Luận Văn Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế Việt Nam hiện nay, thực trạng và hướng gi

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài nghiên cứu năm 2012
    Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế Việt Nam hiện nay, thực trạng và hướng giải quyết




    MỤC LỤC
    Trang
    Lời mở đầu . 1
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu
    tố nước nước ngoài 4
    1.1 Khái niệm, tính chất, vị trí và ý nghĩa của quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài . 4
    1.1.1 Khái niệm quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài 4
    1.1.2 Vị trí, tính chất và ý nghĩa của quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài . 5
    1.1.2.1 Vị trí . 5
    1.1.2.2 Tính chất . 5
    1.1.2.3 Ý nghĩa . 6
    1.2 Sự cần thiết của pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài 7
    1.2.1 Pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là yêu cầu khách
    quan phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội 7
    1.2.2 Điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là góp phần làm ổn định các
    quan hệ xã hội . 8
    1.2.3 Điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là tạo cơ sở pháp lý quan
    trọng cho các cơ quan nhà nước giải quyết các vấn đề phát sinh . 9
    1.2.4 Điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là biểu hiện của chủ quyền
    quốc gia, phù hợp với đòi hỏi tất yếu trong điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế .
    . 9
    1.2.5 Điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là góp phần thúc đẩy sự hội
    nhập kinh tế quốc tế 10
    1.3 Phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài . 10
    1.3.1 Phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoà i trong pháp luật
    của các nước 10
    1.3.1.1 Cộng hòa Pháp . 13
    1.3.1.2 Cộng hòa Liên bang Đức . 15
    1.3.1.3 Liên bang Thụy sĩ 16
    1.3.1.4 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 17
    1.3.1.5 Nhật Bản 19
    1.3.1.6 Québec (Canada) 20
    1.3.2 Phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật
    Việt Nam 21
    1.3.2.1 Phương pháp thực chất . 21
    1.3.2.2 Phương pháp xung đột . 22
    Kết luận chương 1 . 24
    Chương 2: Thực tiễn và phương hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ
    thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam . 25
    2.1 Thực tiễn pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam .
    25
    2.1.1 Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài . 25
    2.1.2 Quyền thừa kế tại Việt Nam của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
    nước ngoài . 27
    2.1.2.1 Về quyền thừa kế của người nước ngoài tại Việt Nam 27
    2.1.2.2 Về quyền thừa kế của người Việt Nam định cư ở nước ngoài 30
    2.1.3 Vấn đề thừa kế trong các Hiệp định tương trợ tư pháp . 32
    2.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước
    ngoài . 36
    2.2.1 Xây dựng chế độ pháp lý trong lĩnh vực thừa kế phù hợp với người nước
    ngoài tại Việt Nam 39
    2.2.2 Xóa bỏ sự phân biệt đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài 41
    2.2.3 Xây dựng án lệ về thừa kế có yếu tố nước ngoài . 43
    Kết luận chương 2 . 46
    Kết luận chung . 50




    LỜI MỞ ĐẦU
    Chiến tranh thế giới thứ II (1939 – 1945) kết thúc đã hơn 60 năm, cũng là từng ấy
    thời gian kể từ ngày Bác Hồ đọc Bản Tuyê n Ngôn Độc Lập (02/9/1945) khai sinh nước
    Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đánh dấu thời kỳ khôi phục, xây dựng và phát triển đất
    nước. Trong quá trình đổi mới, Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng cả về
    tốc độ và quy mô tăng trưởng cùng nền kinh tế thế giới.
    Kinh tế thế giới, qua nhiều giai đoạn lịch sử đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, kéo
    theo hàng loạt sự biến đổi về chính trị, văn hóa, giáo dục, pháp luật, đặc biệt là trong
    giai đoạn hiện nay.
    Quá trình hợp tác quốc tế đã làm phát sinh nhiều mối quan hệ khác nhau giữa các
    quốc gia, các tổ chức quốc tế, giữa công dân, tổ chức của các nước. Cùng với sự phát
    triển mạ nh mẽ của quá trình toàn cầu hóa, các mối quan hệ dân sự, kinh tế - thương
    mại, hôn nhân - gia đình, giữa công dân, pháp nhân các nước ngày càng tăng và
    chiếm một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh pháp luật.
    Các quan hệ phát sinh trong quá trình hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, các tổ chức
    liên minh chính phủ như quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, khoa học kỹ
    thuật, trong đó chủ yếu là quan hệ chính trị thuộc đối tượng điều chỉnh của Công
    pháp quốc tế. Các quan hệ phát sinh giữa công dân, cơ quan, tổ chức của các nước
    khác nhau và trong một số quan hệ nhất định giữa quốc gia với công dân, cơ quan, tổ
    chức của một nước nhưng có liên quan đến yếu tố nước ngoài do một số ngành luật
    như Tư pháp quốc tế, Luật Thương mại quốc tế điều chỉnh Các quan hệ Tư pháp
    quốc tế điều chỉnh là:
    - Xác định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước
    ngoài,
    - Xác định năng lực dân sự của pháp nhân nước ngoài,
    - Quan hệ về hợp đồng có yếu tố nước ngoài,
    2
    - Quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài,
    - Quan hệ hôn nhân - gia đình có yếu tố nước ngoài,
    - Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài,
    - Quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài,
    - Quan hệ tố tụng dân sự giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài,
    Quyền thừa kế là một trong những chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật dân
    sự, và như một điều tất yếu, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài cũng có vai trò quan
    trọng tương tự trong hệ thống pháp luật nước ta , đặc biệt là với tình hình phát triển của
    nước ta như hiện nay. Trên thực tế, qua n hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là một quan
    hệ rất phức tạp, liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Khi phát sinh quan
    hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài thường sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác cùng phát sinh
    như hiện tượng xung đột pháp luật, vấn đề xác định thẩm quyền của Tòa án, vấn đề về
    công nhận và thi hành bản án của Tòa án nước ngoài giải quyết các vụ án về thừ a kế.
    Trong khuôn khổ của đề tài này, tác giả chỉ xin tập trung nghiên cứu một vấn đề phát
    sinh thôi, đó là vấn đề xác định hệ thống pháp luật áp dụng điều chỉnh quan hệ thừa kế
    có yếu tố nước ngoài (hiện tượng xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật).
    Là một sinh viên khoa Quản trị kinh tế quốc tế trường đại học Lạc Hồng, qua thời
    gian học tập và rèn luyện tại trường tác giả đã được trang bị những kiến thức về Luật
    học thông qua chuyên ngành học là Luật Kinh tế nhưng đó chỉ là những kiến thức về
    mặt lý thuyết trong sách vở, trên thực tế vẫn còn nhiều điều mà bản thân tác giả chưa
    nắm bắt và hiểu kịp. Chính vì vậy rất mong được cùng giáo viên cố vấn là Thạc sĩ
    Nguyễn Thị Yên và các bạn đọc cùng nghiên cứu, tìm hiểu và giải quyết các vấn đề
    phát sinh từ mối quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nêu trên thông qua chủ đề:
    “Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài trong Tư pháp quốc tế Việt Nam hiện nay,
    thực trạng và hướng giải quyết”.
    Đề tài được nghiên cứu với mục đích nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan
    đến khái niệm, tính chất, vị trí, vai trò của quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài; phân
    3
    tích, đánh giá về pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.
    Qua đó rút ra những ưu điểm, những tồn tại, bất cập của pháp luật để tiếp tục nghiên
    cứu, xây dựng và hoàn thiện hơn pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước
    ngoài, phù hợp với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
    Nam quản lý xã hội bằng pháp luật.
    Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu: phân tích Luật học, phân tích, so sánh,
    phương pháp tổng hợp, trích dẫn, để tập trung nghiên cứu các đối tượng thuộc phạm
    vi: khái niệm, tính chất, vị trí, ý nghĩa, phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu
    tố nước ngoài, dựa vào thực trạng và sự cần thiết của pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa
    kế có yếu tố nước ngoài mà đưa ra phương hướng hoàn thiện.
    Từ mục đích, phạm vi và phương pháp nghiên cứu như trên, đề tài được bố cục
    thành hai chương:
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố
    nước ngoài
    Chương 2: Thực tiễn và phương hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ
    thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
    Kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...