Luận Văn Quan hệ thương mại Việt Nam – EU

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 17/6/14
    Last edited by a moderator: 17/6/14
    LỜI NÓI ĐẦU
    Hoạt động kinh tế là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
    người. Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới đang ngày
    càng gia tăng như hiện nay, việc mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại đã trở
    thành một tất yếu khách quan của mỗi quốc gia. Bằng việc gia nhập ASEAN,
    thiết lập cơ sở pháp lý cho mối quan hệ hợp tác với EU, bình thường hoá quan hệ
    với Mỹ, tham gia AFTA, APEC, và đang trong quá trình đàm phán gia nhập
    WTO ,Việt Nam đã và đang vững bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
    Nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam - EU có thể giúp ta hiểu rõ hơn
    về chính sách kinh tế mà các nước EU đang tiến hành, đồng thời đóng góp
    những thông tin quan trọng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để họ khai thác
    hiệu quả hơn thị trường EU. Nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam - EU còn
    là sự tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển và chiến lược kinh tế của EU cùng
    với những tác động của nó đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
    Qua đó, góp phần vào việc tăng cường hiểu biết về EU, về mối quan hệ hợp tác
    giữa Việt Nam với tổ chức này cũng như với 15 nước thành viên.
    Kể từ năm 1995, khi bản Hiệp định khung hợp tác Việt nam – EU được ký
    kết, quan hệ Việt Nam – EU đã có nhiều biến chuyển tích cực nhưng vẫn chưa
    thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có của mỗi bên, đặc biệt là trong thương
    mại. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Quan hệ thương mại Việt Nam –
    EU” trở nên hết sức cần thiết. Nhận thức trên chính là cơ sở khiến tác giả lựa
    chọn đề tài này làm khoá luận tốt nghiệp. Tuy nhiên, tác giả chỉ giới hạn nội
    dung đề tài ở những mặt hàng có giá trị cao trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa
    Việt Nam và EU; qua đó, nêu lên một số kiến nghị với hy vọng góp phần thúc
    đẩy hơn nữa với mối quan hệ này.
    Tuy nhiên, với vốn kiến thức hạn hẹp của một sinh viên sắp ra trường, tác
    giả không kỳ vọng sẽ đưa ra được một bức tranh thật chi tiết, tỉ mỉ, sâu sắc và
    đầy đủ về mối quan hệ thương mại Việt Nam – EU. Chỉ hy vọng rằng, thông qua
    phương pháp phân tích tổng hợp và việc tập hợp, hệ thống hoá các tài liệu sưu
    tầm được, người viết có thể nêu ra được cái nhìn khái quát về mối quan hệ này,
    góp phần cung cấp một số thông tin và những hiểu biết cần thiết trong quá trình
    tìm hiểu và quan hệ với EU.

    Phương pháp nghiên cứu:
    Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
    kết hợp với các phương pháp phân tích, thống kê so sánh, đối chiếu tổng hợp,
    để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu.
    Phạm vi nghiên cứu
    Khoá luận chỉ tập trung nghiên cứu một lĩnh vực đó là thương mại hàng
    hoá trong quan hệ với EU, không nghiên cứu quan hệ thương mại dịch vụ. Sự
    khảo cứu của khoá luận được tập trung vào khoảng thời gian từ 1995 đến nay và
    dự báo triển vọng đến năm 2010.
    Kết cấu của khoá luận:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung được chia thành 3 chương:
    Chương 1: Khái quát về EU và những nhân tố tác động tới quan hệ
    thương mại Việt Nam - EU.
    Chương 2: Quan hệ thương mại Việt Nam – EU giai đoạn 1995 - 2001
    Chương 3: Triển vọng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ
    thương mại Việt Nam – EU.
    Tác giả xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn ThS. Bùi Thị Lý, các
    thầy cô giáo trường Đại học Ngoại thương, các cán bộ Trung tâm nghiên cưú
    Châu Âu cùng một số bạn bè trong suốt thời gian qua đã tận tình giúp đỡ, chỉ
    bảo, đóng góp một phần to lớn cho việc hoàn thành khoá luận này.
    Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng do sự hạn chế về mặt thời gian cũng
    như trình độ, năng lực chủ quan nên chắc chắn bài khoá luận này sẽ không tránh
    khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự thông cảm và những ý
    kiến đóng góp của các thầy các cô và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn.


    Chương I KHÁI QUÁT VỀ EU VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
    VIỆT NAM - EU

    1. Khái quát về thị trường EU
    1.1. Một số đặc điềm chính về thị trường EU
    Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, ngày nay, Liên minh Châu
    Âu (EU) bao gồm 15 quốc gia và là một liên minh có tiềm lực mạnh về kinh tế,
    thương mại và là một trong ba trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng của thế
    giới. Với diện tích chiếm hơn 2,4% diện tích điạ cầu, dân số 376,2 triệu người,
    GDP là 8532 tỷ USD (năm 2000), EU là nhà đầu tư có vị trí quan trọng trong
    hoạt động đầu tư quốc tế. Kinh tế EU không chỉ lớn về quy mô; vững mạnh về
    cơ cấu dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp với mức tăng trưởng ổn định, lạm
    phát trung bình ở mức 1,6 – 1,8%/năm; mà còn có đồng tiền khá mạnh là đồng
    EURO (đã bắt đầu được chính thức lưu hành ở 12 nước).
    Các nước thành viên EU đạt trình độ phát triển khá tương đồng và hiện
    nay đang thúc đẩy tiến trình nhất thể hoá về mọi mặt: chính trị, an ninh, quốc
    phòng, thống nhất về kinh tế, xoá bỏ hàng rào thuế quan, sử dụng đồng tiền
    chung .
    Hiện nay, trong các quan hệ thương mại, EU đang hoạt động với tư cách là
    một khối thống nhất và có thể coi như là một quốc gia khổng lồ – siêu quốc gia.
    Xét về mặt thị trường, EU là nơi có nền công nghiệp hiện đại, sức mua
    lớn, mang tính đa dạng và khu vực cao. Ngoài ra, EU còn là một thị trường khó
    tính được bao bọc bởi các hàng rào thương mại rất chặt chẽ và nhất là hệ thống
    định chuẩn cực kỳ nghiêm ngặt.
    Đặc điểm lớn nhất của thị trường EU là tính thống nhất. Hàng hoá, dịch vụ
    được tự do lưu thông trong phạm vi 15 nước EU mà không hề bị cản trở, như
    trong cùng một quốc gia. Có thể nói, biên giới của 15 nước thành viên EU đã gần
    trở thành đồng nhất. Sự thống nhất của thị trường EU đã khiến cho nó trở thành
    một thị trường tiêu thụ, một khối mậu dịch lớn nhất và mạnh nhất thế giới. Tuy
    nhiên, những liên kết quy mô, chặt chẽ ấy giữa các quốc gia thành viên lại thúc
    đẩy buôn bán nội bộ trong khối nhiều hơn so với bên ngoài. Do đó, tính “hướng
    nội” trong thương mại cũng là một đặc điểm nổi trội.
    Là khu vực tập trung nhiều quốc gia tư bản có nền kinh tế phát triển cao
    như Đức, Anh, Pháp ., EU trở thành một thị trường có sức mua lớn thứ hai trên
    thế giới, chiếm 19,72% kim ngạch toàn cầu (so với Mỹ là 20,09%). Thị hiếu
    người tiêu dùng ở đây rất khó tính. Lý do chủ yếu bởi người dân EU có mức
    sống cao nên họ rất khắt khe trong việc lựa chọn các loại hàng hoá. Hơn nữa EU
    còn là nới tập trung nhiều nền văn hoá và nguồn dân cư khác nhau: Châu Âu,
    Châu Phi, Châu á . vì vậy, yêu cầu về chủng loại sản phẩm cũng rất đa dạng.
    Hàng hoá xuất khẩu sang EU không những phải đảm bảo chất lượng cao mà còn
    phải có mẫu mã, bao bì đẹp. Đối với mặt hàng lương thực (như nông, thuỷ sản .)
    và dệt may, EU còn kỹ tính và chọn lọc một cách khắt khe hơn nhiều. Các khách
    hàng vốn sành ăn, sành mặc này không bao giờ chấp nhận những thông số kỹ
    thuật có sự sai sót trong chế biến cũng như sản xuất cho dù với bất kỳ lý do nào.
    Đã vậy, khi nhập khẩu, các nhà nhập nhập khẩu EU luôn tìm kiếm những thị
    trường rẻ, hoặc bằng cách này hay cách khác, cố gắng hạ giá thành sản phẩm tới
    mức thấp nhất mà họ có thể tại nơi đặt hàng. Tốt, đẹp, rẻ là ba tiêu chuẩn hàng
    đầu của người tiêu dùng EU. Điều này lý giải vì sao các doanh nghiệp Việt Nam
    khó lòng “kham” nổi những “cat” hàng dệt may cao cấp của EU như veston,
    complet . Thậm chí có được cấp hạn ngạch đi chăng nữa, thì họ cũng không
    dám nhận mà chủ yếu chỉ nhận hai mặt hàng vốn được coi là “truyền thống” là
    áo sơ-mi và jacket
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...