Luận Văn Quan hệ nuôi con nuôi giữa cha dượng với con riêng của vợ và giữa mẹ kế với con riêng của chồng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quan hệ nuôi con nuôi giữa cha dượng với con riêng của vợ và giữa mẹ kế với con riêng của chồng

    LỜI MỞ ĐẦU


    l. Tính cấp thiết của đề tài


    Trong xã hội Việt Nam, từ bao đời này việc nuôi con nuôi đã tồn tại từ rất lâu, với nhiều lý do và mục đích khác nhau nhưng tất cả đều xuất phát từ lòng thương người, sự cưu mang, giúp đỡ những con người rơi vào hoàn cảnh khó khăn đến nỗi phải cho con mình làm con nuôi của người khác. Nuôi con nuôi là vấn đề mang tính nhân đạo sâu sắc, thể hiện tình thương yêu, tinh thần trách nhiệm cao và hơn hết đó là mang đến cho các em có một gia đình hoàn chỉnh.


    Vấn đề nuôi con nuôi giữa cha dượng với con riêng của vợ và giữa mẹ kế với con riêng của chồng là một vấn đề mới được ghi nhận tại điểm a khoản 1 Điều 5 của luật nuôi con nuôi. Và tuy đây là vấn đề mới được ghi nhận nhưng trước đây luật cũng có quy định về việc khuyến khích những người thân thuộc nhận nuôi. Có thể nói đây là một quy định hết sức tiến bộ vì nó thừa nhận một quan điểm mới và đảm bảo cho trẻ có một cuộc sống tốt hơn trong gia đình gốc của mình. Có thể nói ở thời điểm hiện tại, luật khuyến khích quan hệ nuôi con nuôi đặc biệt giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế nhưng chỉ được quy định ở điều 5 về thứ tự ưu tiên nhận nuôi và khoản 3, điều 14 đối với việc áp dụng ngoại lệ về điều kiện nhận nuôi khi cha dượng, mẹ kế muốn nhận nuôi con riêng. Chính vì tính mới của quan hệ này và đặt trường hợp nếu có xảy ra tranh chấp thì với hai quy định này của luật không thể nào được giải quyết thỏa đáng một khi có tranh chấp xảy ra. Cũng vì sự bức thiết của quan hệ nuôi con nuôi mới này và chính điều này đã thôi thúc em lựa chọn đề tài này vì với mong muốn nhỏ bé của mình có thể đóng góp vào những đề tài nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao vào đời sống.


    Từ những nghiên cứu này đòi hỏi các nhà làm luật nên có những động thái tích cực tạo điều kiện cũng như xây dựng luật một cách rõ ràng đối với quan hệ nuôi con nuôi giữa cha dượng, mẹ kế nói riêng và quan hệ nuôi con nuôi nói chung để nhằm tạo cho trẻ được hưởng sự chăm sóc, giáo dục đặc biệt là sự phát triển trong môi trường gia đình gốc.


    Để có thể thu hút sự quan tâm, ủng hộ, và giúp đỡ của các cơ quan ban ngành trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nâng cao trách nhiệm của tất cả các ban, ngành, cơ quan, tổ chức và xã hội đặc biệt nhằm đảm bảo cho trẻ được chung sống trong gia đình gốc. Hơn nữa, trong luật nuôi con nuôi chỉ có quy định ở hai điều luật, sẽ gặp khó khăn và tranh cãi nếu có tranh chấp xảy ra. Chính vì lý do đó đã thôi thúc người viết lựa chọn đề tài này.

    2. Phạm vi nghiên cứu


    Nguồn thông tin và tài liệu: chủ yếu từ sách, Giáo trình của các trường Đại học, báo tạp chí chuyên ngành và Intemet.


    về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu ở phạm vi quan hệ nuôi con nuôi giữa cha dượng với con riêng của vợ và giữa mẹ kế với con riêng của chồng.


    3. Mục đích của việc nghiên cứu


    Đề tài nghiên cứu về các vấn đề xét trong mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, chồng. Dựa trên những phân tích về các vấn đề như điều kiện xác lập, trình tự thủ tục xác lập, chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi và các hệ quả pháp lý của việc chấm dứt nuôi con nuôi. Từ các quy định về hiện hành đối chiếu với thực tế và có những kiến nghị, hướng hoàn thiện vì quan hệ con nuôi giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế là quy định mói nên khi có những tranh chấp xảy ra sẽ gặp rất khó khăn khi giải quyết. Do vậy, từ những quy định này đối chiếu trên thực tế và có những kiến nghị, hướng hoàn thiện xung quanh vấn đề này. Từ đó, trao đổi, củng cố và ôn lại những kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học tập.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Phương pháp nghiên cứu đề tài là phương pháp phân tích truyền thống như: phương pháp phân tích luật viết, kết hợp vói phương pháp phân tích lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, liệt kê, so sánh, đối chiếu, nhằm đi sâu vào phân tích từng điều luật hiện hành từ đó đề ra những mặt hạn chế, đưa ra những kiến nghị, hướng giải quyết cho những vấn đề đặt ra.


    5. Bố cục của đề tài


    Bố cục của đề tài gồm 3 chương:


    Chương 1: Lý luận chung về quan hệ nuôi con nuôi giữa cha dượng với con riêng của vợ và giữa mẹ kế với con riêng của chồng.


    Chương 2: Quy định của pháp luật về quan hệ nuôi con nuôi giữa cha dượng với con riêng của vợ và giữa mẹ kế vói con riêng của chồng.


    Chương 3: Thực trạng và giải pháp hữu ích giúp hoàn thiện quy định của việc nuôi con nuôi giữa cha dượng với con riêng của vợ, giũa mẹ kế với con riêng của chồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...