Tài liệu Quan hệ tài chính tiền tệ-quốc tế

Thảo luận trong 'Ngoại Thương - Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Một số khái niệm chủ yếu
    a) Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt đông mua và bán các đồng tiền khác nhau. Bất kỳ một hoạt động quốc tế nào cũng chứa đựng hai nội dung chính: mua đồng tiền ngoại tệ và sử dụng ngoại tệ này trong mua bán , giao dịch quốc tế. Thị trường ngoại hối giúp:

    khách hàng thực hiện các giao dịch trong thương mại quốc tế.
    luân chuyển các khoản đầu tư quốc tế, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính quốc tế giữa các quốc gia
    xác định tỷ giá hối đoái thông qua cung cầu các đồng tiền trên thị trường ngoại hối.
    nơi để các ngân hàng trung ương can thiệp để ổn định tỷ giá hối đoái và thực hiện chính sách tỷ giá của chính phủ.
    b) Tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền tính bằng một đồng tiền khác. Thí dụ: VND/USD= 15.7/15.8: USD là đồng tiền yết giá, VNĐ là đồng tiền định giá. 15.7 là giá ngân hàng mua USD bằng tiền VND. 15.8 là giá ngân hàng bán USD bằng tiền VND.
    4 nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái: (i) Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia, (ii) Cán cân thanh toán thặng dư hay thiếu hụt; (iii) Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia; (iv) Kỳ vọng về tỷ giá: kỳ vọng về lạm phát của đồng nội tệ.
    Các chế độ tỷ giá:

    Thả nổi hoàn toàn: tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu
    Cố định: tỷ giá luôn được cố định ở một mức nhất định. Ngân hàng trung ương có nghĩa vụ phải can thiệp để duy trì tỷ giá trong biên độ giao động cho phép. Để làm được điều đó ngân hàng trung ương phải có một lượng ngoại hối đủ lớn.
    Tỷ giá thả nổi có điều tiết: cho phép ngân hàng trung ương tiến hành can thiệp nhằm tác động lên tỷ giá theo hướng có lợi cho các cân thanh toán và nền kinh tế quốc gia.
    c) Công cụ chính sách: (i) Chính sách tài khóa bao gồm chi tiêu của nhà nước và thuế. Chi tiêu của nhà nước là các khoản mua sắm của chính phủ (hàng hóa lẫn dịch vụ) và các khoảng thanh toán nhằm cải thiện thu nhập cho các nhóm khác nhau trong xã hội. Thuế ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung thông qua việc giảm đi một phần thu nhập và làm giảm tiêu dùng cá nhân. (ii) Chính sách tiền tệ - thường do Ngân hàng Trung ương tiến hành- quyết định đến cung tiền, mà thay đổi của nó sẽ đẩy lãi xuất lên hoặc xuống, và ảnh hưởng chi tiêu trong các lãnh vực khác như đầu tư kinh doanh, xuất nhập khẩu hay nhà cửa.

    II. Hệ thống tiền tệ quốc tế
    Đặc điểm của hệ thống tiền tệ quốc tế là xác định vai trò đơn vị nào được chấp nhận là tiền tệ quốc tế.
    a) Hệ thống bản vị vàng (1870-1914)
    · Vàng được thừa nhận là đồng tiền thế giới, thực hiện mọi chức năng của tiền tệ
    · Các quốc gia tự mình định ra nội dung vàng trong một đơn vị tiền tệ của mình.
    · Ngân hàng trung ương phải bán hoặc mua váng với số lượng không hạn chế theo giá đã quy định. Vì vậy, lượng vàng dự trữ phải tương đương với số lượng tiền phát hành.
    b) Hệ thống bản vị vàng hối đoái: hệ thống tiền tệ quốc tế trong thời kỳ hại cuộc chiến tranh thế giới
    · Các quốc gia tăng lượng tiền phát hành để phục vụ cho chiến tranh, dẫn tới lạm phát gia tăng và thâm hụt lớn, khiến cho họ phải tuyên bố chấm dứt chuyển đổi tự do đồng tiền của mình ra vàng.
    · Vẫn giữ chế độ bản vị vàng, tuy nhiên: chỉ có một số cường quốc như Anh, Mỹ phát hành tiền dựa vào dự trữ vàng của mình, còn các nước khác phát hành tiền dựa vào lượng dự trữ các ngoại tệ mạnh và vàng của họ.
    c) Hệ thống Bretton Woods (1944-1976)
    · Tỷ giá hối đoái cố định trong ngắn hạn, có thể điều chính trong trường hợp cụ thể.
    · Mỗi đồng tiền quốc gia được ấn định với tỷ giá cố định với đola Mỹ và được phép giao động trong biên độ +/- 1%.
    · Giá đôla Mỹ được cố định với vàng là 35USD/ounce. (3) chính phủ Mỹ đồng ý đổi đôla ra vàng không hạn chế.
    · Đôla Mỹ được thừa nhận là đồng tiền thế giới, thực hiện mọi chức năng của tiền tệ.
    d) Hệ thống tiền tệ Giamaica
    · Hệ thống tiền tệ Giamaica còn được gọi chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết
    · Vàng bị loại hoàn toàn ra khỏi thanh toán quốc tế, phần đóng góp vàng trong hạn mức tín dụng của các thành viên IMF được chuyển sang đóng góp bằng ngoại tệ
    · Các nước được tự do chọn lựa chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp với đồng tiền của mình
    · Vai trò của IMF được tăng cường trong việc giải quyết vấn đề nợ, cho vay,
    · Các nguồn dự trữ được tình bằng SDR[1] (quyền rút vốn đặc biệt thay vì đô la Mỹ như trước đây). Tuy nhiên đô la Mỹ vấn là đồng tiền chủ yếu để các nước can thiệp trên thị trường ngoai hối.
    e) Hệ thống tiền tệ đa cực?
    · Không có đồng tiền nào đóng vai trò đồng tiền thế giới, thực hiện mọi chức năng của tiền tệ. Sự xuất hiện của những khối tiền tệ khu vực cạnh tranh lẫn nhau.

    III. Một số đồng tiền chủ yếu của thế giới
    Xem Võ Thanh Thu. Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế, NXB Lao Động 2010, trang 460 đến 465.


    [HR][/HR][1] Quyền rút vốn đặc biệt là một loại tiền tệ do quỹ tiền tệ thế giới IMF tạo ra vào năm 1969, đóng vai trò là một bộ phận trong dự trữ quốc tế của các nước thành viên. Đồng tiền này ra đời với mục đích là giảm thiểu những hạn chế trong việc sử dụng đồng đôla và vàng là công cụ thanh toán quốc tế duy nhất. Ta có thể coi SDR như là một đồng tiền danh nghĩa vì nó không có hình dạng vật chất cụ thể, được IMF tạo ra và tồn tại dưới dạng các khoản mục kế toán đặc biệt do quỹ quản lý. SDR được định nghĩa như là một rổ tiền tệ thế giới và được định giá bằng số bình quân gia quyền của các đồng tiền mạnh như đô la Mỹ, Bảng Anh, Euro và Yên Nhật. IMF tiến hành phân bổ đồng SDR cho các nước thành viên đồng thời cũng được chính phủ các nước thành viên hỗ trợ. Giá quy đổi theo đôla của SDR được niêm yết hàng ngày trên website của IMF.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...