Thạc Sĩ Quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore thực trạng và triển vọng

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời cam đoan



    Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của chính tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Tạ Kim Ngọc - Viện Kinh tế Thế Giới

    Các số liệu được trích dẫn hoàn toàn trung thực và có xuất xứ rõ ràng.

    Tác giả


    Phan Đặng Xuân Quý


















    MỤC LỤC



    Trang

    0

    NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT 3

    LỜI MỞ ĐẦU 4

    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-SINGAPORE 7

    1.1. Cơ sở lý luận của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore 7

    1.1.1. Những vấn đề cơ bản về thương mại quốc tế 7

    1.1.2 Vai trò của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia 14

    1.2. Cơ sở thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore 15

    1.2.1 Nhân tố bên ngoài. 15

    1.2.2. Nhân tố bên trong. 16

    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-SINGAPORE VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 224

    2.1. Quan hệ thương mại Việt nam- Singapore 224

    2.1.1. Kim ngạch trao đổi thương mại 224

    2.1.2. Hiện trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore 25

    2.1.3 Hiện trạng nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore 42

    2.2. Nhận xét về quan hệ thương mại Việt Nam -Singapore 48

    2.2.1. Đánh giá về xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore 49

    2.2.2. Đánh giá về nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore . 557

    2.3. Những tác động của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore đối với

    sụ phát triển kinh tế của Việt Nam .54

    2.3.1. Những chính sách thương mại ưu đãi của Singapore với Việt nam . 54

    2.3.2. Tác động của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore trong việc thu hút

    vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 56

    2.3.3. Tác động của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore đối với

    chính trị ngoại giao và các mặt kinh tế xã hội khác ở Việt Nam 58

    CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-SINGAPORE

    3.1.Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt nam-Singapore

    3.1.1. Phương hướng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Singapore. 65

    3.1.2. Phương hướng phát triển xuất khẩu 68

    3.1.3. Phương hướng phát triển nhập khẩu 69

    3.2. Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore 70

    3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu 70

    3.2.2. Định hướng thị trường tiêu thụ 72

    3.2.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá 73

    3.2.4. Tiếp cận phương thức mua bán mới 76

    3.2.5. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại 77

    3.2.6. Chính sách tài chính tín dụng ưu đãi 78

    3.2.7. Điều chỉnh chính sách thuế 79

    3.2.8. Biện pháp phi quan thuế 82

    KẾT LUẬN 84

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 90




    NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT



    AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

    APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

    ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á

    ASEM: Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu

    CNH: Công nghiệp hoá

    EU: Liên minh châu Âu

    GDP: Tổng sản phẩm quốc nội

    HĐH: Hiện đại hoá

    WTO: Tổ chức thương mại thế giới

    XNK : Xuất nhập khẩu

    XN : Xuất nhập

    XK : Xuất khẩu

    NK : Nhập khẩu


















    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Ngày nay, xu thế đa phương hoá, toàn cầu hoá thương mại đã và đang tác động sâu sắc đến nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Sự tồn tại và phát triển của các nền kinh tế đang ngày càng trở nên lệ thuộc lẫn nhau nhiều hơn trong những mối quan hệ thương mại đa phương phức tạp. Để tránh nguy cơ tụt hậu và tiến tới hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới Việt Nam cũng phải mở rộng và đa dạng hoá các hình thức thương mại song phương và đa phương. Thị trường hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam được mở rộng tới trên 100 quốc gia trên thế giới. Nước ta đã chính thức là thành viên của nhiều tổ chức và thể chế thương mại khu vực và quốc tế quan trọng như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) và đang tích cực xúc tiến gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) - là tổ chức quốc tế tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng để thuận lợi hoá các hoạt động thương mại giữa các thành viên.

    Lợi ích của tham gia vào thương mại quốc tế là vô cùng to lớn. Nó là con đường duy nhất để Việt Nam có thể thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và tạo ra được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất. Song cái gì cũng có tính hai mặt của nó, hoạt động thương mại càng mở rộng và tự do hoá bao nhiêu thì càng gây nhiều áp lực cho những nước có nền kinh tế yếu kém, chưa phát triển như Việt Nam bấy nhiêu do chưa đủ sức để cạnh tranh trên thị trường. Việc lựa chọn một thị trường quốc tế thích hợp để mở rộng quan hệ mua bán, kích thích xuất khẩu, phát triển sản xuất và thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài không phải là một việc dễ dàng. Chính vì đòi hỏi bức xúc này nên tôi chọn vấn đề: “Quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore thực trạng và triển vọng“ làm đề tài nghiên cứu của luận văn.



    2. Mục đích nghiên cứu

    - Phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore và đánh giá tác động đối với sự phát triển kinh tế đất nước.

    - Đề xuất các giải pháp hữu hiệu để phát triển hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore cả chiều rộng và chiều sâu, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

    3. Phương pháp nghiên cứu

    - Vận dụng phương pháp khoa học trong nghiên cứu kinh tế chính trị học, lấy phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm lý luận cơ bản.

    - Kết hợp với các phương pháp phân tích hệ thống, tổng hợp, logíc, thống kê, so sánh . để làm rõ vấn đề nghiên cứu.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Luận văn tập trung nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam –Singapore từ khi Việt nam tiến hành đổi mới nền kinh tế đến nay.

    5. Những đóng góp của luận văn

    - Hệ thống hoá lý thuyết, luận giải rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore.

    - Trên cơ sở phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore, luận văn sẽ đưa ra những đánh giá về tác động của mối quan hệ này - cả những nhân tố tích cực và những mặt hạn chế - tới tiến trình hội nhập và sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

    - Phân tích những yếu tố tác động đến việc tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore từ đó dự báo triển vọng của mối quan hệ này, xác định rõ hơn quan điểm và đưa ra những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy mối quan hệ này trong tương lai.


    6. Kết cấu của luận văn

    Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn được kết cấu thành 3 chương :

    Chương 1: Cơ sở khoa học của quan hệ thương mại Việt nam-Singapore

    Chương 2: Thực trạng Quan hệ thương mại Việt Nam-Singapore và những tác động của nó tới sự phát triển kinh tế của Việt nam.

    Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...