Tài liệu Quan hệ thương mại của vương quốc Champa trong bối cảnh thương mại khu vực Đông Nam á thời cổ trung

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quan hệ thương mại của vương quốc Champa trong bối cảnh thương mại khu vực Đông Nam á thời cổ trung đại (từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV)

    PHẦN MỞ ĐẦU
    I. Ư nghĩa khoa học và mục đích nghiên cứu.
    Champa là một vương quốc cổ ra đời sớm ở khu vực Đông Nam Á, có địa bàn chủ yếu ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung Việt Nam ngày nay. Do án ngữ một vị trí quan trọng trên con đường giao lưu quốc tế Đông-Tây, những thuyền bè ngược xuôi trong hệ thống mậu dịch châu Á đều phải đi qua hay dơng chân ở nơi đây, nên người Chăm đă sím có những mối liên hệ rộng răi với các nước trong và ngoài khu vực. Sách An Nam chí lược của Lê Tắc biên soạn vào năm 1333, phầnCác dân biên cảnh phục dịch có đưa ra lời b́nh về vị trí tự nhiên của Chiêm Thành (Champa): “Nước này ở ven biển, những thuyền buôn của Trung Hoa vượt biển đi lại với các nước ngoại phiên đều tụ ở đây, để lấy củi, nước chứa. Đấy là bến thứ nhất ở phương Nam”.
    Vị trí tự nhiên thuận lợi cho xu hướng mở rộng giao lưu với thế giới bên ngoài đă là điều kiện quan trọng dẫn tới việc ra đời sớm của vương quốc cổ Champa trong khu vực Đông Nam Á.
    G. Maspero trong những nghiên cứu của ḿnh, đă từng có một cái nh́n đa diện về một vương quốc mà “đường giao thông khó khăn, đường biển bất trắc, những thung lũng nhỏ chỉ có thể nuôi sống được đám dân cư thưa thớt .” nhưng chính Ông cũng khẳng định: “Chính tại vùng đất này đă tồn tại một quốc gia phồn vinh, mà ở tận xa người ta nói nhiều đến sự phú cường đó là vương quốc Chàm”[1].
    Lịch sử vương quốc Champa là một đối tượng nghiên cứu thu hút sự quan tâm của rất nhiều học giả trong và ngoài nước từ trước tới nay, không chỉ bởi sự phong phú của nguồn tư liệu văn bia, những dấu vết vật chất c̣n lại đến ngày nay. Lịch sử vương quốc Champa c̣n thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu bởi những bí Èn về chính bản thân của một trong những quốc gia ra đời sớm nhất, có thời gian tồn tại lâu dài nhất ở Đông Nam Á, một quốc gia cường thịnh trong một khoảng thời gian dài, mà đến nay c̣n để lại những công tŕnh văn hoá kỳ vĩ . Đi t́m nguyên nhân, và lư giải về sự cường thịnh của vương quốc Champa, đặc biệt là những hoạt động và vị trí của nền thương mại Champa đối với sự phát triển của nền hải thương khu vực, thực sự là một đề tài khó, tuy nhiên nó cũng là một đề tài lư thú và có những ư nghĩa khoa học – cũng như ư nghĩa thực tiễn sâu sắc. Chính v́ vậy, người viết đă lựa chọn đề tài: Quan hệ thương mại của vương quốc Champa trong bối cảnh thương mại khu vực Đông Nam Á thời cổ trung đại (từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV), làm đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp của ḿnh.

    II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
    Những tri thức về vai tṛ của kinh tế thương mại biển trong hoạt động kinh tế của vương quốc Champa xưa đă đựơc ghi nhận bởi con người qua các thời đại lịch sử khác nhau. Những phát hiện khảo cổ học những năm gần đây về các hiện vật ngoại nhập, liên quan đến hoạt động buôn bán trên biển của Champa cũng góp phần minh chứng cho điều đó. V́ vậy, nghiên cứu hoạt động thương mại biển của người Chăm xưa, cụ thể hơn là hoạt động thương mại biển của người Chăm trong giai đoạn từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV mang mét ư nghĩa khoa học quan trọng.
    Những nguồn tư liệu có liên quan đến lịch sử vương quốc Champa nói chung được biết đến nay không phải là Ưt, tuy nhiên những tài liệu đó hết sức tản mạn, đặc biệt, những tài liệu ghi chép về hoạt động hải thương của người Chàm trong lịch sử th́ hầu như không có.
    Trong một số thư tịch cổ của người Trung Quốc, vương quốc Champa xuất hiện dưới những tên gọi khác nhau: Lâm Êp, Chiêm Thành, Hoàn Vương, Champa Các thư tịch cổ Trung Quốc ở mỗi thời kỳ nhắc đến Champa với những sự kiện khác nhau, tương đối phong phú, từ địa lư (Tân Đường Thư), sản vật (Lương Thư), khí hậu (Chư Phiên Chí), động – thực vâth (Văn hiến thông thảo) và cả cách ăn mặc, sinh hoạt hàng ngày (Tống sử) Các thư tịch cổ Trung Quốc kể trên đă cung cấp cho chóng ta nhiều hiểu biết quan trọng về đời sống và sinh hoạt của cư dân Champa cổ, tuy nhiên, các thư tịch cổ đó mới chỉ dừng lại ở những ghi chép vụn vặt, chủ yếu tập trung vào những hoạt động triều cống, những quan hệ mang tính thần thuộc. Về quan hệ buôn bán của Champa với bên ngoài nh́n chung Ưt được nhắc đến.
    Thư tịch cổ của người Ba Tư và Arập cũng tản mạn ghi chép về vấn đề này. Cùng với hoạt động buôn bán của các thương nhân vùng Tây Á sang Đông Nam Á, hiểu biết của họ về một vương quốc ven biển nổi tiếng với những sản phẩm quư hiếm, có giá trị cao trên thị trường như trầm hương, đậu khấu, hồi hương, vàng ngày càng tường tận. Trong số các thư tịch cổ đó có thể kể đến cuốn “Akhbàr al – Śn wa al Hind” (Truyện kể về Trung Quốc và Ên Độ) được viết từ thế kỷ IX bằng tiếng Arập . Cuốn sách này đă nhắc tới vương quốc Sanf (Champa) và địa danh Sanf-fùlàu (Cù Lao Chàm) nơi mà các thương nhân Tây Á thường xuyên ghé thuyền nghỉ ngơi và tích trữ lương thảo, nước ngọt, cũng như trao đổi hàng hoá trước khi đi tiếp sang Trung Quốc hoặc đi về các địa điểm phía Nam.
    Các bộ thông sử của Việt Nam cũng biên chép khá nhiều những thông tin vụn vặt về Champa qua nhiều thời kỳ khác nhau.
    Sách An Nam Chí Lược của Lê Tắc thế kỷ XIV ghi chép khá tỉ mỉ về các hoạt động bang giao với Chiêm Thành bao gồm từ địa lư, các việc chinh thảo và vận lương, quan lại, việc triều cống[2].
    Sách Đại Việt sử kư toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê c̣ng cung cấp cho chóng ta nhiều thông tin quư giá về lịch sử Champa từ khi lập quốc đến đời Uy Mục Đế triều Lê (Thế kỷ XVI). Các bộ sử khác của Việt Nam như Ức Trai dị tập của Nguyễn Trăi, Phủ Biên Tạp lục của Lê Quư Đôn, Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bảng cũng bổ sung thêm nhiều tư liệu quư về vương quốc Champa cổ xưa. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến nhăn quan của giai cấp thống trị về phẩm giá xă hội của hoạt động buôn bán (thương vi mạt) nên các thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc dù có ghi chép khá nhiều, nhưng những thông tin về hoạt động nội, ngoại thương của Champa vẫn hầu như không được đề cập đến.
    Tài liệu của người phương Tây nói về Champa muộn hơn rất nhiều so với các nguồn thư tịch của Việt Nam và Trung Quốc nhưng lại có nhiều ghi chép và nhận xét đầy thú vị. Chẳng hạn như Những người Bồ Đào Nha trên bờ biển Việt Nam và Chiêm Thành của Manguin, hay cuốn Vương quốc Chàm của Maspero.
    Trong thời kỳ thực dân Pháp cai trị nước ta, một số học giả Pháp đă có nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu lịch sử Champa. Cùng với việc xây dựng các bảo tàng, pḥng trưng bày, pḥng nghiên cứu trên đất Việt Nam, các học giả người Pháp cũng đă từng bước đi sâu vào nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau. Về nghệ thuật phải kể đến những đóng góp của P.Stern với tác phẩm Nghệ thuật Chăm và quá tŕnh phát triển, H.Parmentier với tác phẩm Thống kê khảo tả các di tích Chàm, Maspero với tác phẩm Vương quốc Chàm đă đưa ra một diễn tŕnh tương đối hoàn chỉnh về lịch sử Champa Bên cạnh đó c̣n rất nhiều công tŕnh nghiên cứu có giá trị tổng kết và khoa học cao của các học giả thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ được đăng tải lần lượt trên tập san BEFEO
    Sau ngày chính quyền cai trị của người Pháp ở Đông Dương sụp đổ, sự tập trung nghiên cứu về văn hoá Champa có giảm đi một thời gian và từ cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX, những nghiên cứu về Chàm lại mới được phục hồi thông qua hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và văn minh vùng Bán đảo Đông Dương dưới sự chủ tŕ của giáo sư P.D.Lafont. Trung tâm nghiên cứu này đă cho ra đời nhiều công tŕnh nghiên cứu quan trọng về các lĩnh vực ngôn ngữ học, văn học, nghệ thuật của Champa. Đặc biệt phải kể đến những đóng góp của nhà nghiên cứu người Pháp gốc Chăm là Pô Dharma trong việc liệt kê, xắp xếp vào danh mục những bản viết tay của Champa nằm rải rác ở châu Âu và Mỹ.
    Những nghiên cứu của các học giả người Pháp thực sự có ư nghĩa và rất đáng trân trọng. Những nghiên cứu đó đă đặt nền móng cho quá tŕnh nghiên cứu văn minh Champa trên rất nhiều các lĩnh vực như kiến trúc, nghệ thuật, bi kư Tuy vậy, các lĩnh vực nghiên cứu vẫn c̣n phiến diện, một số mảng vẫn c̣n bỏ trống như nghiên cứu các khu di chỉ cư trú của cư dân Chăm cổ, nghiên cứu hoạt động thương mại biển của Champa.
    Bên cạnh người Pháp và sau người Pháp, nhiều học giả quốc tế cũng đă Ưt nhiều đề cập đến việc nghiên cứu Champa dưới những khía cạnh đơn lẻ. Các học giả này trong quá tŕnh nghiên cứu có tính bao quát hơn đều gián tiếp đề cập đến lịch sử Champa, coi Champa như một bộ phận quan trọng cấu thành lịch sử chung của khu vực Đông Nam Á. Trong số này, phải kể đến một số công tŕnh nghiên cứu nổi tiếng của Kenneth R. Hall như Eleventh Century Commercial Developments in Ankor and Champa đăng trong Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á năm 1979 và Maritime Trade and State Devolopment in Early Southeast Asia xuất bản tại Hawaii năm 1985. Trong những tác phẩm này K.R.Hall chủ yếu đi sâu vào phân tích một cách khái quát về hoạt động thương mại trên biển của Đông Nam Á thời cổ trung đại và quá tŕnh h́nh thành, hưng thịnh và suy vong của một số vương quốc, trong đó Champa cũng được đề cập với khá nhiều thông tin và tư liệu quư giá. G.Coedes trong cuốn sách nổi tiếng của ḿnh The Indianized State of Southeast Asia cũng đề cập khá thường xuyên về Champa qua các giai đoạn khác nhau và đặt trong tương quan với các quốc gia “Ên Độ hoá” khác. Anthony Reid trong cuốn sáchCharting the Shape of Early Modern Southeast Asia cũng đă dành toàn bộ chương thư ba Chams in the Southeast Asia Maritime System để khái quát về lịch sử của quá tŕnh hội nhập của thương mại biển Champa với thị trường buôn bán đầy sôi động của Đông Nam Á cho đến trước khi người Bồ Đào Nha xuất hiện ở eo biển Malacca vào năm 1511.
    Bên cạnh những Ên bản nói trên, c̣n có nhiều bài nghiên cứu riêng được công bố trong các tạp chí nghiên cứu hay kỷ yếu hội thảo. Những bài viết này đề cập trực tiếp đến hoạt động thương mại biển của người Chăm trong lịch sử không nhiều lắm, chẳng hạn như: Sources on Economic Activities in Khmer and Cham Lands của Claude Jacques[3]. Trong công tŕnh nghiên cứu của ḿnh, Claude Jacques cũng đă phải thừa nhận “không giống như đế quốc Angkor, vương quốc Chàm nh́n ra biển. Thực tế này gợi mở sự tồn tại của thương mại quốc tế mặc dù không một bằng chứng nào về nó được t́m thấy qua những văn bia”. Momoki Shiro với các công tŕnh nghiên cứu như: Champa chỉ là một thể chế biển? (Những ghi chép về nông nghiệp và ngành nghề trong các tư liệu Trung Quốc).[4] và Đại Việt và thương mại ở biển đông từ thế kỷ X đến thế kỷ XV[5]; Noboru Karashima với Hoạt động thương mại của Ên Độ ở Đông Nam Á thời cổ trung đại[6]; Peter Burns – Roxanna M.Brown với Quan hệ ngoại giao Chàm-Philippines thế kỷ XI[7]
    Những công tŕnh nghiên cứu trên đây của các học giả quốc tế, đă đề cập trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động thương mại của vương quốc Champa trong lịch sử, khẳng định tầm quan trọng của hoạt động thương mại đối với lịch sử vương quốc Champa, cũng như những đóng góp quan trọng của Champa vào nền hải thương của khu vực trong lịch sử. Tuy nhiên, mức độ tập trung vào nghiên cứu hoạt động hải thương của Champa vẫn c̣n thấp, tản mạn và chưa thực sự tương xứng với yêu cầu khoa học được đặt ra.
    Về phía các nhà khoa học Việt Nam, suốt nhiều thập kỷ qua, các học giả Việt Nam đă kế thừa và tiếp tục những nghiên cứu c̣n dang dở của người Pháp, và cũng đă bước đầu đạt được những thành quả nhất định, đặc biệt là từ phía các nhà khảo cổ.
    Từ năm 1985, trong Hội nghị khoa học về Khu phố cổ Hội An lần thứ nhất, GS. Trần Quốc Vượng đă công bố tham luận mang tính định hướng với tựa đề Chiêm cảng Hội An với cái nh́n về biển của người Chàm và người Việt[8]. Đến Hội thảo Quốc tế về Đô thị cổ Hội An năm 1990, hai nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương và Vũ Hữu Minh cũng đă công bố tham luậnCửa Đai Chiêm thời vương quốc Champa thế kỷ IV-XV[9] đă tiến thêm một bước nữa trong việc nghiên cứu Champa nói chung và hoạt động buôn bán trên biển của người Chăm nói riêng.
    Thời gian gần đây, vấn đề thương mại biển của vương quốc Champa cũng đă trở thành đối tượng nghiên cứu thường xuyên hơn của các nhà nghiên cứu Việt Nam. Học giả Trần Kỳ Phương công bố công tŕnh: Bước đầu t́m hiểu về địa-lịch sử của vương quốc Chiêm Thành (Champa) ở miền Trung Việt Nam: Với sự tham chiếu đặc biệt vào “hệ thống trao đổi ven sông” của lưu vực sông Thu Bồn ở Quảng Nam[10]. Nhà nghiên cứu Hoàng Anh Tuấn cũng đă thể hiện sự quan tâm của ḿnh với vấn đề thương mại biển của Champa thông qua việc công bố một số công tŕnh nghiên cứu của ḿnh như: Cù Lao Chàm và hoạt động thương mại ở biển Đông thời vương quốc Champa[11], Hải thương Champa thế kỷ VII-X qua tư liệu Khảo cổ học ở Quảng Nam và Đà Nẵng[12].
    Qua việc t́m hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, có thể thấy rằng nghiên cứu hoạt động hải thương của vương quốc Champa c̣n sơ lược, hoạt động thương mại biển của vương quốc Champa trong các thế kỷ VII-XV vẫn chưa có công tŕnh nghiên cứu quy mô mang tính hệ thống nào đề cập cho đến hôm nay.


    III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Trong khuôn khổ của một Khóa luận tốt nghiệp, người viết không có tham vọng, và cũng không đủ khả năng để tŕnh bày dàn trải mọi lĩnh vực, mọi thời kỳ của lịch sử thương mại Champa xưa. Thông qua việc khảo sát các nguồn tư liệu, và kế thừa những kết quả của những học giả đi trước, người viết muốn tiếp tục làm sáng tỏ hoạt động thương mại biển của vương quốc Champa trong khoảng thời gian từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV, và những đóng góp của Champa vào nền hải thương của khu vực.

    IV. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
    - Nguồn tài liệu chữ viết được sử dụng trong Khóa luận, bao gồm một số lọai chính sau:
    + Các thư tịch cổ của Việt Nam, Trung Quốc, Arập viết về Champa nói chung, quan hệ buôn bán, thương mại của Champa nói riêng.
    + Các tài liệu nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước viết về vương quốc Champa và về hoạt động thương mại, buôn bán của Champa.
    + Các báo cáo khai quật, các bài nghiên cứu liên quan được đăng trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành lịch sử, khảo cổ học .
    Ngoài ra, Khóa luận tốt nghiệp c̣n sử dụng một nguồn tài liệu quan trọng khác khác là một số Luận văn thuộc chuyên ngành khảo cổ học, tài liệu và hiện vật của các đợt khảo sát, nghiên cứu khảo cổ học trên địa bàn miền Trung Việt Nam.
    - Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong Khóa luận:
    Khóa luận sử dụng Phương pháp lịch sử, phân tích mối liên hệ giữa các sự kiện xét về cả khía cạnh đồng đại và lịch đại. Bên cạnh đó một số Phương pháp bổ trợ như Phương pháp so sánh thống kê, Phương pháp dân tộc học .cũng được vận dụng để làm phong phú thêm cho đề tài nghiên cứu
    Những phân tích, đánh giá của tác giả đều cố gắng được tŕnh bày trên cơ sở vận dụng Phương pháp duy vật của chủ nghĩa Mac-Lênin.
    Khoá luận cũng đă sử dụng Phương pháp liên ngành, khai thác và kết hợp ba loại tài liệu: Lịch sử, dân tộc học và khảo cổ học.


    V. Bố cục của Khóa luận.
    Khóa luận gồm trang. Phần nội dung chính là trang, trong đó gồm phần mở đầu trang, kết luận trang, tài liệu tham khảo trang. Khóa luận được chia thành 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về thương mại Đông Nam Á thời cổ (Từ đầu công nguyên đến thế kỷ XV).
    Chương 2: Khái quát về vương quốc Champa
    Chương 3: Quan hệ thương mại của vương quốc Champa với các quốc gia trong khu vực (thế kỷ VII-XV).
    Kết luận











    Chương 1.
    TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐÔNG Nam Á
    THỜI CỔ TRUNG ĐẠI (TỪ ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỶ XV).

    Đông Nam Á là khu vực nằm giữa Trung Quốc và Ên Độ, chiếc nôi của hai trong số các nền văn minh lâu đời nhất thế giới. Nh́n chung, văn hoá và lịch sử của Đông Nam Á đă chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai nền văn minh này đến tận đầu thế kỷ XIX khi các cường quốc thực dân phương Tây đến thống trị Đông Nam Á. Do đó cũng cần phải xem xét các giai đoạn khác nhau trong lịch sử Ên Độ và Trung Quốc về quan hệ quốc tế của các quốc gia này với vùng ven biển Đông Nam Á.

    1.1 Quan hệ thương mại Đông Nam Á truyền thống
    Trước thế kỷ XV quan hệ thương mại của Đông Nam Á chịu sự chi phối của hai trung tâm kinh tế lớn là Trung Quốc và Ên Độ. V́ Đông Nam Á, không có nhiều sản phẩm mang giá trị thương mại cao nên nó chủ yếu đóng vai tṛ là trung gian cho hai thị trường này. Những thương nhân Ên Độ và Trung Quốc tới Đông Nam Á chủ yếu là để trao đổi hàng hoá với nhau. Họ cũng nhập hàng hoá của Đông Nam Á nh­ bạc, vàng, hương liệu, gia vị, đồ lâm thổ sản .nhưng chủ yếu đó là những hàng hoá mang tính phụ trợ.
    Chứng cứ thành văn đầu tiên về mối liên hệ thông qua biển giữa vùng nam Trung Quốc với Ên Độ Dương là những ghi chép rất Ưt ỏi nhưng được nhiều người biết đến trong sách Hán thư. Theo đó, con đường này có lẽ được h́nh thành vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Nhưng sự h́nh thành đó là kết quả của một quá tŕnh tích góp dần dần từ những hải tŕnh ngắn nối liền các điểm mút của đất liền như Quảng Đông, Hải Nam, Vịnh Bắc Bộ Đó là những lối thoát ra biển của vùng Trung Nguyên (trung tâm của Trung Quốc). Tương tự nh­ vậy, vùng duyên hải miền Trung Việt Nam là lối ra biển của phần phía đông Đông Nam Á lục địa. V́ vậy mà con đường giao thông ven biển trong thời kỳ này có thể được xem nh­ tuyến bổ xung cho tuyến giao thông đường bộ.
    Lịch sử hải thương của khu vực Đông Nam Á từ đầu thiên niên kỷ thứ nhất đến thế kỷ XV, theo GS. Nhật Bản Shigeru Ikuta,có thể được phân chia thành 2 giai đoạn lớn:
    1. Giai đoạn thứ nhất (Giữa thế kỷ II TCN đến khoảng thế kỷ VI)
    Vào giữa thế kỷ II TCN, hoặc có lẽ sớm hơn một chút, quan hệ hàng hải giữa Ên Độ và Trung Quốc bắt đầu. Bước ngoặt đă diễn ra vào đầu Công nguyên. Phía bắc, đế chế Hán được thành lập (206 TCN), có khuynh hướng hướng về phương Nam rất mạnh. Không chỉ trao đổi tự nhiên, mà một hệ thống thương mại địa phương và quốc gia đă được h́nh thành. Việt Nam trở thành một vùng đất giữ vị trí cầu nối giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Thương mại Đông Nam Á đă t́m được sức sống khi có điều kiện địa lư từ vùng Tây Nam Á là thị trường Ên Độ. Ên Độ là một dạng thức, mô h́nh phát triển của phương Đông, là một trung tâm kinh tế lớn. Vùng Nam Ên mang đậm dấu Ên Đông Nam Á, chia sẻ với nhau nhiều nét tương đồng về văn hoá, lịch sử, phong tục.
    Con đường hàng hải nối Trung Quốc và Ên Độ đi từ bắc Việt Nam lúc bầy giờ chịu sự thống trị của người Trung Hoa, dọc theo bờ biển bán đảo Đông Dương, qua bán đảo Mă Lai ở phần phía Bắc và tới Kancipura ở miền Nam Ên Độ. Một con đường khác không cắt ngang bán đảo nhưng đi xuyên qua eo biển Malacca. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu từ Trung Hoa là vàng và tơ lụa, và các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Trung Hoa từ Ên Độ là đá quư, vật lạ và đồ thuỷ tinh. Nói một cách khác, trong thời kỳ đó đă xuất hiện một ḍng vàng chảy từ Trung Hoa sang Ên Độ theo đường ven biển Đông Nam Á. Trên thực tế, vàng cũng được xuất từ Trung Hoa sang Ên Độ theo đường Trung Á.[13]
    Do kỹ thuật đi biển trong thời gian đầu c̣n hạn chế, nên hải tŕnh của các thương nhân phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện gió mùa. Xuất phát từ các cảng ở Nam Ên Độ, thương thuyền phải dựa vào gió mùa Tây - Nam ở biển Ên Độ Dương giữa tháng 4 và tháng 8 để đi về phía Đông. V́ thời gian của một đợt gió mùa kéo dài, nên sau khi dỡ hàng tại các bến cảng ở Đông Nam Á, họ có thể trở về cùng trong đợt gió mùa. Tuy nhiên hầu hết họ ở lại các thương cảng để hoạt động buôn bán với các vùng nằm trong ṿng hoạt động của gió mùa. Để tránh những đợt gió xoáy trên vịnh Bengan vào tháng 10, thương thuyền trở về vào tháng 12 khi gặp gió mùa Đông Bắc.
    Để phục vụ cho việc buôn bán lâu dài, thương nhân Ên Độ thường thiết lập những khu định cư dọc theo bờ biển phía tây của bán đảo Mă Lai và mời dân địa phương đến cùng sinh sống. Điều này đă kích thích sự ra đời của các quốc gia - đô thị. Trong các quốc gia - đô thị đó, vai tṛ làm chủ thuộc về những thương nhân Ên Độ.
    Chóng ta đều biết rằng ở miền Bắc Ên Độ, đế chế Mauryan (khoảng 317-180 TCN) đă nhập vàng bạc từ Tây Á. Dưới thời Mauryan, tiền vàng và bạc đă được đúc và lưu hành rộng rộng răi. Tiền Hy Lạp và La Mă cũng được lưu hành. Kancipura, trạm cuối của tuyến đường biển từ Trung Hoa, nằm ở miền Nam Ên Độ, và về mặt kinh tế, phụ thuộc vào Bắc Ên Độ. Có thể nói rằng mặc dù Nam Ên Độ đă khai thác và tinh chế được vàng nhưng không đủ để buôn bán với bắc Ên Độ và do đó Nam Ên Độ t́m nguồn cung cấp vàng từ vùng ven biển Đông Nam Á. Đ̣i hỏi này đă được Trung Hoa, quốc gia muốn có các sản phẩm quư lạ từ Ên Độ, nhận ra. Và kết quả là ḍng vàng và sản phẩm thay thế của nó, tơ lụa, bắt đầu từ Trung Hoa theo đường ven biển Đông Nam Á chảy sang.[14]
    Cũng khoảng thời gian này, các thương nhân Ên Độ bắt đầu đến bán đảo Mă Lai để mua vàng, mặt hàng được thu gom ở bán đảo Sumatra hoặc được mua từ Trung Hoa. Con đường bộ thông dụng nhất là qua eo đất Kra tại Takuapa. Từ đây, tiếp tục cuộc hành tŕnh xuyên qua eo Kra tới Ch’aiya ở phía đông của bán đảo Mă Lai. Tới được phía đông, đoàn người phải đáp thuyền tới thương cảng của Siam, Chiêm Thành, Đại Việt rồi mới tới các cảng phía nam của Trung Quốc. Ngoài con đường qua Kra c̣n có con đường từ Kedah theo đường bộ tới thẳng Tumasik (Singapore) rồi mới tới các cảng phía nam của Đông Nam Á. Hoặc, có thể từ Tavoy qua đèo Bachua tới sông Kanburi, từ đây tới sông Menam rồi mới tới Siam trước khi vào Trung Quốc.
    Ở Đông Đương, những hoạt động thương mại sôi động đă giúp h́nh thành nên những vương quốc cảng hùng mạnh, đặc biệt là ở phía nam Việt Nam ngày nay như: Phù Nam, Lâm Êp. Theo truyền thuyết th́ vương quốc Phù Nam được lập nên bởi người anh hùng từ phương nam vượt biển tới. “Điều đó có nghĩa là vương quốc này được h́nh thành bởi một quốc gia - đô thị trên bán đảo Mă Lai như là tiền đồn cho công cuộc thương mại và săn cướp nô lệ”[15].
    Ở Phù Nam, cảng thị Ăc Eo ra đời vào khoảng giữa thế kỷ II và tiếp tục hoạt động cho tới tận giữa thế kỷ VII. Sù ra đời của Ăc Eo tương ứng với quá tŕnh thống nhất Bắc Ên Độ do vua Kanichka (khoảng 144-173) tiến hành. Có thể nói kết quả của nó là: Một con đường thương mại trực tiếp chắc chắn đă được mở từ đồng bằng hạ lưu sông Ganges qua bán đảo Mă Lai tới Èc Eo, rồi sau đó tới Lâm Êp[16]. Từ thế kỷ thứ III thuyền buôn của Phù Nam đă tới mua hàng ở các quần đảo, chẳng hạn như mua dầu Long năo từ Padang, đinh hương từ Maluku và vàng từ Borneo. Những điều trên đây biết được qua hàng loạt các ghi chép trong sách Trung Quốc vào thế kỷ thứ III. Phù Nam là vương quốc truyền bá văn minh Ên Độ và Trung Quốc vào Đông Nam Á và có thể coi là trung tâm liên thế giới đầu tiên ở khu vực, đồng thời là là nơi nối thông mạng lưới riêng vốn có của Đông Nam Á với thế giới bên ngoài[17].
    Tương đương với Phù Nam, ở bờ biển bán đảo Đông Dương có vương quốc Lâm Êp (Champa). Vương quốc này nằm ngay ở phía Nam đèo Hải Vân. Con đường thương mại từ Ên Độ đến được tới Lâm Êp theo đường bộ qua thung lũng sông Me Kong và theo đường biển, dọc theo bờ biển bán đảo Đông Dương.
    Ở Ên Độ, đầu thế kỷ IV xuất hiện đế chế GúpTa (320-520). Dưới triều đại Gupta, cấu trúc cơ bản của nền văn minh Ên Độ đă được h́nh thành. Đạo Shaivism và đạo Phật Đại thừa là hai trong số những thành tố tạo nên văn hoá Gupta. Quyền tối cao của giai cấp Bà La Môn đối với tất cả các giai cấp khác cũng là một trong những đặc tính của nó. Ngôn ngữ thiêng liêng của người Bà La Môn được sử dụng rộng răi. Các nguyên tắc chính trị và xă hội được soạn thảo. Nền văn hoá Gupta này được những người Bà La Môn truyền sang Đông Nam Á và giới thiệu với dân chúng địa phương. Các quốc gia hùng cường đă “Ên hoá” được thành lập ở nhiều nơi khác nhau, kể cả Phù Nam và Lâm Êp trên cơ sở các khuôn mẫu Ên Độ.
    Từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ VII, là thời kỳ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của Ên Độ tới Đông Nam Á. Dưới sự trị v́ của hai vương triều Giupta (320-535) và vương triều Hácsa (606-648), Ên Độ đă đạt tới mức cực thịnh. Nhu cầu truyền bá văn hoá cũng như nhu cầu về trao đổi hàng hoá đă thúc đẩy thương nhân người Ên tới Đông Nam Á thường xuyên hơn[18]. Nhiều học giả đă thống nhất, cho rằng, yếu tố thương mại là nguyên nhân chủ yếu khiến người Ên Độ , vào những thế kỷ đầu Công nguyên, đă t́m đường vượt biển tới Đông Nam Á. Các nguồn tư liệu khác nhau cho biết, nguồn hương liệu, gỗ trầm, các loại dầu thơm, long năo, cánh kiến trắng .vô cùng phong phú ở Đông Nam Á đă thu hút các thương nhân Ên Độ đến Đông Nam Á. Tuy nhiên, đối với người Ên Độ, sức hấp dẫn trên của Đông Nam Á chưa mạnh bằng sức hút của vàng, khi họ đă mất nguồn mua vàng ở Xiberi và Trung Á vào các thế kỷ đầu trước và sau Công nguyên. Một loạt các địa danh của Đông Nam Á đă được ghi lai bằng chữ Phạn, như Takhola (chợ Bạch đậu khấu), Rarguradvipa (đảo long năo), Narikelađivipa (đảo dừa), Karakapuri (thành phố vàng), Suvannabhumi hay Suvarnađvipa (xứ vàng) .Chính xứ trầm hương của Champa là một trong những nơi ở Đông Nam Á có sức hút sớm nhất đối với các thương nhân Ên Độ[19].

    2. Giai đoạn thứ hai (từ khoảng thế kỷ VII đến thế kỷ XV).
    Sau khi triều đại Gupta sụp đổ vào giữa thế kỷ VI, Ên Độ mất dần ảnh hưởng đối với Đông Nam Á, mặc dù những người di cư và thương nhân vẫn tiếp tục đến đó. Đặc biệt sau khi đền Naranda ở miền Nam Ên Độ bị phá huỷ vào thế kỷ XII, Ên Độ đă không c̣n nhiều ảnh hưởng văn hoá đối với Đông Nam Á nữa[20].
    Sự mở đầu của giai đoạn này c̣n được đánh dấu bởi sự xuất hiện của các tàu buôn từ Tây Á tới Trung Hoa, mang theo bạc khai thác từ các mỏ ở Ba Tư và các vùng lân cận. Khoảng những năm 650, những con tàu Tây Á này bắt đầu giương buồm thẳng tới Trung Hoa. Điểm đến cuối cùng của những thương nhân Tây Á này là Quảng Châu (Quảng Đông).
    Sù suy yếu của vương quốc Phù Nam đă đẩy hoạt động thương mại tiến sâu xuống phía nam của bán đảo Mă Lai. Thậm chí trước đó, tàu bè từ Tây Á chắc chắn đă tới vùng ven biển Đông Nam Á Ưt nhất là từ đầu thế kỷ V. Nhưng từ đầu thế kỷ VII, chúng lại chở bạc từ Ba Tư và các vùng lân cận. Do đó việc buôn bán giữa vùng đồng bằng Bengal và Phù Nam qua bán đảo Mă Lai giảm dần, và v́ vậy Ăc Eo bị rơi vào lăng quên. Lănh địa của vương quốc Phù Nam bị Chenla, một vương quốc Khơ Me đă di chuyển xuống phía Nam dọc theo thung lũng sông Mê Kông, xâm lược và chiếm cứ. Sự suy yếu của vương quốc Phù Nam, vừa là hệ quả của một quá tŕnh dịch chuyển con đường thương mại trong khu vực từ phía Bắc xuống phía nam bán đảo Mă Lai; đồng thời, sự suy yếu của Phù Nam đă trở thành điều kiện khách quan để h́nh thành ở Đông Nam Á những trung tâm thương mại mới, đặc biệt là sự xuất hiện của Srivijaya - ở nơi hiện nay là Palembang như một trạm trung chuyển cho các tàu Ba tư và Arập trên đường tới Trung Hoa.
    Cho đến thế kỷ VII-VIII, kĩ thuật hàng hải đă đạt được những bước tiến mới, đặc biệt là sự tham gia của những thuỷ thủ Arập đă có thể tận dụng được những ưu việt của hoạt động gió mùa vào trong các hoạt động buôn bán, đi biển. Đồng thời, các thuyền mành (Junk) Trung Quốc đă bắt đầu cập bến các thương cảng Đông Nam Á và vượt biển tới Ên Độ. Đây là loại thuyền buồm lớn có sức chứa lớn có thể chở trên 500 người và về trọng lượng có thể đến 500 tấn. Chính những ưu việt của loại thuyền mành đă làm cho hoạt động đi biển được thuận lợi hơn rất nhiều. Các thương thuyền không c̣n lo sợ hoạt động của gió mùa mà c̣n tận dụng nó làm sức đẩy cho những con thuyền của ḿnh. Hoạt động thương mại v́ thế cũng theo định kỳ để tận dụng những ưu điểm của gió mùa. Đây là điều kiện để ra đời những cảng thị như là nơi thu gom hàng hoá và là chốn nghỉ chân cho những thương thuyền. Nhờ kiểm soát được những tuyến thương mại mà nhiều đế chế đă ra đời, chẳng hạn như Srivijaya hay Ayuthaya.
    Sự xuất hiện của các thuyền mành của người Trung Hoa tại vùng ven biển Đông Nam Á đă tạo ra một sự thay đổi lớn về chính trị và kinh tế trong khu vực[21]. Thứ nhất, cảng xuất phát của các thuyền mành Trung Hoa là Quảng Châu. Do đó các cảng của Bắc Việt Nam dưới thời này trở nên kém quan trọng hơn, và chỉ c̣n là những trạm trung chuyển địa phương.
    Trong giai đoạn này, những biến đổi lớn đă xảy ra ở vùng Nam Việt Nam. Vương quốc Lâm Êp biến diệt vào năm 749, và từ năm 758, một vương quốc mới xuất hiện ở khu vực Phan Rang và Nha Trang, mang tên Hoàn Vương. Nó tồn tại cho tới năm 810. Sau đó, một vương quốc khác ra đời trên vùng đất xưa của xứ Lâm Êp với cái tên Zhancheng hay Champapura. Kinh đô của nó là Indrapura. Sù thay đổi này có thể phản ánh những thay đổi trong thương mại hàng hải quốc tế. Lâm Êp chắc chắn đă tuyệt diệt do sù gia tăng buôn bán trực tiếp giữa Srivijaya và Trung Hoa, trong khi sù ra đời của Champapura lại đồng nghĩa với sự xuất hiện của trung Java và sự mở đầu quan hệ buôn bán trực tiếp giữa trung Java và Nam Việt Nam qua đường biển.
    Campuchia, Java và vương quốc Việt độc lập thường xâm lấn, cướp bóc các quốc gia đô thị ở vùng ven biển Đông Nam Á. Mục tiêu chính của họ là Champa. Việt Nam từ phía Bắc, Campuchia từ phía Tây và Java vượt biển từ phía Nam thường xuyên xâm lấn xứ Champa. Mục đích của họ là cướp bóc của cải được tích luỹ và dân chúng đang sinh sống ở đó. Điều này cho thấy Champa quan trọng như thế nào trong quan hệ thương mại hàng hải quốc tế ở khu vực thời kỳ bấy giờ.
    Căn cứ vào những ghi chép trong thư tịch của nhiều nước đă cho thấy mặt hàng chính của con đường buôn bán trên biển ở Đông Nam Á thời kỳ này không chỉ là tơ lụa mà c̣n có hương liệu và gốm sứ từ Đông mang sang Tây để đổi lấy vàng bạc, đá quư, thuỷ tinh, V́ thế, đă có người cho rằng, cần phải đặt tên lại cho con đường này là “con đường gốm sứ” hay “con đường hương liệu”. Do thách thức khắc nhiệt của thời gian, nên hàng hoá được vận chuyển trên con đường tơ lụa trên biển đă bị mất hầu hết dấu vết ngoại trừ gốm sứ.
    Có thể thấy, trước thời Đường (618- 907), các tuyến buôn bán quốc tế đă được xác lập và chúng đặt cơ sở cho sự h́nh thành “con đường tơ lụa trên biển” sau này chạy xuyên qua nhiều quốc gia Đông Nam Á. Từ thế kỷ VI, các thương nhân Tây Á đă thay thế người Ên Độ trong quan hệ thương mại ở Biển Đông. Từ thế kỷ VIII, các thương nhân người Hoa bắt đầu thâm nhập mạnh vào khu vực Đông Nam Á và lại thay thế dần các thương nhân Tây Á. Do đó, Đông Nam Á với lợi thế là eo biển Malacca và eo biển Sunda đă trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá giữa các khu vực Đông Bắc Á với Nam Á và Tây Á. Quá tŕnh thâm nhập trực tiếp của người Hoa đă đẩy vai tṛ thương mại của các nước Đông Nam Á xuống vị trí thứ yếu và thụ động. Nhiều cảng thị thực tế chỉ là các trung tâm buôn bán địa phương, nơi lưu trú thu gom, cung cấp hàng hoá cho các thuyền buôn ngoại quốc do thương nhân Hoa kiều chi phối.
    Có thể xem như kẻ thống trị “con đường tơ lụa trên Biển” thế kỷ IX- X là các thương nhân Nam Trung Hoa và thương nhân Arập. Đặc biệt là các thương nhân Trung Hoa, họ tăng cường các hoạt động buôn bán ở vùng biển Đông Nam Á, Do vậy, thuyền buôn của các nước vùng Tây Á không cần phải đến Trung Quốc, họ chỉ cần đến một số cảng vùng Đông Nam Á là có thể mua được hàng hoá của Trung Quốc. Điều đó khiến cho khu vực Đông Nam Á dần nóng lên bởi các chuyến thương mại từ Trung Quốc đến đây và từ đây sang khu vực Ên Độ Dương.
    [​IMG]
    Bản đồ con đường tơ lụa- gốm sứ xuyên Đại Dương
    Vào khoảng thời gian này, các mỏ bạc ở Ba Tư và những vùng phụ cận đă cạn kiệt, do đó việc t́m kiếm hàng thay thế rất được chú ư. Các thương nhân Ba Tư và Arập mua bạc từ châu Âu để xuất sang Ên Độ và Trung Hoa. Họ cũng mua hạt tiêu từ Nam Ên Độ, và sau đó từ bắc Sumatra. Một mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác của Ên Độ là vải bông sản xuất ở Gujarat. Các thương nhân Trung Hoa cũng săn lùng các mặt hàng buôn bán được sản xuất ở Đông Nam Á, kể cả lâm sản của vùng bán đảo Đông Dương và đồ gia vị của vùng Moluccas. Trong khi đó, cùng với hàng tơ lụa, các sản phẩm sứ Trung Quốc bắt đầu được xuất khẩu với số lượng lớn.
    Đối với hàng hoá của khu vực Đông Nam Á, th́ thị trường Trung Quốc có vị trí đặc biệt quan trọng cho đến tận thế kỷ XIX. V́ vậy mà nhịp độ buôn bán và t́nh trạng kinh tế Trung Quốc có ảnh hưởng tới mức có thể làm biến động mạng lưới Đông Nam Á. Trong khoảng từ thế kỷ IX đến cuối thế kỷ X, sự đ́nh trệ về kinh tế suốt gần một thế kỷ rưỡi ở Trung Quốc đă làm tan ră mạng lưới kinh tế ở các nước nhỏ như An Nam đô hộ phủ, Lâm Êp, Dvaravati, Pyu, Maratam, và ngay cả mạng lưới ven biển như Srivijaya- Sailendra. Sù suy yếu của Srivijaya xuất hiện vào giữa lúc thương nhân Ả Rập, Ên Độ, Trung Quốc đang mở rộng thu mua các mặt hàng từ vùng biển này. Borneo và Philippin trỗi dậy tổ chức buôn bán hương liệu ở vùng biển Đông Nam Á.
    Đối với quốc gia Srivijaya, hưng thịnh và suy tàn đă gắn ḿnh với Trung Hoa. Các thương nhân Trung Hoa và các thương nhân ở Srivijaya thường xuyên qua lại hoạt động buôn bán trao đổi giữa hai bên rất mạnh. Năm 971, khi Trung Quốc mở một đại lư tại Quảng Đông để quản lư hoạt động thương mại trên biển th́ các thương nhân Srivijaya đă được nêu trong danh sách những người ngoại quốc thường xuyên lui tới đó. Cuốn sách Lịch sử nhà Tống có ghi chép lại việc một thương gia của Srivijaya đến Sơn Đầu (Quảng Đông) vào năm 980, và 5 năm sau một phái bộ thương mại thuần tuư cũng đă tới đó. Việc triều đại nhà Tống tái lập lại trật tự đă tạo ra nhiều mối giao lưu với Srivijaya. Trung Quốc có ghi chép lại nhiều sứ bộ đến đây vào những năm 960, 962, 972, 974, 975, 980, 983, và 988. Mối giao lưu đều đặn giữa hai triều đ́nh tiếp diễn đến năm 1178, khi hoàng đế Trung Quốc thấy việc đón tiếp các sứ bộ này quá tốn kém và đă chỉ thị rằng, kể từ đó về sau, các sứ bộ này không được đi quá Tuyền Châu (Phúc Kiến). Tuy vậy, hoạt động thương mại b́nh thường vẫn được tiếp tục.
    Từ khoảng cuối thế kỷ XI, thị trường Trung Quốc dần sống lại. Sự biến đổi quan trọng nhất trong thời kỳ này là sự hưng thịnh của các đô thị ở vùng Trung và Nam Trung Quốc. Sự phát triển đó cần tới sự buôn bán trên biển. Về mặt kỹ thuật, thuyền buôn lớn xuất hiện ở các vùng phía Nam Trung Quốc. Sức trở của loại thuyền này tăng lên rất nhanh chóng và hải tŕnh của chúng cũng thay đổi từ cận hải (chạy ven bờ) đến viễn Dương (đi biển xa). Hàng hoá chuyên chở cũng thay đổi từ hàng nhẹ, quư như tơ lụa sang những hàng nặng như đồ sứ, từ những đồ xa xỉ như dầu thơm sang những vật dụng đại chúng hơn như giấy. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật thuyền mành (Junk), Các thương nhân nhận ra: Việc gom hàng từ các cảng lớn c̣n thu lợi nhiều hơn. Sự “sực tỉnh” này cùng sự lớn mạnh trở lại của trung tâm buôn bán vùng hạ lưu bán đảo Mă Lai, bắc Sumatra và sự tham dự trực tiếp của các thế lực đất liền (Ankor, Pagan ), làm cho khu vực từ vịnh Bengan qua bán đảo Mă Lai, Nam biển Đông hưng thịnh trở lại, tham dự tích cực vào con đường buôn bán quốc tế.
    Trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XI sang thế kỷ XII trên thế giới h́nh thành xu hướng độc chiếm đường buôn bán trên biển. Chẳng hạn như người Ư chi phối vùng phía Đông biển Địa Trung Hải, người Hồi giáo ở phía Tây Ên Độ Dương, ở biển Đông lúc này vị trí đó thuộc về người Trung Quốc. Ên Độ Dương và Nam Trung Hoa nối lại giao thương thông qua eo Malacca. Hoạt động trên biển ở đây sống lại với việc h́nh thành một liên minh các tiểu quốc cảng biển gọi là San Fo Ch’i (Tam Phật Tề) do người Trung Quốc tri phối. Quốc gia liên bang San Fo Ch’i này có thể bao gồm các tiểu vương quốc ven biển Palembang, Jambi và Kedah, đă phản ánh quy mô buôn bán rộng lớn của thời kỳ đó.

    Năm 1368, nhà Minh được thành lập thay thế nhà Nguyên- một vương triều ngoại phiên đến thống trị Trung Hoa, giành lại giang sơn cho “người Hán”. Sau khi lên ngôi, Chu Nguyên Chương (tức Minh Thái Tổ) tiếp tục tiêu diệt những thế lực cát cứ c̣n sót lại của nhà Nguyên, thống nhất đất nước, mặt khác ổn định t́nh h́nh kinh tế, chính trị và xă hội Trung Quốc, đi đến xây dựng một chính quyền phong kiến trung ương tập quyền đủ mạnh để cai trị đất nước, phát triển kinh tế. Triều Minh là một trong những triều đại hưng thịnh nhất Trung Quốc, với nền kinh tế hàng hoá phát triển, quan hệ ngoại giao được mở rộng hơn bao giờ hết, với mạng lưới “chư hầu thần thuộc” dày đặc. Trong giai đoạn này, lần đầu tiên Trung Quốc “đóng cửa” đất nước. Đó là chính sách của triều đại Minh nhằm độc quyền ngành thương mại hàng hải vốn nằm trong tay các thương nhân người Hoa. Chính quyền cấm các thuyền bè tư nhân đi ra nước ngoài và hoạt động ngoại thương chỉ giành cho các đội tàu của Hoàng Đế và những ai tới thăm Trung Hoa dưới h́nh thức các sứ bộ đến triều cống.
    Chính quyền Trung Quốc cũng đă ra sức t́m cách thiết lập hệ thống kiểm soát vùng “biển Nam Trung Hoa”. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới chính sách cấm vận hàng hải vào cuối thế kỷ XIV. Từ đó không một thương thuyền nào có thể đến Trung Quốc buôn bán nếu không có giấy phép chính thức của triều đ́nh. “Cuộc xuất dương của hạm đội Trịnh Hoà vào đầu thế kỷ XV thực chất cũng vẫn là nhằm kiểm soát trên khu vực Nam Trung Hoa cho nhà Minh”[22].
    C̣ng trong khoảng thời gian này, Nhật Bản đă xuất hiện như một bạn hàng hùng hậu trong thương mại hàng hải quốc tế. Kể từ giữa thế kỷ VIII, các tàu buôn Trung Hoa đă đến Nhật. Nhật cần đến tơ lụa, đồ sứ và các sản phẩm thủ công Trung Hoa cũng như các sách kinh điển Trung Hoa và các kinh phật đă được dịch ra chữ Hán. Các mặt hàng xuất khẩu của Nhật là đồng có chứa bạc, các sản phẩm thủ công như quạt gấp và kiếm Nhật. Ở Trung Hoa, đồng của Nhật được sử dụng để đúc tiền đồng và tách lấy bạc. Đến đầu thế kỷ XII, tàu Nhật bắt đầu đến các cảng Trung Hoa, đặc biệt là cảng Ningpo. Đó là do nhu cầu về hàng Trung Hoa tại Nhật ngày càng tăng lên. V́ người Nhật không có đủ mặt hàng buôn bán để mua đủ số lượng cần thiết hàng Trung Hoa nên họ phải tiến hành cướp bóc dọc theo bờ biển Triều Tiên và bắc Trung Hoa. Đó là một trong những lư do để Hoàng đế Hồng Vũ nhà Minh “đóng cửa” đất nước nhằm diệt hoạ hải tặc Nhật và yêu cầu quốc vương Nhật truy diệt bọn hải tặc trong nước. Sau đó việc buôn bán giữa Nhật Bản và Trung Hoa được các sứ bộ Nhật bản sang triều cống tiến hành hoặc thông qua thương mại trung gian với vương quốc Ryukyu và cũng bằng h́nh thức các sứ bộ triều cống. Vương quốc Ryukyu cũng có quan hệ buôn bán với một số cảng ở ven biển Đông Nam[23].
    Thế kỷ XIII có một sự thay đổi lớn đối với Ên Độ. Ở Bắc Ên, vương quốc Hồi giáo Sultan Delli (1206-1526) được thành lập đă tách khỏi sự phụ thuộc vào Ápganixtan và thực sự phát triển cường thịnh. Thêm vào đó là việc người Mông Cổ ở Trung Á thường xuyên tấn công vào Ên Độ đă kích thích thương nhân Ên Độ thường xuyên lui tới thương cảng Đông Nam Á hơn. V́ vậy, những ảnh hưởng của Ên Độ đến Đông Nam Á trong giai đoạn này càng được tăng cường. Chính điều này là một trong những nhân tố giúp cho sù ra đời của vương triều Majapahit - vương triều cuối cùng ra đời do ảnh hưởng của Ên Độ.
    Khi mối quan hệ giữa Ên Độ và Đông Nam Á được thiết lập trở lại th́ cũng là lúc hoạt động thương mại ở Đông Nam Á có những bước chuyển biến quan trọng. Do chính sách hạn chế thương mại của nhà Minh, những thương nhân Ên Độ và Tây Á không thể tới trực tiếp Trung Quốc để nhập hàng mà phải thông qua thị trường trung gian là Đông Nam Á. Để bù lấp vào những thiếu hụt về mặt hàng Trung Quốc, nhiều mặt hàng Đông Nam Á cũng bắt đầu gia nhập vào mạng lưới buôn bán quốc tế. Hơn nữa trong thời gian này, ở Đông Nam Á nhiều thương cảng đă được thành lập đáp ứng nhu cầu là trạm trung chuyển hàng hoá không những của Đông Nam Á mà cho cả Đông Bắc Á.
    Bản thân Đông Nam Á, sau một thời gian tích luỹ kinh nghiệm, học hỏi giao thương với bên ngoài cũng đă có những mặt hàng có giá trị thương mại cao: tơ lụa, gốm sứ của Việt Nam, gốm của Champa, gốm của Thái Lan, hương liệu, gia vị của quần đảo Maluku, Banda, Sumatra .Những hàng hoá này sau thời gian mang tính thử nghiệm ở thị trường phương Tây đă được chấp nhận ở mức độ cao. Khi nhu cầu về hàng hoá Đông Nam Á ngày càng cao là nhân tố thúc đẩy việc h́nh thành những trung tâm sản xuất hàng hoá ở Đông Nam Á và thúc đẩy hoạt động thương mại trong vùng. Những đế chế lớn như Majapahit, Ayuthaya, Malacca ra đời cũng trong bối cảnh này. Trước tiên, thành phố và vương quốc Ayuthaya được thành lập năm 1351 và đóng vai tṛ trạm trung chuyển giữa người Thái và người Mă Lai. Cũng như vương quốc Majapahit, nó kiểm soát khu vực nông nghiệp từ cảng thị. Các mặt hàng xuất khẩu chính của nó bao gồm gạo, hàng lâm sản như gỗ, và một số thuỷ sản.
    Trên bán đảo Mă Lai, thành phố và vương quốc Malacca ra đời vào đầu thế kỷ XV[24]. Lúc đầu, nó là đất cống cho vương quốc Ayuthaya, nhưng được sự ủng hộ mạnh mẽ của Trung Hoa trong việc hợp tác với các cuộc viễn chinh ven biển của đô đốc Trịnh Hoà từ 1405 đến 1433, nó thoát khỏi ách thống trị của người Xiêm để trở thành đất cống của Trung Hoa. Sau năm 1433, khi không c̣n tàu bè của Trung Hoa xuất hiện ở đó nữa, nó lại bị vương quốc Ayuthaya tấn công. Vương quốc Malacca đă thắng lợi trong việc đẩy lùi quân Xiêm chủ yếu là do sự hợp tác của dân chúng địa phương dưới ngọn cờ đạo Hồi. Sau đó đạo Hồi được công nhận là quốc đạo.
    Trong mạng lưới các quốc gia - đô thị Hồi giáo, mà Malacca là trung tâm, các quốc gia - đô thị nằm ở vùng ven biển Java đóng vai tṛ quan trọng, v́ chúng tiến hành cướp bóc vương quốc Majapahit và mở rộng lănh địa sâu vào lục địa. Sau đó, một trong những quốc gia - đô thị này, Demak, đă tiến sâu vào đất liền tới vùng đồng bằng trung Java và lập nên vương quốc Mataram vào khoảng năm 1580. Các quốc gia trên có quan hệ thương mại và tôn giáo với các quốc gia ở vùng ven biển Nam Việt Nam mà cư dân là người Chăm.
    Từ thế kỷ XIV- XV trở đi, buôn bán quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á ven biển trở nên sôi động, bởi không chỉ tăng nhanh chóng về quy mô hàng hoá, số lượng các thuyền buôn và các nhà buôn trong vùng, mà c̣n diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà buôn Trung Quốc, Nhật Bản với các thương gia Ên Độ, Arập. Từ thời gian này các nhà buôn Đông Bắc Á và Đông Nam Á, trước hết là người Trung Hoa, Nhật Bản, Java đă chiếm được thế độc quyền thương mại trên biển ngay từ tay người Ên Độ và Arập. Tuy vậy, ḍng chảy thương mại từ phía Ên Độ Dương không ngừng đổ về khu vực này. Kết quả của sự sôi động trên đă tạo dựng nên “hệ thống mậu dịch Châu Á” hay “kỷ nguyên thương mại Châu Á”. Cũng có thể gọi như cách gọi của Anthony Reid về thời kỳ này là “thời kỳ hoàng kim của hoạt động thương mại Đông Nam Á 1450- 1680”[25], trong đó Trung Quốc đóng vai tṛ then chốt của quá tŕnh này.
     
Đang tải...