Luận Văn Quan hệ Trung - Mỹ từ 2001 đến 2005 (Trung Quốc - Hoa Kỳ)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Quan hệ Trung - Mỹ từ 2001 đến 2005 (Trung Quốc - Hoa Kỳ)

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="width: 100%"]
    [/TABLE]


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


    Thời kì chiến tranh lạnh đã chấm dứt. Cả thế giới bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI với xu thế hòa bình, hợp tác. Tuy nhiên, kỷ nguyên hòa bình thực sự cho toàn thể nhân loại trên hành tinh có lẽ còn khá lâu mới có thể đạt đến. Những mâu thuẫn và xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố quốc tế, rồi nội chiến, chiến tranh cục bộ vẫn diễn ra gay gắt ở nhiều nơi.

    Quan hệ giữa các nước lớn từ sau chiến tranh lạnh đến nay vẫn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp khó lường, cục diện thế giới vừa mâu thuẫn, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh sẽ tồn tại trong một thời gian dài. Có nhiều nhân tố chủ quan và khách quan thúc đẩy sự hợp tác, liên kết giữa các nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI, nhưng trong sâu xa quan hệ giữa họ vẫn chứa đầy mâu thuẫn, xung đột và có ảnh hưởng hết sức to lớn đến đời sống chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng của thế giới. Trong đó, quan hệ Mỹ – Trung Quốc là một trong những mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở tầm khu vực mà còn có ý nghĩa trên toàn cầu.

    Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, Mỹ vẫn duy trì được ưu thế vượt trội và là cường quốc duy nhất có ảnh hưởng chi phối ở cấp độ toàn cầu. Với tư cách là siêu cường thế giới duy nhất, trước mặt Mỹ không gặp phải thách thức quân sự –an ninh từ bất cứ nước lớn nào. Tuy nhiên, Mỹ lại đang đứng trước những đe dọa an ninh mới. Đó là việc không ngăn chặn được sự phổ biến vũ khí giết người hàng loạt; sự gia tăng của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức Đặc biệt, sự kiện 11/9/2001 đã cho thấy các nguy cơ, thách thức đối với an ninh Mỹ trở nên hết sức phức tạp và khó lường.




    Từ thực tế đó, chiến lược của Mỹ dưới thời Goerge W.Buse đã có những điều chỉnh lớn, “chống khủng bố trở thành ưu tiên chiến lược, an ninh quân sự trở thành trụ cột hàng đầu, châu Á – Thái Bình Dương trở thành trọng điểm số 1”.[26, tr.297]. Với việc chuyển trọng điểm của Mỹ từ châu Âu sang châu Á – Thái Bình Dương, đối sách của Mỹ với Trung Quốc càng trở nên quan trọng hơn khi Trung Quốc vừa là đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố, giải quyết vấn đề khủng hoảng hạt nhân, vừa là đối tác cạnh tranh đáng gờm của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và có thể cả trên thế giới.

    Về phía Trung Quốc, đây là quốc gia có tiềm năng to lớn về nhiều mặt (cả về diện tích, dân số, sức mạnh kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng ). Sau nhiều năm cải cách mở cửa thành công, Trung Quốc bước vào thời kì sau Chiến tranh lạnh với thế và lực ngày càng gia tăng. Mục tiêu đối ngoại được đặt ra là : “sớm đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc khu vực và thế giới trong một thế giới đa cực, đa trung tâm; phải đóng vai trò lãnh đạo ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới trong tương lai không xa. Để đạt được mục tiêu chiến lược trên, Trung Quốc phải tập trung thực hiện hai mục tiêu cơ bản: Thứ nhất, tiếp tục tăng cường sức mạnh quốc gia tổng hợp cũng như từng mặt kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa. Thứ hai, tăng vị thế quốc tế và mở rộng ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc. Đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc muốn xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định, không để điểm nóng trở thành xung đột vũ trang, đồng thời tăng cường ảnh hưởng chi phối của Trung Quốc ở khu vực, trước hết ở Đông Á và sớm đưa Đài Loan thống nhất đại lục”. [26, tr.310-
    311]. Và trong chính sách đối ngoại của mình, Trung Quốc coi quan hệ ổn định với Mỹ

    có ý nghĩa chiến lược quan trọng.


    Như vậy, với sự sụp đổ của Liên Xô tạo ra thực tế Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới, đồng thời tạo ra cho Trung Quốc cơ hội để vươn lên trở thành một cường quốc toàn diện. Trong khi Nga còn gặp nhiều khó khăn ở trong nước, Nhật Bản chưa trở




    thành một cường quốc chính trị trong một tương lai gần, rõ ràng Mỹ và Trung Quốc sẽ là các nước đóng vai trò chủ yếu đối với các vấn đề của thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Như Đặng Tiểu Bình nhận định:”Quan hệ Trung – Mỹ tốt hay xấu, phát triển hay thoái trào không những có ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ kinh tế, thương mại, và cả các lĩnh vực khác giữa hai nước, mà còn tác động đến sự ổn định và hòa bình của khu vực và thế giới”.[25, tr.125].

    Xuất phát từ mục đích tìm hiểu về hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc, hai nước lớn trong một trật tự thế giới đa cực đang hình thành, đặc biệt là tìm hiểu về mối quan hệ Trung – Mỹ trong bối cảnh thế giới mới, tôi đã chọn đề tài “Quan hệ Trung – Mỹ từ năm 2001 đến 2005” để thực hiện luận văn cao học. Đây là những năm đầu tiên của thế kỷ mới, cả Mỹ và Trung Quốc đều có những đối sách quan trọng để thích ứng với tình hình thế giới trong xu thế mới.

    Việc nghiên cứu đề tài không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn mang ý nghĩa thực tiễn. Đây là thời điểm Việt Nam mở rộng cửa với thế giới bên ngoài, việc nghiên cứu hai cường quốc lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương chắc chắn sẽ giúp chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết trong quan hệ quốc tế, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Đề tài cũng sẽ góp phần bổ sung những tư liệu cần thiết cho tôi để phục vụ cho việc giảng dạy Lịch sử ở Trường phổ thông trong phần Quan hệ quốc tế.

    2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


    Để đảm bảo tính hệ thống và lôgic của vấn đề, trong chương 1, luận văn sẽ trình bày khái quát những thăng trầm trong quan hệ Trung – Mỹ từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949 cho đến năm 2000.




    Nội dung chương 2 trình bày vấn đề nghiên cứu chính của luận văn, đó là mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ trên các lĩnh vực kinh tế- thương mại, chính trị- an ninh từ năm 2001 đến 2005.

    Quan hệ kinh tế – thương mại là một phần trong bài toán quan hệ Trung – Mỹ, nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ngày 11 tháng 12 năm 2001 Trung Quốc chính thức gia nhập WTO. Việc giúp Trung Quốc gia nhập WTO là định hướng chính sách kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu đối với Mỹ. Mục tiêu của Mỹ là đưa Trung Quốc vào sân chơi chung của thương mại toàn cầu và chiếm lĩnh được nhiều hơn thị trường Trung Quốc. Đối với Trung Quốc thì đây là cơ hội để tăng cường vị thế chính trị của mình cũng như tăng cường lợi ích kinh tế. Luận văn sẽ tìm hiểu Mỹ và Trung Quốc sẽ phát huy những lợi ích đạt được của mình như thế nào. Vấn đề thứ hai trong quan hệ kinh tế – thương mại Trung – Mỹ mà luận văn đề cập đó là sự thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc ngày càng tăng (từ 29,51 tỷ USD năm 1994 lên 83,83 tỷ USD năm 2000; 103,6 tỷ năm 2002 và 114,09 tỷ năm2003; 200 tỷ năm 2005). Việc giải quyết bài toán thâm hụt thương mại được dự báo sẽ là vấn đề nan giải nhất trong quan hệ Trung – Mỹ năm 2006.

    Quan hệ chính trị –an ninh : Cả Trung Quốc và Mỹ bước vào những năm đầu thế kỷ

    XXI đều có những thay đổi về chiến lược đối ngoại, đặc biệt trong mối quan hệ Trung

    – Mỹ. Cả hai đều nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ ổn định giữa hai nước. Đặc biệt ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương khi mà chưa có được một cơ chế an ninh toàn diện và hiệu quả, khi mà các nước lớn khác như Nga, Nhật Bản, An Độ đều đang muốn tăng cường ảnh hưởng thì hợp tác Mỹ – Trung được cả hai nhận thức là một tiền đề quan trọng để đảm bảo lợi ích chiến lược của cả hai bên. Bên cạnh đó, trong việc giải quyết một số vấn đề toàn cầu (khủng bố quốc tế, khủng hoảng hạt nhân ) cả hai bên đều cần đến sự phối hợp, hợp tác của nhau. Luận văn sẽ lần lượt trình bày chiến lược đối ngoại của từng nước trong những năm 2001-2005 nêu bật sự




    hợp tác cũng như phân tích những điểm khác biệt gây nên những mâu thuẫn trong quan hệ Trung –Mỹ.

    Và trong chương 3, luận văn đề cập đến những dự báo về chiều hướng phát triển quan hệ Trung – Mỹ ra sao trong tương lai, đặc biệt là tác động của nó đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.





    3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ


    Quan hệ Trung – Mỹ là vấn đề được các nhà nghiên cứu rất quan tâm, sau đây là một số công trình nghiên cứu trong những năm gần đây:

    Năm 2001, trong bản thảo “Lịch sử quan hệ quốc tế từ sau 1945 đến nay “của tác giả Lê Vinh Quốc ( chủ biên) – Lê Phụng Hoàng, đã trình bày khái quát lịch sử quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ với những bước thăng trầm trong 3 giai đoạn: 1949-1971, 1971-
    1975 và từ 1976 trở về sau. Đặc biệt là vấn đề Đài Loan được xem là trung tâm cho mối quan hệ Trung – Mỹ.

    Kết thúc Chiến tranh lạnh, Mỹ vẫn giữ vai trò số 1 thế giới, Trung Quốc nổi lên với vai trò nước lớn, trở thành đối thủ cạnh tranh của Mỹ. Rất nhiều những bài nghiên cứu về chiến lược đối ngoại của cả Mỹ và Trung Quốc.

    Năm 2003, cuốn sách “Quan hệ quốc tế “của Học viện Chính trị quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã đánh giá những nhân tố chi phối chính sách đối ngoại của các nước lớn thời kì sau Chiến tranh lạnh. Đối với Mỹ, dù ở vị thế siêu cường thế giới duy nhất, trước mắt Mỹ không gặp phải thách thức quân sự từ bất kỳ nước lớn nào, nhưng Mỹ lại đang đứng trước những đe dọa an ninh mới. Quyển sách đã cung cấp những điều chỉnh trong chiến lược đối ngoại qua 3 đời Tổng thống sau Chiến tranh lạnh để đối phó với
     
Đang tải...