Thạc Sĩ Quan hệ Việt Nam – EU trên lĩnh vực đầu tư từ năm 2005 đến 2012

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quan hệ Việt Nam – EU trên lĩnh vực đầu tư từ năm 2005 đến 2012
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 2
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 4
    Về cơ sở lý luận. 4
    Về phương pháp nghiên cứu. 4
    Tài liệu sử dụng. 4
    6. Những đóng góp mới của tiểu luận. 5
    7. Bố cục tiểu luận. 5
    CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT NAM – EU TRÊN LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TỪ NĂM 1990 – 2005. 6
    1. Khái niệm đầu tư. 6
    2. Lợi ích căn bản trong quan hệ đầu tư của Việt Nam và EU 6
    Về phía EU 7
    Về phía Việt Nam 9
    3. Khái quát quan hệ đầu tư Việt Nam – EU giai đoạn 1990 - 2005. 10
    CHƯƠNG 2. QUAN HỆ ĐẦU TƯ VIỆT NAM – EU GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY 17
    1. Thực trạng quan hệ đầu tư Việt Nam – EU giai đoạn 2005 đến nay. 17
    2. Một số hạn chế trong quan hệ đầu tư Việt Nam – EU 26
    3. Triển vọng quan hệ đầu tư Việt Nam – EU trong thời gian tới 29
    KẾT LUẬN 34
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong thời đại ngày nay, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển trở thành xu thế khách thế khách quan trên toàn thế giới. Hợp tác liên kết với nhau giữa các nước, các tổ chức quốc tế là những đòi hỏi cần thiết của các quốc gia. Xu thế toàn cầu hóa trở thành xu thế chủ đạo trên thế giới, cùng với nó là sự tiến bộ vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã buộc mọi quốc gia, dân tộc muốn phát triển phải tiến hành hội nhập vào xu thế chung của thế giới. Nhận thức được xu thế và yêu cầu chung của thời đại, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế trên tinh thần “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, tự do và phát triển” [4; tr.395].
    Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới (12/1986), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đặc biệt là mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước, các tổ chức lớn trên thế giới. Trong các mối quan hệ đó, nổi lên là mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) ngày càng phát triển và có hiệu quả. Hơn 20 năm từ khi Việt Nam chính thức đặt quan hệ ngoại giao với khối Liên minh Châu Âu ở cấp đại sứ (22/11/1990), mối quan hệ Việt Nam – EU đã đạt được những thành quả hết sức to lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế
    Thế kỷ XXI đầy những biến động lớn trên thế giới, đặt Việt Nam đứng trước rất nhiều thời cơ cũng như thách thức lớn đối với quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội. Trong quá trình này, vai trò của đầu tư nước ngoài ngày càng được khẳng định đối với sự phát triển kinh tế của nước ta, đặc biệt gần đây nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008, và cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới đã làm giảm lượng vốn đầu tư vào nước ta. Những nước bị cuộc khủng hoảng làm chao đảo nền kinh tế đã dẫn đến việc giảm đầu tư ra nước ngoài của họ. Vì vậy chúng ta mới thấy việc cần thiết phải có một luồng vốn đầu tư vào Việt Nam thật ổn định, các luồng vốn này thường xuất phát từ những nước, tổ chức phát triển hàng đầu trên thế giới – nơi có tiềm lực lớn về vốn và công nghệ, trong đó có các nước thuộc Liên minh Châu Âu. Điều này dẫn đến việc chúng ta cần phải thúc đẩy tăng cường hơn nữa sự hợp tác chặt chẽ vốn có, từ đó lôi kéo nguồn vốn FDI của khối này vào Việt Nam, đồng thời sử dụng và quản lý nguồn vốn một cách hiệu quả.
    Từ những lý do trên đây, tôi chọn đề tài “Quan hệ Việt Nam – EU trên lĩnh vực đầu tư từ năm 2005 đến 2012” làm đề tài tiểu luận của mình.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
    Hoạt động đối ngoại là một trong những hoạt động quan trọng được Nhà nước quan tâm, nhất là trong thời đại của xu thế toàn cầu hóa. Trong tất cả những mối quan hệ với các quốc gia, các tổ chức trên thế giới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
    Đề cập đến quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu, có sách “Quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu” của Trần Thị Kim Dung, do nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2001, đã nói một cách rõ nét về quá trình thành lập khối Liên minh Châu Âu và quá trình Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao trên các lĩnh vực với tổ chức này. Trong cuốn “Quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Đảng (hỏi và đáp), Trình Mưu và Nguyễn Hoàng Giáp đồng chủ biên, do nhà xuất bản Chính trị xuất bản năm 2007 cũng đã đề cập tới quá trình ra đời Liên minh Châu Âu và quan hệ Việt Nam – EU, đồng thời đưa ra một số vấn đề cần quan tâm để thúc đẩy quan hệ Việt Nam – EU phát triển hơn nữa
    Bên cạnh đó, các tạp chí chuyên ngành đề cập đến quá trình phát triển quan hệ Việt Nam – EU trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục như tạp chí Nghiên cứu châu Âu, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, tạp chí Kinh tế và phát triển đa số các bài tạp chí nêu một cách khái quát về quan hệ Việt Nam – EU, mà trong đó lĩnh vực đầu tư được viết một cách rất ngắn gọn và theo một khung thời gian nhất định, nhất là giai đoạn trước năm 2005.
    Ngoài ra, một số luận án, đề tài nghiên cứu khoa học viết về vấn đề này như Luận án Tiến sĩ “Quan hệ Việt Nam – Liên hiệp châu Âu (1990 - 2004)” của tác giả Hoàng Thị Như Ý, hoàn thành năm 2005 đề cập sâu rộng đến quan hệ Việt Nam – EU trong tất cả các lĩnh vực; hay trong Kỷ yếu Hội nghị khoa học tháng 12/2002: “Sơ lược về quá trình hình thành Liên minh Châu Âu và quan hệ với Việt Nam trên lĩnh vực hợp tác đầu tư từ 1995 đến nay” đã cung cấp nguồn tư liệu phong phú về mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên minh Châu Âu.
    Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa thành tựu của những công trình khoa học đã nghiên cứu, đề tài mang tính chất tổng hợp và phát triển một nội dung nhỏ trong tiến trình phát triển quan hệ Việt Nam – EU, cụ thể là quan hệ đầu tư Việt Nam – EU từ năm 2005 đến nay.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Tiểu luận sẽ tìm hiểu thực trạng về quan hệ Việt Nam – EU từ năm 2005 đến nay trên lĩnh vực đầu tư. Từ đây làm nổi bật bước phát triển trên lĩnh vực đầu tư để đưa ra những triển vọng để tiếp tục phát triển mối quan hệ này lên tầm cao mới, đáp ứng nguyện vọng của cả Việt Nam và EU.
    Với mục đích như trên, nhiệm vụ của tiểu luận là khái quát quan hệ đầu tư Việt Nam – EU giai đoạn trước năm 2005 – bước đệm cho hợp tác giai đoạn sau; tiếp đó tiểu luận sẽ đi vào tìm hiểu quan hệ đầu tư Việt Nam – EU giai đoạn từ năm 2005 đến nay. Từ hai vấn đề đó, tiểu luận sẽ đưa ra một số hạn chế đang tồn tại những triển vọng cho quan hệ đầu tư giữa Việt Nam – EU trong những năm tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Như tên đề tài đã xác định “Quan hệ Việt Nam – EU trên lĩnh vực đầu tư từ năm 2005 đến nay”, trong khuôn khổ của bài tiểu luận, tác giả đi sâu vào tìm hiểu tình hình đầu tư trong mối quan hệ Việt Nam – EU.
    Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận được xác định từ năm 2005 đến nay (2011). Tác giả lấy mốc khởi đầu là năm 2005 bởi đây là năm Việt Nam đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài, tạo một bước tiến mới trong quan hệ Việt Nam – EU trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là đầu tư. Năm 2011 là mốc cuối của thời gian nghiên cứu vì đây là thời gian cho phép tiếp cận được các nguồn tài liệu.
    Về không gian nghiên cứu của tiểu luận được xác định là mối quan hệ giữa Việt Nam – EU trên lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, để thấy được sự phát triển của mối quan hệ này, tiểu luận cũng đặt trong tình hình vận động chung của thế giới và khu vực hiện nay, từ đó thấy được những triển vọng trong thời gian tới.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Về cơ sở lý luậnĐề tài dựa trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam về quan hệ quốc tế, về đường lối đối ngoại rộng mở đa phương hóa, đa dạng hóa trong bối cảnh quốc tế mới.
    Về phương pháp nghiên cứuTrên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận Mác – Lênin, tiểu luận kết hợp sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, các phương pháp chuyên ngành, liên ngành và các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp và đối chiếu giúp hoàn thiện cơ sở dẫn luận của đề tài.
    Tài liệu sử dụng Tiểu luận được thực hiện bằng các nguồn tài liệu thu thập được trong các sách, báo, tạp chí, internet. Đó là các bài viết, các công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã thực hiện, mà trong đó có đề cập trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến quan hệ đầu tư Việt Nam – EU. Đồng thời, tiểu luận cũng sưu tầm và tham khảo các số liệu thống kê đáng tin cậy qua website của Chính phủ và Bộ ngoại giao Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam
    Chúng tôi cũng sử dụng có kế thừa những công trình nghiên cứu đã được công bố của các nhà khoa học đã nghiên cứu trước về những vấn đề có liên quan.
    6. Những đóng góp mới của tiểu luận
    Tìm hiểu quan hệ Việt Nam – EU trên lĩnh vực đầu tư từ năm 2005 đến nay giúp chúng ta thấy được thực trạng cũng như đưa ra một số triển vọng trong đầu tư nhằm nâng tầm quan hệ Việt Nam – EU.
    Kết quả của đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập và những ai quan tâm đến vấn đề này.
    7. Bố cục tiểu luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của tiểu luận được chia thành hai chương, gồm:
    Chương 1. Khái quát quan hệ Việt Nam – EU trên lĩnh vực đầu tư từ năm 1990 – 2005
    Chương 2. Quan hệ Việt Nam – EU trên lĩnh vực đầu tư từ năm 2005 đến nay

    CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT NAM – EU TRÊN LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TỪ NĂM 1990 – 20051. Khái niệm đầu tư
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
    Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
    Các hình thức FDI phổ biến: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, đầu tư theo hợp đồng BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao), đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con.
    Các doanh nghiệp EU đầu tư vào Việt Nam đều theo các hình thức này, đặc biệt nhiều nhất là hình thức 100% vốn nước ngoài và hình thức liên doanh, các hình thức đầu tư còn lại chiếm chỉ số lượng ít trong tổng số vốn đầu tư tại Việt Nam.
    2. Lợi ích căn bản trong quan hệ đầu tư của Việt Nam và EU
    Mối quan hệ song phương Việt Nam – EU được thiết lập trên cơ sở lợi ích cao nhất của mỗi bên. Phía EU nhận thức được tầm quan trọng của Việt Nam và những gì đạt được khi đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng nhận thấy lợi ích to lớn sẽ đạt được khi thiết lập mối quan hệ với EU.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...