Luận Văn Quan hệ tài sản giữa vợ chồng

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan hệ tài sản giữa vợ chồng


    PHẦN MỞ ĐẦU

    Gia đình Việt Nam từ ngàn xưa vẫn được coi là nền tảng của xã hội, trong các bộ luật đầu tiên của ta như bộ luật Hồng Đức đời nhà Lê, bộ luật Gia Long đời nhà Nguyễn đã có nhiều điều khoản qui định về các quan hệ trong gia đình, quan hệ giữa vợ chồng với nhau, quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Gia đình cũng đặt ra những quan hệ về tài sản, đặc biệt là quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Quan hệ đó gồm một số nguyên tắc qui định quyền hạn của hai vợ chồng trên các tài sản chung, sự đóng góp tiền bạc của hai vợ chồng trong thời gian hôn nhân. Sự qui định về quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi của gia đình, tránh những tranh chấp có thể xảy ra làm tổn thương đến hoà khí và sự đoàn kết trong gia đình.
    Quan hệ sở hữu này tồn tại ở hai hình thức: sở hữu tài sản chung và sở hữu tài sản riêng. Trong chế độ sở hữu tài sản chung, một phần hoặc toàn thể tài sản của hai vợ chồng hợp thành một khối chung, khối tài sản này bao gồm mọi tài sản hiện hữu và tương lai của hai vợ chồng có trước và trong thời gian hôn nhân. Trong chế độ này, vợ và chồng có thể qui định quyền hạn của mỗi người trong việc quản lý khối tài sản. Họ có thể thoả thuận với nhau người chồng một mình quản lý hoặc hai vợ chồng đều có quyền quản lý chung. Hình thức thứ hai là sở hữu tài sản riêng. Đó là chế độ đơn giản nhất vì mỗi vợ chồng vẫn giữ nguyên quyền sở hữu đối với tài sản của mình, họ chỉ phải cùng nhau đóng góp vào các chi tiêu chung của gia đình.
    Quan hệ vợ chồng dù ở thời kỳ nào, từ phong kiến, thực dân đến XHCN vẫn là các quan hệ nền tảng của xã hội. Nó được điều chỉnh bởi các qui phạm pháp luật do Nhà nước công nhận, đặt ra và đảm bảo bằng sức mạnh của Nhà nước. Mà trong quan hệ vợ chồng, quan hệ tài sản có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt, không một gia đình nào lại không có yếu tố tài sản. Dù nghèo hay giầu quan hệ tài sản cũng góp phần chi phối quan hệ vợ chồng, vì vậy quan hệ tài sản giữa vợ chồng là quan hệ không thể thiếu được trong sự điều chỉnh của pháp luật.
    Nhìn chung, qua các thời kì lịch sử, hai hình thức này đã được qui định và điều chỉnh trong các bộ luật. Tuy nhiên, tuỳ từng giai đoạn, nó được chính thức công nhận trong điều luật.
    Trong bài viết này, em xin phép viết về quan hệ tài sản giữa vợ chồng, song đây là quan hệ có phạm vi rộng: gồm quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế, quan hệ cấp dưỡng, vì thời gian có hạn em chỉ đề cập đến quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ chồng. Rất mong sự chỉ bảo của các thầy cô.

     
Đang tải...