Luận Văn Quan hệ thương mại hàng hoá Việt-Mỹ sau khi ký kết Hiệp định Thương mại giữa hai nước: Triển vọng và

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan hệ thương mại hàng hoáViệt-Mỹ sau khi ký kết Hiệp định Thương mại giữa hai nước: Triển vọng và giảipháp

    [HR][/HR]​Lời nói đầu
    Chương I: Những nội dung chủ yếu của hiệp định . 1
    Chương II:Triển vọng quan hệ thương mại hàng hoá Việt - Mỹ sau khi ký kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ . 5
    A. Nhu cầu của thị trường Mỹ . 5
    B. Dự báo khả năng xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong tương lai 5
    B.1. Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ 5
    B.2.Triển vọng nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ . 9
    Chương III: Một số giải phảp và kiến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại với Mỹ 11
    1. Một số giải pháp đối với doanh nghiệp . 11
    2. Một số kiến nghị . 14
    Kết luận

    LỜI MỞ ĐẦU

    Qúa trình quốc tế hoá đã tạo nên những quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, tạo ra những thay đổi lớn lao trên thế giới. Trong bức toàn cảnh đó, hoạt động thương mại quốc tế đã và đang nổi lên như một vấn đề trọng tâm. Mặc dù thương mại quốc tế ra đời từ cách đây rất lâu song chưa bao giờ lịch sử lại chứng kiến tác động to lớn của nó trên phạm vi toàn cầu như hiện nay. Nó có thể biến một nước nghèo nàn, lạc hậu thành một nước công nghiệp phát triển, đồng thời có thể làm cho một quốc gia độc lập trở nên bị phụ thuộc . Ngày nay, khi không một quốc gia nào có thể phát triển tách biệt khỏi quỹ đạo chung của nền kinh tế thế giới, thương mại quốc tế lại càng đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.
    Thương mại quốc tế với xu thế tự do hoá trên toàn cầu chính là cái nôi sản sinh ra các Hiệp định Thương mại đa phương ,khu vực và song phương. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại song phương đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa các quốc gia.
    Trong các Hiệp định Thương mại Việt Nam ký kết với hơn 60 nước trên thế giới, Hiệp định song phương Việt-Mỹ gồm 150 trang, được xem là có quy mô lớn nhất. Đây cũng là một Hiệp định toàn diện nhất từ trước đến nay giữa Mỹ và các nước đang phát triển. Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ rất lạc quan về bản Hiệp định này với niềm tin tưởng rằng Hiệp định sẽ mang lại cho họ những cơ hội chưa từng có trong việc tiếp cận với thị trường Việt Nam.Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ đã mở ra một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước. Đây là cơ sở pháp lý ban đầu để hai bên buôn bán, quan hệ trực tiếp với nhau. Song đây cũng là một cuộc chơi mà cơ hội và thách thức đan xen phức tạp. Các doanh nghiệp non trẻ Việt Nam liệu có thể thích ứng ngay được với thị trường Mỹ hay không? Hơn nữa, thương trường là chiến trường, khi cuộc cạnh tranh giữa doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau đang ngày càng trở nên gay gắt nhằm chiếm lĩnh thị trường Mỹ thì các doanh nghiệp Việt Nam lại càng phải đối đầu với nhiều thách thức hơn. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hoá Việt-Mỹ chính là chiếc chìa khoá để tháo gỡ phần nào những khó khăn trên.
    Với lý do đó, Em đã lựa chọn đề tài: “Quan hệ thương mại hàng hoá Việt-Mỹ sau khi ký kết Hiệp định Thương mại giữa hai nước: Triển vọng và giải pháp ”. Trong khuôn khổ một đề án, người viết xin đề cập tới vấn đề trên trong ba chương.
    Đây là một đề tài đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc, tỉ mỉ mối quan hệ thương mại hàng hoá cũng như các quy định pháp luật về thương mại của cả hai nước, từ đó đề ra các giải pháp phát triển. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng do kinh nghiệm thực tiễn còn hạn hẹp nên đề án khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thày cô và các bạn.
     
Đang tải...