Luận Văn Quan hệ thương mại Việt Nam – Brasil: Thực trạng và giải pháp phát triển

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp trường đại học Ngoại Thương khóa 47 năm 2012

    LỜI MỞ ĐẦU


    Tính cấp thiết của đề tài:
    Phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là quan hệ thương mại đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chính sách kinh tế của Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ mang lợi ích cho nước phát triển mà còn cả những nước đang phát triển. Với các nước phát triển, nó có tác dụng tăng cường sức mạnh một cách nhanh chóng bởi các nước này có thể tiếp cận thị trường mới, nguồn nhân công giá rẻ, đồng thời đầu tư vào các dự án mang lại nhiều lợi nhuận. Với các nước đang phát triển, nó giúp tận dụng các nguồn vốn đầu tư nước ngoài để công nghiệp hóa hiện đại hóa và cải tổ lại nền kinh tế, mở rộng thị trường ra ngoài biên giới lãnh thổ của mình thong qua các mối quan hệ kinh tế quốc tế và luôn nhấn mạnh sự cần thiết đa dạng hóa những mối quan hệ này nhằm phát triển nền kinh tế của mình.
    Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Từ khi công cuộc đổi mới đất nước được diễn ra, Việt Nam luôn coi việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới là một nhiện vụ có tính chiến lược. Việt Nam xác định đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ với những nước phát triển mà còn cả với những nước đang phát triển. Bên cạnh những đối tác kinh tế chiến lược như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc và các nước láng giềng ASEAN, Việt Nam còn ngày càng quan tâm hơn nữa tới các đối tác tiềm năng như Mỹ La Tinh, Châu Phi, Trung Đông. Và để thực hiện chính sách này, gần đây Việt Nam đã thể hiện những nỗ lực đáng kể trọng việc phát triển các mối quan hệ quốc tế, cụ thể là quan hệ thương mại với Mỹ La Tinh. Trong đó, Brasil là đối tác chiến lược của Việt Nam trong khu vực này.
    Brasil là nước có nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh. Brasil là nước đứng đầu thế giới về sản xuất mía đường và cà phê. Bên cạnh đó Brasil còn là đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên. Brasil là một thị trường rộng lớn với hơn 200 triệu dân, nhu cầu hàng hóa đa dạng phong phú, từ các mặt hàng nông sản đến những mặt hàng công nghệ cao hay hàng thủ công mỹ nghệ , trong đó có một số mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam.
    Thiết lập và thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại với Brasil, Việt Nam rất có lợi trong việc tăng cường sự hợp tác và mở rộng thị trường sang Mỹ Latinh – một khu vực kinh tế rộng lớn. Có thể nói, tiềm năng phát triển kinh tế thương mại hai nước Việt Nam – Brasil là rất lớn. Tuy nhiên, việc phát triển mối quan hệ này hiện tại vẫn chưa được chú trọng đúng mức, chưa xứng với tiềm năng kinh tế của hai nước. Xuất phát từ nhu cầu của thị trường Brasil cũng như trình độ, năng lực kinh tế nước ta, việc thúc đẩy quan hệ thương mại với Brasil là vấn đề mang tính tầm nhìn chiến lược.
    Về tình hình nghiên cứu, từ trước đến nay hầu hết mọi sự tập trung đều hướng đến các thị trường lớn như Mỹ, EU, hay Nhật Bản Do đó, dù Brasil là một thị trường tiềm năng như đã nêu trên nhưng hiện có rất ít đề tài nghiên cứu thị trường này.
    Chính vì các lý do trên, tôi đã chọn “Quan hệ thương mại Việt Nam – Brasil: Thực trạng và giải pháp phát triển” làm khoá luận tốt nghiệp.

    Phạm vi, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
    Về phạm vi nghiên cứu, trong bài khóa luận này tôi chủ yếu tập trung vào quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Brasil, đặc biệt là các hoạt động xuất nhập khẩu kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (ngày 08/05/1989) cho đến nay.
    Về mục tiêu đề tài, em muốn đưa ra những thông tin mang tính hệ thống về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Brasil trong thời gian qua. Qua việc phân tích thực trạng, khó khan nhằm đưa ra định hướng, triển vọng trong thời gian tới cũng như những giải pháp nhằm tăng cường, thúc đẩy mối quan hệ này
    Về phương pháp nghiên cứu, dựa trên những kiến thức về thương mại quốc tế đã được học, cùng với việc thu thập các tài liệu từ các nguồn khác nhau về Brasil và mối quan hệ thương mại hai nước Việt Nam - Brasil, em sẽ dùng phương pháp suy diễn và phân tích để làm rõ mục tiêu nêu trên.

    Bố cục khóa luận
    Khóa luận sẽ được chia làm 3 chương:
    Chương I: Tổng quan thị trường Brasil
    Chương II: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam Brasil:
    Chương III: Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Brasil

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. 4
    1.2. Lịch sử hình thành và phát triển: 6
    1.3. Đặc điểm chính trị, văn hóa, xã hội: 6
    1.3.1. Chính trị 7
    1.3.2. Văn hóa, xã hội: 8
    1.4 . Khái quát chung về nền kinh tế thương mại Brasil: 9
    1.4.1. Phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP: 9
    1.4.2. Các ngành kinh tế trọng điểm 12
    1.4.2.1. Ngành Công nghiệp chủ đạo: 12
    1.4.2.2. Các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu chủ đạo: 17
    1.4.2.3. Dịch vụ: 17
    1.4.3. Thương mại hàng hoá: 18
    1.4.4. Đầu tư: 21
    1.4.4.1. Môi trường pháp lý: 21
    1.4.4.2. Tình hình đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài: 22
    1.4.5. Cơ sở hạ tầng kinh tế: 22
    Kết luận chương I. 24
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – BRASIL. 26
    2.1. Tiền đề mối quan hệ Việt Nam – Brasil và chính sách thương mại giữa hai nước. 26
    2.1.1. Tiến trình ngoại giao giữa hai nước. 26
    2.1.2. Chính sách thương mại. 29
    2.1.2.1. Chính sách thương mại Việt Nam 30
    2.1.2.2. Chính sách thương mại của Brasil 31
    2.2. Thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Brasil 33
    2.2.1. Quan hệ thương mại hàng hoá. 33
    2.2.1.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Brasil 34
    Máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện. 36
    54.233.323. 36
    64.444.857. 36
    2.2.1.2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Brasil 38
    2.2.1.3. Đánh giá quan hệ thương mại hàng hoá giữa hai nước trong thời gian vừa qua 41
    2.2.2. Quan hệ thương mại dịch vụ. 43
    2.3. Đầu tư: 44
    2.3.1. Đầu tư của Việt Nam vào Brasil 44
    2.3.2. Đầu tư nước ngoài của Brasil sang Việt Nam: 48
    2.4. Những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam tham gia vào thị trường Brasil. 49
    2.4.1. Thuận lợi 49
    2.4.1.1. Việt nam và Brasil có mối quan hệ thân thiện về chính trị, có nhiều điểm tương đồng trong đường lối phát triển. 49
    2.4.1.2. Việt Nam và Brasil đều đang tích cực mở rộng thị trường. 50
    2.4.1.3. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của hai nước có nhiều nét tương đồng: 51
    2.4.2. Khó khăn: 51
    2.4.2.1. Khoảng cách địa lý lớn. 51
    2.4.2.2. Hệ thống pháp luật của Brasil tương đối phức tạp. 52
    2.4.2.4. Khác biệt trong văn hoá kinh doanh. 53
    Kết luận chương II. 54
    Chương III: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - 55
    3.1. Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Brasil 55
    3.1.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển thương mại của Việt Nam 55
    3.1.2. Triển vọng phát triển kinh tế hai nước: 57
    3.2.1. Giải pháp vĩ mô: 59
    3.2.1.1. Thúc đẩy quan hệ ngoại giao nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước: 59
    3.2.1.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện tối đa cho xuất khẩu. 60
    3.2.1.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp đã và đang tham gia thị trường Brasil 61
    3.2.1.3.1. Hỗ trợ về thuế: 61
    3.2.1.3.2. Hỗ trợ các điều kiện kinh doanh: 61
    3.2.1.3.3.Hỗ trợ về thông tin: 61
    3.2.1.3.4. Hỗ trợ về đào tạo: 62
    3.2.1.4. Nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại vào thị trường Brasil: 62
    3.2.1.5. Điều chỉnh chính sách đầu tư. 63
    3.2.1.6. Xây dựng chương trình dự báo nhu cầu hàng hoá, dịch vụ. 64
    3.2.2. Giải pháp vi mô. 64
    3.2.2.1. Nghiên cứu thị trường nhằm đưa ra phương thức thâm nhập hợp lý: 65
    3.2.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm 66
    3.2.2.3. Xây dựng hệ thống phân phối hoàn chỉnh góp phần tăng cường hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu: 67
    3.2.2.4. Phát triển nguồn nhân lực. 67
    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...