Luận Văn Quan hệ quốc tế của Việt Nam thời kỳ đổi mới

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan hệ quốc tế của Việt Nam thời kỳ đổimới


    Lời dẫn 1
    Chương 1. Những nhân tố tác động tới đường lối đổi mới của Việt Nam 3
    1.1. Tình hình thế giới những năm 80 và đầu thập kỷ 90 3
    1.2. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam sau 1975 đến 1986 6
    Chương 2. Quan hệ quốc tế của Việt Nam từ 1986 đến nay 8
    2.1. Nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại đổi mới . 8
    2.2. Quá trình thực hiện đường lối đối ngoại đổi mới 14
    Chương 3. Triển vọng quan hệ đối ngoại của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI 28
    3.1. Những thuận lợi và khó khăn . 28
    3.2. Triển vọng của quan hệ đối ngoại của Việt Nam những năm đầu thế kỳ XXI. 30
    Kết luận . 34
    Danh mục tài liệu tham khảo . 35

    LỜI DẪN
    Những năm cuối thế kỷ XX, hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng dẫn đến sự sụp đổ của bộ phận lớn làm thay đổi cơ bản cục diện chính trị của thế giới. Bên cạnh đó, chủ nghĩa tư bản tận dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại nên đã thích nghi và vẫn tiếp tục phát triển.
    Trật tự thế giới hai cực tan dã, quan hệ quốc tế chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại, từ đó làm nảy sinh xu hướng đa dạng hoá, đa phương hoá trong tiến trình hội nhập toàn cầu. Hoà bình, ổn định hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các quốc gia. Toàn cầu hoá về kinh tế chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia,kinh tê được ưu tiên phát triển và trở thành chủ đề chính trong quan hệ quốc tế hiện nay.
    Trước bối cảnh quốc tế và xu thế chung của thế giới đang diễn ra như vậy, các quốc gia đều phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại của mình để thích ứng với tình hình mới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
    Chính sách đối ngoại là một bộ phận hợp thành đường lối đổi mới của Việt Nam trên nền tảng của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Được khởi xướng từ năm 1986 và sau hơn 10 năm thực hiện, chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đã góp phần không nhỏ đến sự phát triển của đất nước, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nhân tố quốc tế, kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng và đi lên.
    Chính sách đối ngoại đổi mới là một trong những mốc đánh dấu thành tựu to lớn của Việt Nam trong thế kỷ XX, tạo tiền đề cho Việt Nam vững bước đi vào thế kỷ XXI. Với lý do đó cùng với ham muốn được tìm hiểu chính sách đối ngoại đổi mới và quan hệ quốc tế của Việt Nam giai đoạn này, em mạnh dạn chọn đề tài “Quan hệ quốc tế của Việt Nam thời kỳ đổi mới” làm chuyên đề thực tập.
     
Đang tải...