Chuyên Đề QUAN HỆ VIỆT NAM - ASEAN (Giai đoạn 1991-1999)

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    QUAN HỆ VIỆT NAM - ASEAN (Giai đoạn 1991-1999)

    MỞ ĐẦU

    Sau chiến tranh lạnh thế giới bước vào một thời kỳ hoà bình ổn định đối thoại hợp tác giữa Châu Âu - Châu Á và Châu Phi, giữa liên kết này với liên kết khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác.
    Nhu cầu đòi hỏi cấp bách về kinh tế, chính trị trong từng bước trên thế giới đã tác động mạnh mẽ đến từng quốc gia về vấn đề quan hệ quốc tế. Việt Nam đứng trước xu thế chung của thời đại đã đổi mới chính sách đối ngoại của mình thể hiện qua Đại hội toàn quốc VI, VII, VIII. Quan hệ khu vực đã được Việt Nam rất chú trọng đó là quan hệ với các nước Đông Nam Á từ 28/7/1995 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN.
    Nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam - ASEAN chủ đề này không chỉ phân tích mà còn đề cập đến sự phát triển của mối quan hệ này nhằm làm rõ hơn mối quan hệ Việt Nam - ASEAN thời kỳ sau chiến tranh lạnh.
    Trong phạm vi đề tài này em xin đề cập đến:
    I. Giai đoạn từ sau khi thành lập đến trước Hội nghị thượng đỉnh Bali (1967-1976).
    II. Giai đoạn hoà hoãn - căng thẳng - hoà hoãn, từ Hội nghị Bali đến trước Hội nghị thượng đỉnh Singapore (1976 - 1992).
    III. Từ Hội nghị thượng đỉnh Singapore đến trước khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN (1992 - 1995).
    IV. Việt Nam gia nhập ASEAN (từ 1995 - nay).
    V. Nhận xét chung.
    VI. Kết luận.

    I. GIAI ĐOẠN TỪ SAU KHI THÀNH LẬP ĐẾN TRƯỚC HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH BALI (1967 - 1976)

    ASEAN với tư cách là một tổ chức khu vực, sự hợp tác còn lỏng lẻo, chủ yếu là giải quyết vấn đề tranh chấp trong nội bộ các nước ASEAN và vấn đề an ninh ở Đông Nam Á, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến cuộc chiến tranh Đông Dương.

    I.1. Giải quyết những vấn đề tranh chấp giữa các nước thành viên.
    Mặc dù nằm trong cùng một khu vực, lại có nhiều nét tương đồng, song các nước ASEAN không vì thế mà dễ dàng gắn bó được với nhau trong cùng một liên minh. Ngoài những nét khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ, dân tộc, tôn giáo, tập quán.
    Giữa các nước ASEAN còn có dư âm của những bất đồng, mâu thuẫn và nghi kỵ lẫn nhau (mâu thuẫn kéo dài giữa Philippin và Malaysia về chủ quyền đối với vùng Sabah. Mâu thuẫn căng thẳng giữa Singapore với Inđonêxia do việc toà án tử hình hai sĩ quan hải quan Inđônêxia vì bị kết tội phá hoại và ám sát sứ quán Singapore ở Jakarat bị bao vây ném đá). Vì thế nhiệm vụ hàng đầu của ASEAN là phải xoá nhoà những bất đồng, những nghi kỵ để xây dựng một liên minh đoàn kết và thống nhất, tạo ra một “nền tảng ASEAN” một “tinh thần an ninh” để cho các nước trong Hiệp hội có quan hệ với nhau nhiều hơn và hiểu biết nhau nhiều hơn.

    I.2. Vấn đề an ninh và ổn định trong toàn khu vực Đông Nam Á
    Lúc này cuộc chiến tranh Đông Dương đang ngày càng ác liệt, tình hình trong khu vực chưa thay đổi rõ rệt. Trong bối cảnh đó ASEAN đã tiến hành Hội nghị ngoại trưởng ở Kualarlumpur 11/1971, đưa ra đề nghị thiết lập Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, tự do và trung lập, không có sự can thiệp của các nước ngoài khu vực dưới bất kỳ hình thức và phương cách nào, thường gọi tắt là Zopfan. Đây là lúc sự ra đi của Mỹ khỏi Đông Dương đã rõ ràng sau cuộc tổng tiến công Mậu Thân 68 ở Nam Việt Nam và sau cuộc Hội đàm Paris không đem lại thắng lợi cho Mỹ, chính quyền Mỹ có biểu hiện muốn xích lại với Trung Quốc trước khi rút khỏi Đông Dương. Điều này không khỏi làm cho các nước trong Hiệp hồi ASEAN lo lắng, họ không muốn sự ra đi của Mỹ, lại càng không muốn sự có mặt của các cường quốc khác để thế thân Mỹ. Zopfan là ý nguyện của các nước ASEAN muốn duy trì nguyên trạng khu vực Đông Nam Á khi mà nước Mỹ buộc phải rút khỏi Đông Dương.

    I.3. Quan điểm của Việt Nam đối với ASEAN.
    Trong giai đoạn chiến tranh lạnh trên phạm vi thế giới. Hai hệ thống chính trị Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa luôn ở thế đối đầu căng thẳng, trật tự thế giới bị phân chia thành hai khu vực “cộng sản” và “phi cộng sản”. Ý thức hệ là ngọn cờ tập hợp lực lượng cho chiến lược của mỗi bên. Do ảnh hưởng như vậy nên khu vực Đông Nam Á cũng bị tác động lớn khu vực này chia thành hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN. Nhóm ASEAN thân phương Tây vì trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở vào giai đoạn quyết liệt Việt Nam có phản ứng nghi ngại đối với tổ chức này. Trong nhóm ASEAN có Thái Lan và Philippin vốn là 2 thành viên của khối quân sự SEATO (thành lập vào 9/1954) nhằm chống phá phong trào cách mạng ở Việt Nam. Thực chất là khối liên minh quân sự có tính chất xâm lược của đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á. Và hai nước này đã từng gửi quân sang Việt Nam và cho phép Mỹ xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình để chống phá phong trào cách mạng Việt Nam.
    Do vậy, Việt Nam chỉ coi ASEAN như một lá bài của Mỹ, một tổ chức quân sự giống như khối xâm lược SEATO.
    Ngày 27/1/73, Hiệp định Paris về ngừng bắn ở Việt Nam được ký kết. Mỹ cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống Việt Nam và rút tất cả lực lượng quân sự của Mỹ khỏi Việt Nam. Đứng trước tình hình mới, quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á có một vài thay đổi quan trọng: thiết lập quan hệ ngoại giao với Malaysia (30/3/73) với Singapore (1/8/73), quan hệ với Inđônêxia được thiết lập từ 10/8/64 nâng lên hàng đại sứ.
    Ngày 25/1/75, trong thư gửi Chính phủ Thái Lan, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh đưa ra những nguyên tắc làm cơ sở cho quan hệ Việt Nam - Thái Lan.

    II. GIAI ĐOẠN HOÀ HOÃN - CĂNG THẲNG - HOÀ HOÃN, TỪ HỘI NGHỊ BALI ĐẾN TRƯỚC HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH SINGAPORE (1976 - 1992)

    Đây là giai đoạn thứ 2 bắt đầu từ khi 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mỹ và bè lũ tay sai, chuyển sang giai đoạn xây dựng đất nước. Nhưng sau vài năm tạm bình yên tình hình trở lên căng thẳng xoay quanh cuộc đấu tranh chống chế độ diệt chủng Ponpốt ở Campuchia. Gần 10 năm sau cùng với xu thế hoà hoãn trên phạm vi thế giới các nước Đông Nam Á chuyển dần sang hoà dịu và đối thoại.
    II.1. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất và Hiệp ước Bali (2/76)
    Ngày 30/4/75 miền Nam được giải phóng, Việt Nam thống nhất nước nhà. Cùng năm đó chiến tranh kết thúc ở Campuchia và Lào. Tháng 5-75 Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN đã họp bất thường trước tình hình mới để đánh giá tình hình khu vực trong điều kiện cán cân lực lượng đã thay đổi và thảo luận những biện pháp nhằm thực hiện chính sách của ASEAN cũng như của mỗi nước thành viên trong quan hệ với các nước Đông Dương nói chung và thiết lập mối quan hệ hợp tác trong khu vực. Ngày 24/2/76 các vị nguyên thủ 5 nước ASEAN họp tại Inđônêxia ký Hiệp ước thân thiện về hợp tác (Hiệp ước Bali) gồm 5 chương 23 điều khoản. Nội dung chính gồm:
    - Những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
    - Thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác.
    - Giải quyết hoà bình các vụ tranh chấp.
    - Khả năng các nước khác tham gia Hiệp ước.
    - Ý nghĩa của Hiệp ước Bali.
    Trong tuyên bố Bali tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất các nhà lãnh đạo nhóm ASEAN. Các nước ASEAN bày tỏ nguyện vọng trên cơ sở cá nhân và tập thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hợp tác hoà bình giữa các quốc gia Đông Nam Á trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    I. GIAI ĐOẠN TỪ SAU KHI THÀNH LẬP ĐẾN TRƯỚC HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH BALI (1967 - 1976) 1
    I.1. Giải quyết những vấn đề tranh chấp giữa các nước thành viên. 2
    I.2. Vấn đề an ninh và ổn định trong toàn khu vực Đông Nam Á 2
    I.3. Quan điểm của Việt Nam đối với ASEAN. 2

    II. GIAI ĐOẠN HOÀ HOÃN - CĂNG THẲNG - HOÀ HOÃN, TỪ HỘI NGHỊ BALI ĐẾN TRƯỚC HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH SINGAPORE (1976 - 1992) 3
    II.1. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất và Hiệp ước Bali (2/76) 3
    II.2. Tuyên bố chính sách 4 điểm của Việt Nam dân chủ cộng hoà đối với
    Đông Nam Á (5/7/76) nêu lên những nguyên tắc cơ bản trong
    quan hệ Việt Nam - ASEAN 4
    II.3. Quan hệ Việt Nam - ASEAN bắt đầu chuyển động. 4
    II.4. Vấn đề Campuchia và quan hệ căng thẳng Việt Nam - ASEAN 5
    II.5. Bước chuyển từ đối đầu sang đối thoại. 6
    II.6. Tiến tới giải quyết vấn đề Campuchia 7

    III. TỪ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH SINGAPORE ĐẾN TRƯỚC KHI VIỆT NAM CHÍNH THỨC GIA NHẬP ASEAN (1992-1995). 8
    III.1 Những biến chuyển của tình hình thế giới và khu vực. 8
    III.2 Hoạt động chuẩn bị cho Việt Nam gia nhập ASEAN 8

    IV. VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN (TỪ 1995 CHO ĐẾN NAY). 10
    IV.1 Hợp tác trên lĩnh vực an ninh - chính trị. 11
    IV.2 Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế 12

    V. NHẬN XÉT CHUNG 14
    V.1. Đánh giá quan hệ Việt Nam - ASEAN 14
    V.2. ASEAN hướng tới tương lai 15

    VI. KẾT LUẬN 15
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...