắc cẩn trọng những yếu tố bất lợi để tìm cách vượt qua
    Bối cảnh thế giới và khu vực những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI đã đặt ra yêu cầu thúc đẩy hợp tác quốc tế, làm nảy sinh tính đa phương hóa, đa dạng hóa và sự điều chỉnh trong chính sách ngoại giao của từng nước dựa trên nền tảng bảo vệ quyền lợi quốc gia để phát triển quan hệ bình đẳng với các quốc gia khác nhằm duy trì và củng cố sự ổn định an ninh toàn cầu.
    Nhận thức rõ vai trò to lớn của hợp tác cùng phát triển nhằm tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định có lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đồng thời củng cố và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Hơn nữa trước tác động của tình hình thế giới và khu vực, với mong muốn “ là bạn với tất cả các nước” trong cộng đồng quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội vì mục tiêu hòa bình phát triển cũng như đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã và đang tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực. Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga không nằm ngoài quỹ đạo đó.

    Nhìn lại quá khứ, tuy cách xa nhau về vị trí địa lý song ngay từ những ngày đầu lập nước, phát triển quan hệ với Liên Bang Nga (Liên Xô cũ) luôn là vấn đề ưu tiên, là trọng tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại của nước ta. Việt Nam – Liên Bang Nga chính thức thiết lập mối quan hệ vào ngày 30/1/1950 đã đặt nền móng cho tình hữu nghị bền chặt và quan hệ tốt đẹp giữa hai nước sau này.

    Trải qua một thời gian dài với bao biến động, thay đổi của thế giới và khu vực, quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga không phải lúc nào cũng phát triển theo chiều hướng đi lên mà vẫn có những lúc chững lại. Thế nhưng đó chính là quy luật cơ bản của sự phát triển. Trải qua hơn 60 năm, quan hệ Việt Nam – Liên Bang Nga ngày càng được thắt chặt và bước vào giai đoạn phát triển toàn diện, tích cực.
    Ngày nay mối quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga đã đạt đến trình độ phát triển về cả bề rộng lẫn bề sâu. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai nước không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga thập niên đầu thế kỷ XXI (2000- 2009) nhằm phát huy, đẩy mạnh các thế mạnh của hai bên và tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn để quan hệ hai nước phát triển đi lên trong tương lai. Đồng thời giúp chúng ta có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ này từ đó rút ra những kinh nghiệm góp phần xử lý tốt các mối quan hệ hợp tác khác giữa Việt Nam với các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế chứ không riêng gì Liên Bang Nga. Do vậy nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam –Liên Bang Nga là việc làm cần thiết.
    Trên thực tế, đã có một số bài chuyên nghiên cứu về một khía cạnh, một khoảng thời gian ngắn chứ chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện mối quan hệ giữa hai nước trong thập niên đầu thế kỷ XXI.
    Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề “ Quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga trong thập niên đầu thế kỷ XXI” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

    2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    Từ trước đến nay, nghiên cứu “Quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga”đã trở thành mối quan tâm của không ít người. Có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu đã được công bố như:
    Sách “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên Bang Nga, hiện trạng và triển vọng” của tác giả Bùi Huy Khoát, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1995; “Thị trường Nga và các doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Bùi Huy Khoát, Hà Nội,1994. Công trình đã tập trung nghiên cứu thực trạng quan hệ Việt – Nga trên lĩnh vực kinh tế.
    Sách “Quan hệ Việt – Nga trong bối cảnh quốc tế mới” của tác giả Võ Đại Lược – Lê Bộ Lĩnh, Nhà xuất bản Thế giới (2005). Với công trình này, hai tác giả đã đi vào tìm hiểu quan hệ giữa Việt Nam – Liên bang Nga trên nhiều lĩnh vực dưới tác động của bối cảnh thế giới và khu vực nhưng tập trung nhất vẫn là về kinh tế. Ngoài ra, tác giả cũng đã nêu ra triển vọng và một số biện pháp thúc đẩy mối quan hệ trong thời gian kế tiếp.
    Nhiều bài viết được in trên Tạp chí nghiên cứu châu Âu cũng phần nào phản ánh quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga trên các lĩnh vực. Tiêu biểu là bài “Triển vọng phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên Bang Nga, những nhân tố tác động” của TS. Nguyễn Hồng Nhung (số 3/2004). Công trình này đã đề cập các nhân tố tác động đến sự phát triển quan hệ Việt – Nga đồng thời cũng đi vào làm rõ các nhân tố kìm hãm sự phát triển quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga trong thập niên đầu thế kỷ XXI.

    Bài “Quan hệ song phương Việt – Nga: thực trạng và triển vọng” của Ths. Phạm Quỳnh Hương (số 1/2010). Công trình đã cho thấy cơ sở pháp lý để phát triển mối quan hệ thương mại trong giai đoạn mới và thực trạng của quan hệ thương mại giữa hai nước. Cuối cùng, tác giả cũng đã nêu ra những triển vọng phát triển mối quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực thương mại song phương.
    Bên cạnh đó còn có “Quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Nga hiện nay và triển vọng” của Nguyễn Kim Lân số 6/2006; “Tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Liên Bang Nga là rất lớn và cần khai thác triệt để”, A. Tatarinop (số 2/2003)
    Ngoài ra còn có nhiều bài viết có liên quan được đăng trên các báo, tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, Tạp chí nghiên cứu Châu Á -Thái Bình Dương, mạng Internet, các báo Dân trí, báo Nhân dân, báo Tuổi trẻ
    Dù phong phú về số lượng và chủng loại song các công trình trên chỉ tập trung nghiên cứu ở một giai đoạn trước thế kỷ XXI, ở một lĩnh vực nhất định chứ chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, tổng thể mối quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga trong thập niên đầu thế kỷ XXI (2000-2009).
    Do vậy, với việc xem xét mối quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga trong suốt chiều dài lịch sử, trên cơ sở sử dụng và thừa hưởng ở một mức độ nhất định các ý kiến, các nguồn sử liệu của các công trình, các nguồn tin tản mạn thu được tôi đi vào phân tích, tổng hợp lại thành một bức tranh tổng thể để có cái nhìn khách quan về quan hệ Việt – Nga trong thập niên đầu thế kỷ XXI.

    3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    3.1 Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu tình hình quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga thập niên đầu thế kỷ XXI nhằm làm rõ bản chất của mối quan hệ này, phân tích những cơ hội, thách thức, những thành tựu và hạn chế. Từ đó đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm đồng thời dự báo chiều hướng phát triển và đưa ra một số giải pháp mang tính chất tham khảo nhằm thúc đẩy mối quan hệ này phát triển hơn trong thời gian tới.
    3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
    Với khóa luận này, trước tiên chúng tôi phân tích bối cảnh quốc tế và khu vực để làm rõ các nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga. Tiếp đó đi vào tìm hiểu khái quát tình hình đất nước Việt Nam, Liên bang Nga để thấy được đường lối đối ngoại của hai nước trong quan hệ quốc tế, sự cần thiết phải thiết lập quan hệ hợp tác, coi trọng việc phát triển quan hệ với Nga và các nước khác trên thế giới.
    Tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong thế kỷ XX là nền tảng, cơ sở để đi sâu nghiên cứu mối quan hệ này ở giai đoạn sau trên tất cả các lĩnh vực. Từ đó rút ra một vài nhận xét về đặc điểm, bài học kinh nghiệm, triển vọng và một số kiến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga phát triển lên tầm cao mới.

    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    4.1 Đối tượng nghiên cứu
    Khóa luận tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga thập niên đầu thế kỷ XXI trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị - ngoại giao đến văn hóa -giáo dục, khoa học - kỹ thuật và an ninh quốc phòng về những thành tựu đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại.
    4.2 Phạm vi nghiên cứu
    Thời gian nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong thập niên đầu thế kỷ XXI (giai đoạn từ 2000 -2009). Bắt đầu từ năm 2000 bởi đây là thời điểm mở đầu thế kỷ mới do đó sẽ có nhiều vấn đề cần giải quyết, những mục tiêu cần thực hiện của Đảng và Nhà nước ta.
    Mốc cuối của thời gian nghiên cứu dừng lại ở năm 2009 vì đây là thời gian cho phép tiếp cận được các nguồn tài liệu.
    Không gian nghiên cứu: Khóa luận tập trung tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong thập niên đầu thế kỷ XXI trên tất cả các lĩnh vực. trong đó đi sâu vào các lĩnh vực chủ chốt như chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa – giáo dục, an ninh quốc phòng Từ đó dự báo triển vọng phát triển của quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong thời gian kế tiếp. Tuy nhiên trước đó khóa luận cũng đề cập đến bối cảnh của thế giới và khu vực cũng như mối quan hệ Việt - Nga ở giai đoạn trước đó nhằm giúp ta thấy được bước phát triển của mối quan hệ trong thập niên đầu thế kỷ XXI.

    5.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    5.1 Cơ sở lý luận
    Khóa luận nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là mấu chốt trọng tâm để phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề, sự kiện liên quan đến tiến tình phát triển của quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga.
    5.2 Phương pháp nghiên cứu
    Với các nguồn tài liệu thu thập được trong sách báo, các tạp chí, trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận Macxit, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic kết hợp với việc phân tích, tổng hợp, hệ thống lại các vấn đề theo trình tự như nó đã diễn ra.


    6. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN
    Ngày nay mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đã phát triển về cả bề rộng lẫn bề sâu. Do vậy, đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa hai nước không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
    Khóa luận đã tập hợp, lựa chọn và xử lý một khối lượng tư liệu lớn, rời rạc để dựng thành một bức tranh tổng thể, toàn diện về mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga từ năm 2000 đến năm 2009 do đó đây có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho những ai có nhu cầu tìm hiểu quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
    Ở một mức độ nhất định, khóa luận đã dựng lại một cách chân thực bức tranh tổng thể về quan hệ Việt – Nga đầu thế kỷ XXI giúp ta thấy được hiện trạng của mối quan hệ.Từ đó biết tranh thủ, phát huy và đẩy mạnh các lợi thế của mỗi bên cũng như tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế để đưa quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga phát triển theo chiều hướng đi lên.
    Nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn (2000 -2009) giúp ta có cơ sở đề nhận thức đúng đắn về mối quan hệ này từ đó rút ra những kinh nghiệm góp phần giải quyết tốt các mối quan hệ khác nhằm phát triển và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
    Dù cố gắng đến đâu nhưng do khả năng có hạn hơn nữa nguồn tài liệu còm tản mạn nên khóa luận chắc chắn không tránh khỏi sai sót, hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

    7. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

    Ngoài lời mở đầu, bảng chữ các viết tắt, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương:

    Chương 1: Bối cảnh quốc tế, khu vực và chính sách đối ngoại của Việt Nam và Liên bang Nga thập niên đầu thế kỷ XXI.
    Trong chương này chúng tôi tập trung tìm hiểu bối cảnh quốc tế và khu vực Châu Âu cũng như Châu Á –Thái Bình Dương để thấy được các nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga. Đồng thời tìm hiểu tình hình đất nước Việt Nam, Liên bang Nga trong thời gian hiện tại để hiểu được sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của hai nước trong những năm đầu thế kỷ XXI.

    Chương 2: Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga thập niên đầu thế kỷ XXI
    Đây là chương chính của khóa luận. Trên cơ sở tìm hiểu sơ lược quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong thế kỷ XX, khóa luận tập trung phân tích mối quan hệ toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009 trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế thương mại, đầu tư, văn hóa – khoa học – giáo dục, y tế đến hợp tác địa phương, du lịch, hợp tác lao động để thấy được thực trạng mối quan hệ giữa hai nước.

    Chương 3: Đặc điểm, bài học kinh nghiệm và triển vọng của quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga.
    Trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế, khu vực tác động đến quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga và thực trạng mối quan hệ này trong thập niên đầu thế kỷ XXI ở phần trước, chương này sẽ rút ra một số đặc điểm, bài học kinh nhiệm trong quan hệ Việt – Nga nói riêng và quan hệ với các nước, các tổ chức khác nói chung. Cuối cùng đề tài đề cập đến triển vọng và một số kiến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...