Luận Văn Quan hệ phân phối thu nhập trong nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Quan hệ phân phối thu nhập trong nền KTTT định hướng XHCN ở VN


    Lời mở đầu

    Từ đại hội lần thứ IX Đảng ta đã chính thức sử dụng thuật ngữ “ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa “. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Trong chặng đường đầu của thời kì quá độ ở nước ta, nền kinh tế còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế và nhiều hình thức lợi ích kinh tế khác nhau, và tất yếu là còn tồn tại những mâu thuẫn giữa các hình thức kinh tế đó . Một trong những yêu cầu của việc vận dụng hệ thống quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế là phải biết kịp thời phát hiện những mâu thuẫn và tìm cách giải quyết chúng. Việc giải quyết các quan hệ về lợi ích kinh tế được thể hiện thông qua quan hệ phaan phối thu nhập .

    Phân phối thu nhập có vị trí quan trọng trong kinh tế chính, nó liên quan đến các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một vấn đề vô cùng quan trọng để tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định tình hình kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

    Để hiểu được cuộc sống ở một quốc gia như thế nào thì vấn đề thu nhập bình quân đầu người của quốc gia đó là chưa đủ . Số người nghèo của một quốc gia và chất lượng cuộc sống trung bình còn phụ thuộc vào phân phối thu nhập ở nước đó có bình đẳng hay không, tức là chúng ta phải tìm hiểu về vấn đề phân phối thu nhập của nước đó .

    Trên cơ sở đó , đồng thời đã được nghiên cứu qua bộ môn kinh tế chính trị , để hiểu hơn về tình hình kinh tế nói chung cũng như chất lượng cuộc sống trong nền kinh tế mới . Tác giả đã nghiên cứu về “Quan hệ phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.





    1







    Nội dung

    A-CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM.


    I- BẢN CHẤT VÀ VỊ TRÍ CỦA PHÂN PHỐI THU NHẬP.

    1. Thu nhập và phân phối thu nhập.

    Nếu lợi ích kinh tế là những quan hệ kinh tế phản ánh những nhu cầu, động cơ khách quan về sự hoạt động của các giai cấp, những nhóm xã hội hay của từng người lao động riêng biệt, do quan hệ sản xuất quyết định. Thì thu nhập là những của cải vật chất mà người lao động, những nhóm xã hội có được do các hoạt động sản xuất, lao động mang lại. Các tầng lớp dân cư khác nhau có các thu nhập khác nhau, đó là tiền lương, tiền công, lợi tức, lợi tức cổ phần và thu nhập từ các quỹ tiêu dùng công cộng. Trình độ của người lao động luôn khác nhau, mỗi người làm ở một cấp bậc khác nhau, công việc của họ cũng khác nhau, do vậy mà những lợi ích kinh tế cũng như thu nhập mà họ nhận được là khác nhau. Nếu trong nền kinh tế quan liêu, bao cấp ngày xưa , mọi người làm việc như nhau và sản phẩm được chiađều công bằng tức là thu nhập của họ gần như là ngang nhau cho dù trình độ của họ khác nhau, đã không khuyến khích được người lao động tích cực hưn cũng như đối với những người có trình độ cao, do đó không thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thì trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lại khác, trình độ khác nhau thì thu nhập cũng khác nhau.

    Phân phối thu nhập là phân phối những của cải vật chất đó cho người lao động một cách công bằng nhất. Thu nhập khác nhau đó là do có sự phân phối thu nhập hợp lí . Do đó , phân phối thu nhập là vấn đề quan trọng tạo sức mạnh thúc đẩy phát triển sản xuất , ổn định kinh tế – xã hội, tạo công bằng trong xã hội . Và phân phối thu nhập cho ta biết một phần nào về sự giàu nghèo trong xã hội . Phân phối thu nhập bất bình đẳng sẽ ảnh hưởng tới đời sống kinh tế xã hội như thế


    2. Vị trí của phân phối thu nhập.
    Phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội.
    Quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi , tiêu dùng. Và các khâu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau mà trong đó sản xuất là khâu cơ bản có vai trò quyết định. Các khâu còn lại phụ thuộc vào sản xuất và cũng có tác động tới sản xuất, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển, đồng thời chúng còn là trung gian nối sản xuất với tiêu dùng . Nếu không có sản xuất thì sẽ không có các khâu còn lại vì khi đó sẽ không có sản phẩm để phân phối, trao đổi và tiêu thụ. Còn nếu không có khâu phân phối thì sản phẩm sẽ khó trao đổi và khi sản phẩm không được tiêu thụ thì sẽ gây ra sự ứ đọng sản phẩm gây khó khăn cho nhà sản xuất vì bị lỗ vốn, khi đó quá trình sản xuất se không được tiếp tục tiến hành. Nói cách khác , quá trình tái sản xuất xã hội không thể thiếu một trong các khâu trên , nếu thiếu một trong các khâu đó thì quá trình tái sản xuất sẽ không thực hiện được , dẫn tới nền kinh tế bị trì trệ, không phát triển được . Chính vì vậy mà phân phối có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
    Phân phối bao gồm các bộ phận như phân phối cho tiêu dùng sản xuất, phân phối thu nhập . Trong đó , phân phối cho tiêu dùng sản xuất là sự phân phối tư liệu sản xuất, sức lao động của xã hội vào các nghành sản xuất , phân phối tiêu dùng sản xuất chính là tiền đề, điều kiện và là một yếu tố sản xuất quyết định tới quy mô, cơ cấu và tốc độ phát triển của sản xuất. Phân phối thu nhập quốc dân hình thành thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội . Phân phối thu nhập là kết quả của sản xuất, do sản xuất quyết định.Thu nhập của người lao động là một chỉ báo quan trọng phản ánh mức sống của dân cư và trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đối với Việt Nam, kinh tế thị trường chưa phát triển, đại bộ phận dân cư sống ở nông thôn và làm nông nghiệp, một bộ phận không nhỏ làm việc ở khu vực phi kết cấu, thu nhập, tiền lương, tiền công của họ thường được trả trực tiếp bằng tiền mặt thậm chí bằng hiện vật . Và một bộ phận có thu nhập ngoài lương. Tuy phân phối phụ thuộc trực tiếp vào sản xuất, nhưng nó cũng có tác động không nhỏ tới quá trình sản xuất đó là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sản xuất . Ph.Ănghen có viết: “ Phân phối không phải chỉ đơn thuần là kết quả thụ động của sản xuất và trao đổi”1. Nó cũng liên quan mật thiết tới việc ổn định tình hình kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
    Phân phối là phân phối tổng sản phẩm xã hội và phân phối thu nhập quốc dân và nó được thực hiện dưới hình thức phân phối hiện vật và phân phối dưới hình thái giá trị(phân phối qua quan hệ tài chính , tín dụng ).
     
Đang tải...