Thạc Sĩ Quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam-Lý luận và

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU .4
    Chương 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÀ QUAN HỆ
    PHÁP LÝ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP DÂN DOANH VÙNG KINH
    TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
    1.1 Lý luận về phân vùng kinh tế và áp dụng lý luận về phân vùng kinh tế vào thực
    tiễn Việt Nam 9
    1.1.1 Lý luận về vùng kinh tế và phân vùng kinh tế 9
    1.1.2 Áp dụng lý luận về phân vùng kinh tế vào thực tiễn Việt Nam 11
    1.1.2.1 Quá trình áp dụng lý luận về phân vùng kinh tế vào thực tiễn Việt Nam 11
    1.1.2.2 Sự hình thành và vị trí vai trò của Vùng KTTĐ phía Nam 13
    1.2 Cơ chế quản lý nhà nước đối với vùng kinh tế và cơ chế quản lý nhà nước đối
    với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 18
    1.2.1 Cơ chế quản lý nhà nước đối với vùng kinh tế 18
    1.2.2 Cơ chế quản lý nhà nước đối với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 20
    1.2.2.1 Xem xét cơ chế quản lý vùng KTTĐ phía Nam từ góc độ các văn bản quy
    phạm pháp luật của Nhà nước 20
    1.2.2.2 Cơ chế phối hợp của các địa phương vùng KTTĐ phía Nam .26
    1.3 Những vấn đề lý luận về quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD 28
    1.3.1 Khái niệm Quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh 28
    1.3.2 Cấu trúc quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh .31
    1.3.2.1 Địa vị pháp lý của chủ thể 32
    1.3.2.2 Khách thể của quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD .38
    1.3.2.3 Nội dung QHPL giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam .39
    1.3.3 Những đặc điểm và yêu cầu đặt ra khi xây dựng quan hệ pháp lý giữa Nhà nước
    và doanh nghiệp dân doanh Vùng KTTĐ phía Nam 42

    Chương 2
    THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH MỐI QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA NHÀ
    NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP DÂN DOANH
    2.1 Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định mối QHPL giữa
    Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam 48
    2.1.1 Pháp luật hiện hành tạo hành lang pháp lý cần thiết cho sự phát triển của
    DNDD .48
    2.1.2. Những thành tựu đạt được từ khi pháp luật từng bước được hoàn thiện .54
    2.2 Luật Doanh nghiệp 2005 - “luật chơi mới cho sân chơi mới” đã làm đổi mới mối
    QHPL giữa Nhà nước và DNDD .56
    2.2.1 Những điểm mới cơ bản của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã làm đổi mới mối
    QHPL giữa Nhà nước và DNDD 56
    2.2.2 Những bất cập trong Luật doanh nghiệp năm 2005 và những văn bản hướng dẫn
    thi hành .61
    2.3 Những hạn chế của pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa Nhà nước và DNDD 67 2
    2.3.1 Pháp luật còn cồng kềnh, nhiều nội dung chưa đồng bộ, chưa thống nhất, chưa
    rõ ràng 67
    2.3.2 Các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành luật chưa kịp thời, chưa đồng bộ,
    chưa cụ thể và còn nhiều thiếu hụt .69
    2.3.3 Pháp luật về xử lý vi phạm còn thiếu .70
    2.3.4 Tư duy ban hành pháp luật đã đổi mới nhưng vẫn còn ít nhiều tư tưởng giữ cơ
    chế xin - cho từ cơ quan sọan thảo; thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa thật sự cải
    cách .71
    2.3.5 Pháp luật hiện hành chưa tạo lập được môi trường pháp lý bình đẳng giữa Nhà
    nước và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong sản xuất kinh doanh và
    còn những sơ hở trong một số lĩnh vực. .73
    2.3.6 Pháp luật hiện hành còn có sự phân biệt về sự điều chỉnh giữa kinh tế tư nhân và
    kinh tế Nhà nước chưa tạo lập được môi trường pháp lý bình đẳng, sân chơi chung
    giữa các thành phần kinh tế. 75

    Chương 3
    THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ
    DOANH NGHIỆP DÂN DOANH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
    3.1 Thực trạng về quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh vùng
    kinh tế trọng điểm phía Nam trong quá trình thành lập doanh nghiệp 77
    3.1.1 Hệ thống đăng ký kinh doanh .77
    3.1.2 Giấy phép “con” 79
    3.1.3 Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đăng ký kinh doanh .82
    3.2 Thực trạng về quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh vùng
    kinh tế trọng điểm phía Nam trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
    nghiệp .85
    3.2.1 Về hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý DNDD .86
    3.2.2 Về thực trạng quản lý nhà nước đối với DNDD vùng KTTĐ phía Nam .91
    3.2.3 Thực trạng ưu đãi đầu tư đối với các DNDD vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
    94
    3.2.4 Thực trạng kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với DNDD vùng KTTĐ phía
    Nam .101
    3.3 Thực trạng về quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh vùng
    kinh tế trọng điểm phía Nam trong hoạt động tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh
    nghiệp .106
    3.3.1 Thực trạng QHPL giữa Nhà nước và DNDD vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
    trong hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp .106
    3.3.2 Quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
    trong giải thể doanh nghiệp .109
    3.3.3 Quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam trong phá sản
    doanh nghiệp 113

    Chương 4
    PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA NHÀ
    NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP DÂN DOANH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA
    NAM 3
    5.1. Quan điểm đổi mới, hoàn thiện quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và Doanh
    nghiệp dân doanh vùng KTTĐ phía Nam 122
    5.1.1. Địa vị pháp lý của của chủ thể Nhà nước và chủ thể DNDD, quyền và nghĩa vụ
    của các chủ thể phải được xác lập phù hợp yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCN
    Việt Nam .122
    5.1.2 Hoàn thiện mối QHPL giữa Nhà nước và DNDD luôn được đặt trong quá trình
    hoàn thiện chính sách và pháp luật đối với các lọai hình doanh nghiệp thuộc các
    thành phần kinh tế; trong quá trình hoàn thiện bộ máy Nhà nước, đẩy mạnh cải cách
    hành chính trong lĩnh vực kinh tế .126
    5.1.3 Hoàn thiện mối QHPL giữa Nhà nước và DNDD trên cơ sở giải quyết hài hòa
    mối quan hệ giữa sự đồng nhất và khác biệt giữa thành viên của Vùng, giữa nhu cầu
    cạnh tranh để phát triển của từng địa phương với việc liên kết, phối hợp của các địa
    phương trong Vùng KTTĐ phía Nam .131
    5.2 Các phương hướng, giải pháp hoàn thiện quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và
    Doanh nghiệp dân doanh Vùng KTTĐ phía Nam .133
    5.2.1 Từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý Vùng KTTĐ phía Nam 133
    5.2.1.1. Quy hoạch để xác định rõ mô hình phát triển Vùng 134
    5.2.1.2. Xây dựng Chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010-
    2015 định hướng tới năm 2020 Vùng KTTĐ phía Nam 135
    5.2.1.3 Xác định cơ cấu tổ chức điều phối cho vùng KTTĐ phía Nam .136
    5.2.1.4 Thực hiện đồng bộ chính sách mở cửa, cạnh tranh ở VKTTĐPN và thực
    hiện chính sách khuyến khích phát triển đối với khu vực kinh tế tư nhân và cụ thể
    hơn là với kinh tế tư bản tư nhân trong quan hệ với các thành phần kinh tế khác. 139
    5.2.1.5. Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý nhà nước về kinh tế, trước mắt là liên
    thông QLNN về cơ sở hạ tầng, môi trường là hạt nhân thúc đẩy phối hợp QLNN
    trong các lĩnh vực khác .140
    5.2.2 Phương hướng giải pháp trong xây dựng pháp luật nhằm hoàn thiện mối QHPL
    giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam .140
    5.2.2.1. Thay đổi tư duy xây dựng pháp luật 140
    5.2.2.2. Đổi mới công tác soạn thảo luật 142
    5.2.2.3 Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật .144
    5.2.3 Phương hướng giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa Nhà
    nước và DNDD .145
    5.2.3.1 Đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật 145
    5.2.3.2 Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hạn chế những bất cập của luật Doanh nghiệp
    2005 145
    5.2.3.3 Hoàn thiện pháp luật về thanh tra, kiểm tra DNDD .150
    5.2.3.4 Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm .151
    5.2.4 Các giải pháp mang tính hỗ trợ nhằm hoàn thiện mối QHPL giữa Nhà nước và
    DNDD vùng KTTĐ phía Nam 152
    KẾT LUẬN . 157
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 4
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Được thành lập từ năm 1998 theo Quyết định số 44/1998/QĐ - TTg của
    Thủ tướng Chính phủ, cho đến nay Vùng KTTĐ phía Nam đã bao gồm 8 tỉnh
    thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,
    Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Nhà nước đã lập dự án quy
    hoạch tổng thể Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hướng vào phát triển địa bàn
    này thành một vùng động lực, liên kết và thúc đẩy sự phát triển của các vùng
    khác ở phía Nam và trong cả nước, cho đến hiện nay có thể khẳng định Vùng
    kinh tế trọng điểm phía Nam đang phát triển đứng đầu trong ba vùng kinh tế
    trọng điểm của cả nước.
    Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, Vùng kinh tế trọng điểm
    phía Nam vẫn còn trăn trở tìm ra một cơ chế pháp lý phù hợp cho Vùng kinh tế
    trọng điểm phía Nam, cơ chế đó dung hòa được với cơ chế của các tỉnh thành
    thành viên nhằm tạo nên được sự phối hợp đồng bộ để cùng phát tiển đồng thời
    phát huy được lợi thế so sánh của các thành viên trong Vùng bởi thực tế một cơ
    chế quản lý điều hành để kết nối toàn vùng vẫn đang thiếu và sự “cắt khúc”
    không gian phát triển, để cho ranh giới hành chính của mỗi tỉnh thành “phân
    đoạn” quá trình đầu tư vẫn cứ diễn ra, những chủ trương, chính sách, những quy
    định thu hút đầu tư và phát huy nội lực của các địa phương có ít nhiều khác biệt,
    không tính đến hoặc không thể hiện được quy hoạch chung của Vùng. Những lý
    do đó làm cho mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp - đối tượng
    trực tiếp thực thi những chủ trương, chính sách kinh tế của Nhà nước - ở mỗi
    tỉnh thành cũng có những điểm chung và những điểm khác biệt hạn chế chủ
    trương thu hút, ưu đãi đầu tư của các tỉnh thành viên và của Vùng.
    Quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp là quan hệ được điều
    chỉnh bởi pháp luật và luôn được đổi mới, hoàn thiện trên cơ sở hoàn thiện các
    quan hệ kinh tế. Thực tiễn cho thấy, muốn tăng cường hiệu quả hoạt động của
    doanh nghiệp, phải không ngừng hoàn thiện quan hệ giữa Nhà nước với tư cách là
    cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp với tư cách là chủ thể thực hiện trực
    tiếp các chủ trương, chính sách của Nhà nước vào họat động thực tế cho phù hợp
    với đặc điểm và điều kiện của nước ta trong từng giai đoạn phát triển. Vì vậy,
    nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và 5
    doanh nghiệp, đặt trong mối quan hệ với việc quy hoạch tổng thể Vùng kinh tế
    trọng điểm phía Nam hiện rất có ý nghĩa trong việc góp phần đề xuất ý kiến,
    đóng góp xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý và điều hành Vùng.
    Doanh nghiệp - chủ thể thực hiện trực tiếp các chủ trương, chính sách của
    Nhà nước, nếu phân lọai dựa trên tiêu chí nguồn vốn do ai sở hữu, thường được
    chia làm ba nhóm: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân (hay còn gọi
    là doanh nghiệp dân doanh) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai (còn
    được gọi là doanh nghiệp FDI). Ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong
    những năm gần đây doanh nghiệp dân doanh là lực lượng phát triển rất mạnh
    mẽ, cả về số lượng và nguồn vốn đầu tư là do hai nguyên nhân chính:
    - Nguyên nhân khách quan: Nhà nước đã ban hành Luật Doanh nghiệp
    năm 1999 và sau đó là Luật doanh nghiệp năm 2005. Đặc biệt Luật Doanh
    nghiệp năm 2005 có hiệu lực từ ngày 1.7.2006 điều chỉnh các doanh nghiệp họat
    động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp
    danh và doanh nghiệp tư nhân, với những quy định phù hợp hơn, sửa đổi theo
    hướng hoàn chỉnh hơn so với Luật Doanh nghiệp 1999 đã tạo hành lang pháp lý
    ổn định, có tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn thành
    lập doanh nghiệp.
    - Nguyên nhân chủ quan: Đó là nếu trước đây trong quan hệ giữa Nhà
    nước và doanh nghiệp dân doanh thường chỉ nhấn mạnh quan hệ quản lý của
    Nhà nước, thì trong thời gian gần đây, cùng với việc thay đổi quan điểm, chủ
    trương, cùng với những cải tiến mạnh mẽ về thể chế hành chính của các tỉnh
    thành, đặc biệt đi đầu là thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là Bình Dương mối
    quan hệ này đã được nhìn nhận đánh giá lại, trở thành mối quan hệ hợp tác giữa
    các thành viên trong một cộng đồng có trách nhiệm chung với yêu cầu của sự
    phát triển đất nước. Quan điểm và những chính sách đổi mới như “một cửa một
    dấu”, “trải thảm đỏ” là nguyên nhân thu hút các nhà đầu tư đến với vùng kinh
    tế trọng điểm phía Nam.
    Cùng với sự thay đổi của pháp luật (Nhà nước ban hành luật Doanh nghiệp
    2005 có hiệu lực từ 1.7.2006) và chủ trương đổi mới của Vùng mà nội dung quan
    hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh vùng KTTĐ phía Nam đã có
    những bước tiến lớn cần nghiên cứu thấu đáo, nhằm mục đích xem xét, đánh giá
    những quy định của pháp luật trong thực tiễn, xem xét đánh giá những chủ trương, 6
    chính sách của chính quyền các tỉnh Vùng KTTĐ phía Nam, từ đó đưa ra những đề
    xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp
    dân doanh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phù hợp với quan điểm xây dựng
    Nhà nước pháp quyền XHCN của toàn Đảng toàn dân ta.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Kể từ khi được thành lập từ năm 1998, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
    và sự phát triển của các doanh nghiệp dân doanh đã là những đề tài lớn cho
    nhiều họat động nghiên cứu khoa học, và các nhà nghiên cứu đã tiếp cận dưới
    rất nhiều góc độ khác nhau.
    Ở góc độ khái quát: Dước góc độ kinh tế học, địa lý kinh tế - xã hội, kinh
    tế chính trị học, khoa học pháp lý, các nhà nghiên cứu đã đề cập ở góc độ chung
    những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng và quản lý nền kinh tế Việt Nam,
    vùng kinh tế, vùng KTTĐ phía Nam, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp,
    quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp dân doanh.
    Ở góc độ cụ thể: Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan
    đến vùng KTTĐ phía Nam và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp dân doanh
    theo từng khía cạnh nhất định, từ góc nhìn của khía cạnh đó nêu lên những
    phương hướng, giải pháp, đề xuất thay đổi, điều chỉnh quan hệ quản lý nhà nước
    đối với doanh nghiệp.
    Mặc dù, có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về Vùng kinh tế trọng
    điểm phía Nam, trong đó không ít công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước
    đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dân doanh nói riêng nhưng
    những công trình nghiên cứu mang tính khái quát thì lại đề cập rất nhiều nội
    dung chung mà chưa đi vào cụ thể quan hệ pháp lý giữa nhà nước và doanh
    nghiệp dân doanh; những công trình nghiên cứu dưới góc độ cụ thể, từ góc độ
    nghiên cứu của mình có đề cập tới mối quan hệ này, nhưng chỉ là một góc nhìn,
    chưa đi sâu vào quan hệ pháp lý và cũng chưa nhìn toàn diện dưới góc độ luật
    học. Một số tác phẩm, công trình nghiên cứu thì hoặc là đã cũ vì nghiên cứu
    theo góc nhìn của Luật Doanh nghiệp 1999 và các văn bản có liên quan, hoặc là
    chỉ khoanh vùng nghiên cứu ở một tỉnh, thành, một ngành, lĩnh vực nhất định.
    Có thể nói, hiện chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện về quan hệ
    pháp lý giữa Nhà nước với doanh nghiệp dân doanh vùng kinh tế trọng điểm
    phía Nam. 7
    3. Mục tiêu của đề tài và phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài được triển khai nhằm đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:
    - Làm rõ cơ sở lý luận quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp
    dân doanh; phân tích đánh giá thực trạng mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và
    doanh nghiệp dân doanh; những mặt tích cực, những tồn tại và nguyên nhân của
    tồn tại.
    - Đề xuất các phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển và hoàn
    thiện quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm
    phía Nam phù hợp quy định chung của pháp luật và vừa phù hợp với yêu cầu
    phát triển kinh tế vùng trong những năm tới góp phần đưa Vùng kinh tế trọng
    điểm phía Nam trở thành đầu tàu trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa
    mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
    Nghiên cứu toàn diện quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân
    doanh về cả lý luận lẫn thực tiễn sẽ góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho việc hoàn
    thiện hệ thống pháp luật.
    Đề tài nghiên cứu mối QHPL giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam
    theo Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
    4. Nội dung nghiên cứu:
    Trên cơ sở của mục tiêu đề ra và các yêu cầu thực tiễn, đề tài tập trung
    nghiên cứu các nội dung sau:
    - Những vấn đề lý luận về vùng kinh tế trọng điểm và cơ chế quản lý nhà
    nước đối với vùng KTTĐ phía Nam; về quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và
    DNDD vùng KTTĐ phía Nam
    - Thực trạng pháp luật về quan hệ giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ
    phía Nam
    - Thực trạng thực hiện mối QHPL giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ
    phía Nam
    - Phương hướng, giải pháp hòan thiện mối QHPL giữa Nhà nước và
    DNDD vùng KTTĐ phía Nam.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin,
    tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới kinh tế, hoàn thiện nhà nước,
    pháp luật.
    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện
    chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu cụ thể như
    phân tích, tổng hợp, hệ thống, thống kê, so sánh, phương pháp lịch sử. Bên cạnh
    đó đề tài còn sử dụng phương pháp xã hội học thông qua việc điều tra khảo sát,
    phỏng vấn, thăm dò xã hội học các doanh nghiệp nhằm xem xét đánh giá những
    biểu hiện trên thực tế của mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp vùng
    kinh tế trọng điểm phía Nam.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
    Về mặt lý luận: Hoàn thiện hệ thống lý luận về mối quan hệ pháp lý giữa
    Nhà nước với DNDD. Đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng
    mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam; từ đó đưa
    ra một cách có hệ thống quan điểm, phương hướng và giải pháp về việc hoàn
    thiện mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam.
    Ý nghĩa thực tiễn: Những nội dung nghiên cứu của đề tài có thể được sử
    dụng làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng một cơ chế pháp lý cho Vùng
    KTTĐ phía Nam, xây dựng mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với DNDD
    vùng KTTĐ phía Nam. Đồng thời, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
    việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp, phục vụ cho công tác nghiên
    cứu, giảng dạy về pháp luật trong các trường đào tạo luật và kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...