Tiến Sĩ Quan hệ thương mại Asean - Trung quốc giai đoạn 2001-2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/8/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    iii
    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các ký hiệu, các ký hiệu viết tắt iv
    Danh mục các bảng . v
    Danh mục các biểu đồ vi
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 6
    1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 6
    1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài . 12
    1.3. Khoảng trống nghiên cứu . 14
    Tiểu kết chương 1 14
    Chương 2: CƠ SỞ CHO SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
    ASEAN - TRUNG QUỐC 15
    2.1. Cơ sở lý luận cho sự phát triển quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc . 15
    2.2. Cơ sở thực tiễn . 21
    Tiểu kết chương 2 51
    Chương 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI ASEAN -
    TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2014 52
    3.1. Quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc trước năm 2001 . 52
    3.2. Quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2001-2010 . 60
    3.3. Quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2011 - 2014 . 78
    3.4. Đánh giá quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2001-2014 . 85
    Tiểu kết chương 3 100
    Chương 4: TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI ASEAN -
    TRUNG QUỐC ĐẾN NĂM 2020 VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA
    VIỆT NAM TRONG MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI NÀY 101
    4.1. Triển vọng của quan hệ thương mại giữa ASEAN - Trung Quốc đến năm 2020 101
    4.2. Định hướng và một số giải pháp đối với Việt Nam nhằm đạt được lợi ích
    từ mối quan hệ ASEAN - Trung Quốc 134
    KẾT LUẬN 149
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 151
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 152 iv
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    Viết tắt Nghĩa tiếng Việt
    ACFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
    ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
    CLMV Các thành viên mới của ASEAN
    CNH Công nghiệp hóa
    CNXH Chủ nghĩa xã hội
    EU Liên minh châu Âu
    GATS Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ
    GDP Tổng sản phẩm Quốc nội
    HĐH Hiện đại hóa
    IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế
    ITC Trung tâm Thương mại Quốc tế
    ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
    USD Đô la Mỹ
    VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
    WB Ngân hàng thế giới
    WTO Tổ chức thương mại thế giới
    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 2.1. Các khu mậu dịch tự do lớn và sự tham gia của một số nước . 26
    Bảng 2.2. Dân số của Trung Quốc và các nước ASEAN năm 2013 . 37
    Bảng 2.3. Một vài chỉ số kinh tế vĩ mô của Trung Quốc giai đoạn 1990-1998 39
    Bảng 2.4. Tổng giá trị kim ngạch thương mại của ASEAN giai đoạn (1999 - 2000) . 42
    Bảng 2.5. Một số chỉ số về thương mại & đầu tư vào khu vực ASEAN năm 2009 44
    Bảng 2.6. Tăng trưởng kinh tế ASEAN trong nền kinh tế thế giới năm 2012 48
    Bảng 3.1. Cán cân thương mại ASEAN và Trung Quốc giai đoạn 1993-2002 55
    Bảng 3.2. Giá trị hàng hóa thương mại của Trung Quốc các bạn hàng lớn
    Giai đoạn 1993-2002 . 56
    Bảng 3.3. Đầu tư của từng nước ASEAN vào Trung Quốc . 57
    Bảng 3.4. Đầu tư của Trung Quốc vào từng nước ASEAN (Tính đến cuối
    năm 2000) 59
    Bảng 3.5. Danh mục chủng loại nhóm hàng hóa trong chương trình thu
    hoạch sớm theo hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN -
    Trung Quốc 62
    Bảng 3.6. Danh mục các quốc gia tham gia Chương trình Thu hoạch sớm và
    danh mục hàng hóa loại trừ . 63
    Bảng 3.7. Biểu thuế với hàng hóa nằm trong “Chương trình Thu hoạch sớm” 64
    Bảng 3.8. Biểu thuế với hàng hóa thông thường theo thỏa thuận ACFTA . 64
    Bảng 3.9. Mô hình Cắt giảm và Loại bỏ thuế quan đối với các Dòng thuế
    trong Danh mục thông thường giữa các nước thành viên ASEAN
    và Trung Quốc . 64
    Bảng 3.10. Thương mại Trung Quốc - ASEAN giai đoạn 2002-2010 67
    Bảng 3.11. Mười bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc năm 2009 . 69
    Bảng 3.12. Thương mại Trung Quốc - ASEAN giai đoạn 2011-2014 79
    Bảng 4.1. Tác động của ACFTA tới GDP thực tế theo mô hình GTAP . 102
    Bảng 4.2. Tác động của ACFTA tới xuất khẩu theo mô hình GTAP 104
    Bảng 4.3. Các khả năng trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN-5 108
    Bảng 4.4. So sánh đơn giá nhân công giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN . 123
    Bảng 4.5. Chỉ số đặc thù của Trung Quốc và các nước ASEAN 5 trong một
    số ngành công nghiệp, Đơn vị % . 124
    vi
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002 của các nước ASEAN 43
    Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 của các nước ASEAN . 46
    Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng của các nước ASEAN trong xuất khẩu thương mại
    dịch vụ toàn cầu năm 2011 47
    Biểu đồ 3.1. Giá trị kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và
    ASEAN giai đoạn 1998-2002 . 53
    Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng và chủng loại hàng hóa của các nước ASEAN xuất
    khẩu vào Trung Quốc năm 2011 . 54
    Biểu đồ 3.3. Đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc giai đoạn 1991 - 2001 57
    Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ FDI từ Trung Quốc trong tổng FDI vào ASEAN 58
    Biểu đồ 3.5. Thương mại Trung Quốc - ASEAN, 2000-2011 (tỷ USD) . 61
    Biểu đồ 3.6. Giá trị xuất nhập khẩu và cán cân thương mại ASEAN -
    Trung Quốc giai đoạn 2002-2011 . 68

    1
    MỞ ĐẦU

    Trung Quốc và các nước ASEAN là láng giềng của nhau, hai bên có lịch sử
    giao lưu lâu đời. Từ khi ASEAN thành lập năm 1967 đến năm 1991 Trung Quốc và
    ASEAN đã chính thức thiết lập quan hệ, mối quan hệ song phương này trải qua
    chặng đường phát triển từ đối lập, hoài nghi đến quan hệ đối tác chiến lược đối
    thoại và hợp tác lấy bình đẳng, láng giềng hữu nghị, tin cậy lẫn nhau làm nền tảng.
    Trước khi trở thành đối tác đầy đủ, Trung Quốc và ASEAN đã thành lập Uỷ
    ban Liên hiệp về kinh tế thương mại và khoa học kỹ thuật năm 1994. Năm 1997 đổi
    thành Uỷ ban hợp tác liên hợp. Năm 2001 lập lên Hội đồng buôn bán ASEAN -
    Trung Quốc với chức năng thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa hai bên. Trung Quốc
    đề xuất ý tưởng xây dựng khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN trong
    vòng 10 năm. Cùng năm, lãnh đạo hai bên xác định nông nghiệp, viễn thông - thông
    tin, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư và khai thác lưu vực sông Mê - Công là 5 lĩnh
    vực hợp tác trọng điểm trong đầu thế kỷ mới. Năm 2002 hai bên ký Hiệp nghị
    khung về hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc-ASEAN , xác định đến năm 2010
    hoàn thành Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN.
    Tháng 10 năm 2004, Uỷ ban đàm phán mậu dịch ASEAN - Trung Quốc họp
    nhóm tại Bắc Kinh đã nhất trí thông qua Hiệp định hàng hóa của CAFTA (TIG).
    Theo Hiệp định này, 6 thành viên ban đầu và Trung Quốc sẽ có Hiệp định tự do
    thương mại vào năm 2010.
    Với lộ trình khá rõ ràng và hàng loạt những thỏa thuận đạt được nhằm thực
    hiện tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư đã tạo ra môi trường thuận
    lợi để thúc đẩy hợp tác, liên kết một cách năng động giữa các nước ASEAN và
    Trung Quốc. Việc dỡ bỏ các rào cản thương mại theo các thỏa thuận đạt được giữa
    các bên sẽ góp phần làm giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh tế, đồng thời tạo ra cơ
    chế hỗ trợ sự ổn định về kinh tế. Điều đó không chỉ thúc đẩy kinh tế xã hội của mỗi
    bên mà còn làm tăng tiếng nói của ASEAN - Trung Quốc trong các vấn đề thương
    mại quốc tế cũng như trong các lĩnh vực khác nhau của quan hệ quốc tế.
    Trung Quốc là một nước đang phát triển lớn, trong khi hầu hết các thành viên
    ASEAN là những nước nhỏ. Quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN cũng như Trung
    Quốc với các thành viên ASEAN có bình đẳng hay không, đặc biệt khi mà Trung Quốc
    hiện đã trở thành một cường quốc. Điều này rất có ý nghĩa trong việc duy trì lâu dài,
    bền vững mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN, đặc biệt trên khía cạnh thương mại. 2
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong bối cảnh thế giới hiện nay khu vực hoá và toàn cầu hoá đã trở thành
    xu hướng chủ đạo cho sự phát triển. Các quan hệ này diễn biến theo nhiều chiều
    hướng khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, . Do
    vậy, để tự bảo vệ mình và tránh khỏi sự tụt hậu, các nền kinh tế ngày càng có xu
    hướng liên kết khăng khít chặt chẽ với nhau, cùng nhau phát triển và mở rộng thị
    trường kinh doanh. Điều này dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các tổ chức kinh tế, các
    khu vực mậu dịch tự do, thị trường chung, . Các tổ chức này xuất hiện ngày càng
    nhiều và chi phối mạnh mẽ nền kinh tế các nước cũng như toàn cầu. Không nằm
    ngoài sự vận động đó, ASEAN và Trung Quốc đã xây dựng và phát triển quan hệ
    thương mại từ đầu những năm 1990 với mục đích hợp tác cùng phát triển, vươn tầm
    ra thế giới. Đông Á nói chung, Trung Quốc và ASEAN nói riêng là khu vực đang
    ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường châu Á, thu hút nhiều sự chú ý của
    các nhà phân tích và kinh doanh trên toàn cầu.
    Trong cơ chế hợp tác ASEAN+, quan hệ thương mại song phương ASEAN -
    Trung Quốc có tốc độ phát triển nhanh nhất, ngày càng khẳng định vai trò đối với
    thương mại giữa hai nền kinh tế. Có thể nói, đây là thị trường có mức phát triển
    nóng nhất trên thế giới.
    Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là một vùng rộng lớn, một
    khu vực mậu dịch lớn nhất thế giới với thị trường hơn 1,88 tỷ dân, chiếm hơn 40%
    nguồn dự trữ toàn cầu với tổng GDP gần 10.000 tỷ USD (2011). Với tầm quan
    trọng và ý nghĩa của vấn đề tham gia và phát triển thương mại giữa ASEAN và
    Trung Quốc, việc nghiên cứu đánh giá tác động của việc phát triển mối quan hệ này
    đối với Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp chính sách kinh tế - thương
    mại cũng như phương án đàm phán, cam kết phù hợp là một vấn đề bức thiết đặt ra
    đối với cả các cơ quan nghiên cứu cũng như các cơ quan hoạch định chính sách.
    Tuy nhiên, cho tới nay, mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu ở các cấp độ khác
    nhau đánh giá và xem xét mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và
    Trung Quốc, trong đó Văn phòng Uỷ ban Quốc gia phối hợp với các Bộ, Ngành
    thành viên đã tiến hành trước đây đề tài về “Đánh giá tác động của việc Trung Quốc
    gia nhập WTO đối với Việt Nam”, nhưng một nghiên cứu và đánh giá mang tính
    tổng quát về những tác động đối với Việt Nam trong bối cảnh một khu vực thương
    mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc là một vấn đề tương đối mới mẻ, chưa được
    nghiên cứu và giải quyết rõ. 3
    Trong giai đoạn 2000-2010 Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ. Từ đây trong
    quan hệ với bên ngoài, Trung Quốc luôn thể hiện họ là nước lớn. Trung Quốc đã
    thay đổi cách ứng xử của họ với các nước ASEAN trong lĩnh vực thương mại như
    thế nào. Đây là một khía cạnh mà đề tài muốn làm rõ.
    Đối với các nước ASEAN, việc nghiên cứu về khu vực thương mại tự do này
    hiện nay cũng còn nhiều hạn chế. Trong khuôn khổ hợp tác giữa các nước ASEAN,
    một số nghiên cứu bước đầu về quan hệ kinh tế - thương mại ASEAN- Trung Quốc
    cũng đã được bước đầu triển khai như nghiên cứu về “Hướng tới quan hệ kinh tế
    gần gũi ASEAN - Trung Quốc trong thế kỷ 21” của Nhóm chuyên gia ASEAN-
    Trung Quốc về hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, một phần do tính mới mẻ của vấn đề,
    vẫn chưa có kết quả nghiên cứu nào tiến hành đánh giá khu vực thương mại tự do
    này một cách tổng thể, toàn diện. Thêm vào đó năm 2015, Hiệp định về Khu vực
    mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam.
    Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc giai
    đoạn 2000 - 2010” làm luận án tiến sĩ.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    Trong khuôn khổ một luận án, khi tiếp cận với đề tài nay tôi đặt ra các mục đích
    và nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
    Thứ nhất là dựa trên một số vấn đề lý luận như đưa ra khái niệm về thương mại
    quốc tế, chính sách thương mại quốc tế và giới thiệu một số lý thuyết về quan hệ
    thương mại quốc tế nhằm luận giải các cơ sở thực tiễn cho sự phát triển quan hệ thương
    mại ASEAN-Trung Quốc.
    Thứ hai là phân tích thực trạng quan hệ thương mại ASEAN-Trung Quốc qua
    các giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2014, đặc biệt đi sâu vào phân tích giai đoạn 2001-
    2010 dựa trên 4 nội dung cơ bản là quan hệ thương mại hàng hóa, quan hệ thương mại
    dịch vụ, quan hệ thương mại biên giới và quan hệ đầu tư, từ đó đưa ra các đánh giá về
    mối quan hệ này. Đồng thời làm rõ Trung Quốc có thay đổi/ đã thay đổi cách ứng xử
    của họ đối với ASEAN như thế nào khi trở thành một cường quốc.
    Thứ ba là phân tích đưa ra các cơ hội, thách thức, triển vọng quan hệ thương
    mại ASEAN-Trung Quốc đến năm 2020 nhằm khẳng định vị trí, vai trò, và lợi ích từ
    mối quan hệ này để đưa ra một số giải pháp giúp Việt Nam phát triển.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ thương
    mại ASEAN - Trung Quốc và một số vấn đề liên quan tới Việt Nam. 4
    Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Đề tài tập trung vào nghiên cứu quan hệ
    thương mại ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2010, đồng thời mở rộng nghiên
    cứu đến năm 2014 nhằm đánh giá và đưa ra định hướng phát triển đến năm 2020.
    Sở dĩ tác giả chọn giai đoạn 2001 - 2010 và năm 2001 làm mốc nghiên cứu
    chính của luận án vì: Tháng 11 năm 2001, ASEAN - Trung Quốc đã đi đến thỏa
    thuận về nguyên tắc đối với việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do giữa các
    nước ASEAN và Trung Quốc trong vòng 10 năm. Năm 2010 là mốc theo đó
    ACFTA, một hiệp định quan trọng trong quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc
    có hiệu lực đối với các nước ASEAN 6. Hơn nữa, giai đoạn 2001 - 2010 cũng là
    thập niên đánh dấu sự trỗi dậy của Trung Quốc. Từ khía cạnh thương mại, nghiên
    cứu muốn tìm hiểu Trung Quốc đã thay đổi cách ứng xử với ASEAN ra sao.
    Như vậy, có thể nói giai đoạn 2001 - 2010 là nền tảng cho quan hệ thương
    mại ASEAN - Trung Quốc trong những giai đoạn tiếp theo và giai đoạn 2010 -2014
    đã phản ánh một phần về sự phát triển trong mối quan hệ này.
    Phạm vi nghiên cứu về không gian: Tổ chức ASEAN, Trung Quốc không
    bao gồm Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan và một số vấn đề về Việt Nam.
    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
    Trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài vận dụng các
    phương pháp nghiên cứu khoa học như:
    - Phương pháp thu thập thông tin: Thông tin phục vụ nghiên cứu được thu
    thập qua các sách giáo khoa, giáo trình, tạp chí chuyên ngành, sách báo, phương
    tiện truyền thông đại chúng, Internet, các thư viện Quốc gia, thư viện một số trường
    đại học ; từ kết quả nghiên cứu, công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, kết
    hợp kết quả quan sát, tổng hợp và xử lý số liệu thứ cấp của tác giả.
    - Phương pháp thống kê, so sánh: Từ thống kê số liệu, tác giả đưa ra sự so
    sánh tương quan giữa hai thực thể ASEAN - Trung Quốc trong quan hệ thương mại.
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
    - Phương pháp logic, lịch sử.
    5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
    Luận án liên kết các dữ liệu điều tra, các kết quả đánh giá của chuyên gia, nhà
    khoa học liên quan tới quan hệ thương mại ASEAN-Trung Quốc để từ đó chỉ ra được
    xu hướng vận động của mối quan hệ này. Đây là cơ sở thực tiễn phục vụ cho cơ quan
    quản lý nhà nước ngành kinh tế đối Ngoại trong hoạch định các chính sách Ngoại 5
    thương của Việt Nam khi tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc.
    Bên cạnh đó luận án phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến quan hệ thương
    mại ASEAN-Trung Quốc và chỉ ra được yếu tố tác động tích cực, yếu tố tác động
    tiêu cực để cơ quan nhà nước, các nhà hoạch định kinh tế, doanh nghiệp nắm được
    và có cách thức áp dụng phù hợp khi tham gia vào hoạt động thương mại trong
    nước, khu vực có đối tác một bên là bạn hàng Trung Quốc hoặc các nước ASEAN.
    Ngoài ra, những nội dung đưa ra trong luận án còn có tính ứng dụng và có
    thể triển khai trong quản lý. Cơ quan ngành Ngoại giao, và tổ chức kinh tế, doanh
    nghiệp có thể tham khảo và tìm giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu luận án vào
    thực tế quản lý ở cơ quan đơn vị mình với sự tôn trọng sở hữu trí tuệ hợp lý.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    Luận án là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về quan hệ thương
    mại ASEAN-Trung Quốc đồng thời đưa ra những kết luận khoa học về về mối quan hệ
    này thông qua cách tiếp cận liên ngành giữa phương pháp luận nghiên cứu kinh tế vĩ mô
    và phương pháp luận nghiên cứu phát triển kinh tế vùng. Luận án làm sáng tỏ một số nội
    dung về tác động cả tích cực, tiêu cực giai đoạn 2001-2010 và triển vọng trong quan hệ
    hợp tác thương mại ASEAN-Trung Quốc sau năm 2010.
    - Công trình “Quan hệ thương mại ASEAN-Trung Quốc giai đoạn 2001 -
    2010” là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới hoạt động Ngoại thương
    quốc gia, Ngoại thương ASEAN - Trung Quốc để người đọc có những trải nghiệm
    và thành công nhờ những thông tin tư liệu hữu ích này.
    - Những nội dung mà luận án đưa ra là một thông tin mang tính tham khảo cho
    các nhà nghiên cứu về quan hệ thương mại ASEAN-Trung Quốc. Các chỉ số kinh tế vĩ
    mô vi mô để thành công hay các biện pháp Ngoại thương từ công trình hi vọng sẽ đóng
    góp vào kho trí thức lý luận kinh tế đối Ngoại của nước ta và kinh tế thế giới.
    7. Cơ cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, cơ cấu của
    Luận án được chia làm 4 chương với những nội dung như sau:
    Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
    Chương 2. Cơ sở cho sự phát triển quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc
    Chương 3. Thực trạng quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc giai đoạn
    2001 - 2014
    Chương 4. Triển vọng quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc đến năm
    2020 và giải pháp của Việt Nam trong mối quan hệ này
     
Đang tải...