Tiến Sĩ Quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việt (1368 – 1644)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ LỊCH SỬ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC

    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục

    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3
    3. Phạm vi nghiên cứu 13
    4. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 14
    5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 14
    6. Đóng góp của luận án 16
    7. Bố cục của luận án 16

    Chương 1: CƠ SỞ CỦA QUAN HỆ SÁCH PHONG, TRIỀU CỐNG MINH - ĐẠI VIỆT 17
    1.1. Sự phát triển cao độ của tư tưởng “thiên triều – chư hầu” dưới triều Minh 17
    1.1.1. Khái niệm “sách phong”, “sắc phong”, “cống”, “triều cống” và nguồn gốc của các hiện tượng này 17
    1.1.2. Sự phát triển cao độ của tư tưởng “thiên triều - chư hầu” dưới triều Minh - cơ sở tư tưởng của quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việt 20
    1.2. Những lợi ích của nhà Minh trong việc xác lập, duy trì, phát triển quan hệ sách phong, triều cống 24
    1.3. Sự phát triển cường thịnh của Trung Quốc dưới triều Minh và tham vọng bành trướng, mở rộng ảnh hưởng chính trị xuống phương nam 32
    1.4. Nhu cầu của các vương triều Đại Việt trong việc xây dựng quan hệ sách phong, triều cống và quan hệ hòa hiếu với nhà Minh 37
    1.5. Quan hệ sách phong, triều cống Trung - Việt trước thời Minh 42
    Tiểu kết chương 1 49

    Chương 2: QUAN HỆ SÁCH PHONG, TRIỀU CỐNG MINH - ĐẠI VIỆT GIAI ĐOẠN 1368 - 1527 51
    2.1. Quan hệ sách phong, triều cống Minh – Trần (1368 – 1400) 51
    2.1.1. Sự xác lập quan hệ sách phong, triều cống Minh – Trần 51
    2.1.2. Các nghi lễ triều cống và đón, nhận chiếu sắc 55
    2.1.3. Lệ cống và cống phẩm 58
    2.1.4. Những căng thẳng, phức tạp trong quan hệ sách phong, triều cống Minh – Trần 60
    2.2. Quan hệ sách phong, triều cống Minh – Hồ (1400-1406) 63
    2.2.1. Bối cảnh lịch sử Đại Việt và Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XV 63
    2.2.2. Sự xác lập quan hệ sách phong, triều cống Minh – Hồ và những căng thẳng giữa hai nước ngay sau khi thiết lập quan hệ 65
    2.3. Quan hệ sách phong, triều cống Minh – Lê sơ (1428 – 1527) 70
    2.3.1. Quá trình khôi phục quan hệ sách phong, triều cống giữa hai nước ở đầu thời Lê sơ (1428 – 1437) 70
    2.3.2. Sự ổn định lâu dài của quan hệ sách phong, triều cống Minh – Lê sơ trong thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI và nguyên nhân của hiện tượng này 79
    Tiểu kết chương 2 89

    Chương 3: QUAN HỆ SÁCH PHONG, TRIỀU CỐNG MINH - ĐẠI VIỆT GIAI ĐOẠN 1527 - 1644 92
    3.1. Quan hệ sách phong, triều cống Minh – Mạc (1527 – 1592) 92
    3.1.1. Sự gián đoạn của quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việt ở nửa đầu thế kỷ XVI và chủ trương xâm lược Đại Việt của nhà Minh 92
    3.1.2. Sự ứng phó của nhà Mạc trước nguy cơ xâm lược của nhà Minh và hình thức mới của quan hệ sách phong, triều cống Minh - Mạc 99
    3.2. Quan hệ sách phong, triều cống Minh – Lê trung hưng (1592 – 1644) 108
    3.2.1. Sự phục hưng của nhà Lê và quá trình khôi phục quan hệ sách phong, triều cống Minh – Lê trung hưng 108
    3.2.2. Việc triều cống của nhà Lê trung hưng 115
    Tiểu kết chương 3 116

    Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ SÁCH PHONG, TRIỀU CỐNG MINH - ĐẠI VIỆT 118
    4.1. Quan hệ sách phong, triều cống – nền tảng của quan hệ bang giao Minh – Đại Việt 118
    4.2. Sự thăng trầm của quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việt phụ thuộc chặt chẽ vào tương quan lực lượng giữa hai nước và diễn biến chính trị trong mỗi nước 122
    4.3. Quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việt nhìn chung ổn định, hòa mục, những lần căng thẳng, gián đoạn đều được hóa giải bằng sự thỏa hiệp của cả hai phía 124
    4.4. Quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việt được qui phạm hóa về thể thức, thể lệ, nghi lễ một cách chặt chẽ 129
    4.5. Hoạt động thương mại trong quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việt (thương mại triều cống) còn hạn chế 134
    4.6. Các vương triều Đại Việt duy trì quan hệ sách phong, triều cống với nhà Minh nhưng hoàn toàn độc lập, tự chủ trong đối nội, đối ngoại 140
    4.6.1. Các vương triều Đại Việt hoàn toàn độc lập trong việc lựa chọn, quyết định ngôi vị hoàng đế 143
    4.6.2. Các vương triều Đại Việt không sử dụng niên hiệu của vua Minh và ấn do triều Minh cấp mà đặt niên hiệu riêng, đúc ấn riêng 144
    4.6.3. Hầu hết các vua Đại Việt đều sử dụng tên giả trong các văn bản giao thiệp với nhà Minh 146
    4.6.4 Triều đình Đại Việt không chấp nhận một số nghi lễ đón tiếp sứ giả nhà Minh và nhận chiếu sắc do triều Minh đề ra 148
    4.6.5 Các vương triều Đại Việt hoàn toàn độc lập trong các chính sách đối nội và đối ngoại 149
    4.6.6. Các vương triều Đại Việt kiên quyết bảo vệ vững chắc an ninh biên giới và toàn vẹn lãnh thổ 151
    KẾT LUẬN 155
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
    PHỤ LỤC 1PL

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Quan hệ sách phong, triều cống là một hình thức đặc biệt của quan hệ bang giao giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở thời phong kiến. Trong đó, các vương triều Trung Quốc với ưu thế về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, tự cho mình là “thiên triều, thượng quốc”, có quyền phong tước cho vua các nước nhỏ. Ngược lại, để được phong vương, để thiết lập và duy trì quan hệ với Trung Quốc, để được yên ổn, vua các nước này phải cầu phong và phải thực thi các nghĩa vụ với “thiên triều”, mà nghĩa vụ quan trọng nhất là phải triều cống định kì. Sách phong, triều cống dần dần trở thành mô thức chủ yếu trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở thời trung đại. Mô thức này xuất hiện từ thời Tây Hán, không ngừng được mở rộng thành hệ thống và tới thời Minh (1368 – 1644) thì đạt tới đỉnh điểm của sự phát triển.
    Sau giai đoạn mất ổn định kéo dài từ thời Nam Tống đến cuối Nguyên, Trung Quốc dưới thời Minh đã bước vào thời kì phát triển hưng thịnh, trở thành một quốc gia hùng cường ở châu Á và trên thế giới. Đây cũng là thời kì Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ra toàn châu lục. Tuy nhiên, do vấp phải những trở ngại lớn ở cả ba phía bắc, đông, tây nên Đông Nam Á và Nam Á đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của chính quyền nhà Minh. Khu vực này trở thành tâm điểm trong chính sách đối ngoại của nhà Minh và cũng là khu vực chính để nhà Minh khôi phục và mở rộng hệ thống triều cống truyền thống.
    Do vị thế địa – chính trị, do sự tương đồng về văn hóa, do những hệ lụy của hơn một nghìn năm Bắc thuộc và nhiều lí do khác mà quan hệ sách phong, triều cống giữa Trung Quốc và Đại Việt trong lịch sử nói chung, ở thời Minh nói riêng được duy trì chặt chẽ, bền vững, trở thành một trong những mối quan hệ sách phong, triều cống có tính chất điển hình và là cơ sở, nền tảng của quan hệ bang giao giữa hai nước trong suốt thời phong kiến.
    Nghiên cứu về quan hệ Trung - Việt, Việt - Trung trong lịch sử, từ lâu đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm và đã có những đóng góp khoa học quan trọng. Tuy nhiên, quan hệ sách phong, triều cống Trung – Việt ở thời phong kiến hoặc giữa các triều đại cụ thể, mới chỉ được trình bày một cách khái quát trong các bộ thông sử Việt Nam, thông sử Trung Quốc, hoặc còn là một phần khiêm tốn trong một số công trình nghiên cứu về quan hệ tổng thể giữa hai nước. Với đề tài “Quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việt (1368 – 1644)”, luận án muốn nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên biệt về quan hệ sách phong, triều cống giữa Trung Quốc và Đại Việt dưới chế độ phong kiến ở một thời kì lịch sử cụ thể có nhiều yếu tố tác động sâu sắc đến mối quan hệ này. Đây cũng là thời kì quan hệ sách phong, triều cống giữa hai nước có những giai đoạn ổn định lâu dài và có những lúc căng thẳng, thậm chí gián đoạn, nhưng cuối cùng cũng đều đã được hai phía hóa giải.
    Về những vấn đề khoa học cụ thể, luận án hướng tới việc làm sáng tỏ cơ sở tư tưởng, cơ sở lợi ích, cơ sở lịch sử của quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việt; quá trình phát triển thăng trầm của mối quan hệ này và nguyên nhân của nó; vị trí, đặc điểm của quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việt, thực chất thái độ của các vương triều Đại Việt trong quan hệ với nhà Minh. Luận án cũng muốn góp phần lý giải vì sao quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việt lại tương đối ổn định, bền vững và được duy trì chặt chẽ, khác với nhiều mối quan hệ triều cống giữa các nước Đông Nam Á khác với nhà Minh Trong một chừng mực nào đó, có thể nói đó cũng là những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu về quan hệ sách phong, triều cống giữa Trung Quốc và Đại Việt từ khi hình thành (thế kỉ X) đến khi kết thúc (thế kỉ XIX).
    Luận án mong muốn tìm hiểu sâu hơn những yếu tố tác động tức thì đến quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việt trong từng giai đoạn cụ thể, mà nổi bật là sự thay đổi tương quan lực lượng giữa hai nước và biến động chính trị ở mỗi nước. Không những thế, quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việt có lúc còn bị tác động thậm chí chỉ bởi khí chất của một ông vua Minh hoặc vua Đại Việt, hay sự tranh chấp đất đai lẫn nhau của thổ quan và dân chúng vùng biên giới Tất cả những điều này luôn là nguyên nhân trực tiếp làm cho quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việt ở các giai đoạn Minh – Trần, Minh – Hồ, Minh – Lê sơ, Minh – Mạc, Minh – Lê trung hưng có những điểm khác biệt nhau. Đây cũng là những vấn đề lý thú của quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việt mà việc nghiên cứu nó sẽ góp phần làm sáng rõ thêm một số khía cạnh của lịch sử Việt Nam, lịch sử Trung Quốc và những mối quan hệ khác giữa hai nước.
    Thực tiễn lịch sử đã cho thấy, ứng xử với các vương triều phong kiến Trung Quốc như thế nào để vừa có thể sống hòa mục với một nước láng giềng lớn, tránh được những căng thẳng, xung đột, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vừa có thể đoàn kết được toàn dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, không phải là một vấn đề đơn giản và luôn là một thách thức lớn đối với các vương triều Đại Việt, nhất là trước một triều Minh cường thịnh và luôn có tham vọng bành trướng, khống chế, kiềm tỏa Đại Việt. Những kinh nghiệm, bài học lịch sử mà cha ông chúng ta để lại trong việc giải quyết vấn đề này, qua quan hệ sách phong, triều cống, dưới bất cứ góc độ nào, chắc chắn mãi còn hữu ích.
    Nghiên cứu quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việt vì thế không chỉ cần thiết cho việc nhận thức lịch sử một cách thuần túy mà còn có ý nghĩa thời sự sâu sắc. Sự hấp dẫn của các vấn đề khoa học và thực tiễn nêu trên là lý do để tôi chọn đề tài “Quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việt (1368 – 1644)” làm luận án tiến sĩ, dù tôi hiểu sâu sắc rằng việc giải quyết một cách thấu đáo những vấn đề này không thể là công việc của một cá nhân trong khuôn khổ của một luận án.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...