Luận Văn Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc. Thực trạng & triển vọng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc. Thực trạng & triển vọng

    LỜI NÓI ĐẦU

    Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông “. Quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hoá, thương mại giữa hai nước đã hình thành từ lâu là một tất yếu khách quan. Đối với nhân dân hai nước, quan hệ láng giềng, quan hệ giao lưu văn hoá và thương mại đã trở thành một quan hệ truyền thống bền vững. Những biến động chính trị xã hội trong lịch sử có những lúc thăng trầm nhưng chưa bao giờ làm triệt tiêu được mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Chính vì vậy, quan hệ hai nước đã trở lại bình thường hoá vào cuối năm 1991. Từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước nói chung và trên lĩnh vực thương mại nói riêng đã phát triển ngày càng mạnh, ngày càng bền vững và “đang trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.”
    Bước vào thế kỷ XXI, công cuộc đổi mới và cải cách ở cả hai nước Việt Nam – Trung Quốc đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới . Vì vậy, việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng - hai nước theo phương châm 16 chữ vàng: “Láng Giềng Hữu Nghị, Hợp Tác Toàn Diện, Ổn Định Lâu Dài, Hướng tới tương lai ” không những đáp ứng nguyện vọng và lợi ích cơ bản lâu dài của nhân dân hai nước mà còn phù hợp vơí xu thế hoà bình và phát triển khu vực cũng như trên thế giới .
    Hiện nay, Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Trung Quốc đã trải qua mười năm năm đàm phán, đã gia nhập WTO. Trung Quốc tiến tới mở cửa thị trường. Quan hệ kinh tế thương mại hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ và toàn diện nhưng cũng cần được củng cố và phát triển lên một bước mới . Xuất phát từ yêu cầu đó em đã chọn đề tài : “QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC. THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG” làm luận văn tốt nghiệp ra trường .
    Phương pháp nghiên cứu mà em sử dụng trong quá trình viết luận văn là sự kết hợp những kiến thức đã tích luỹ trong quá trình học tập với những quan sát đã thu thập từ thực tế, kết hợp tổng hợp sách báo, các số liệu thống kê với việc đi sâu phân tích tình hình thực tế nhằm tạo ra một hướng đi hợp lý và thống nhất để giải quyết vấn đề đặt ra trong luận văn này .
    Nội dung của luận văn gồm ba chương :
    Chương I : Các vấn đề cơ bản về quan hệ kinh tế quốc tế .
    Chương II : Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc .
    Chương III : Phương hướng và triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước .
    Do vốn kiến thức có hạn, thời gian nghiên cứu không nhiều, đây lại là vấn đề lớn đòi hỏi phải có sự tham gia tìm hiểu và nghiên cứu công phu có liên quan, nhiều ngành,mất nhiều thời gian. Do vậy luận văn của em không tránh khỏi những thiêú sót, em mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy cô cùng bạn đọc để luận văn của em được hoàn thiện hơn .
    Em xin bầy tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ Viện Nghiên Cứu Thương Mại - Bộ Thương Mại . Và đặc biệt là sự hướng dẫn giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của PGS.TS Trần Văn Chu - Phó hiệu trưởng - Trưởng khoa thương mại - Trường đại học QL& KD Hà nội đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này

    ĐỀ CƯƠNG

    Lời mở đầu

    Chương I: Các vấn đề cơ bản về quan hệ kinh tế quốc tế

    I. Quan hệ kinh tế quốc tế
    1. Khái quát về quan hệ kinh tế quốc tế
    2. Các lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế
    3. Lợi thế so sánh trong quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc
    II. Dự báo tương lai quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc

    Chương II: Thực trạng về quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc

    I. Thực trạng về vấn đề xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc
    1. Về xuất nhập khẩu chính ngạch
    2. Về xuất nhập khẩu tiểu ngạch
    3. Đánh giá về buôn bán tiểu ngạch
    II. Nhận xét đánh giá chung về quan hệ Việt nam - Trung Quốc
    1. Vấn đề đầu tư liên doanh hợp tác giữa Trung Quốc - Việt Nam
    2. Vấn đề xuất nhập khẩu buôn bán chính ngạch, buôn bán tiểu ngạch
    3. ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với kinh tế Việt Nam và quan hệ Việt - Trung

    Chương III: Phương hướng và triển vọng phát triển quan hệ thương mại hai nước

    I. Một số dự báo phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới
    II. Một số ý kiến đề xuất nhằm phát triển quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
    1. Kiến nghị đối với Nhà nước
    2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp
    a. Giải pháp thị trường về mặt vi mô
    b. Tăng cường tìm hiểu về thị trường Trung Quốc
    c. Nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ buôn bán quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam cho ngang bằng với các doanh nghiệp Trung Quốc

    Kết luận
     
Đang tải...