Luận Văn Quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

    Lời mở đầu . 1


    1. Tính cấp thiết của đề tài 1


    2. Phạm vi nghiên cứu .2


    3. Mục đích nghiên cứu .2


    4. Phương pháp nghiên cứu 2


    5. Bố cục của đề tài . 2


    Chương 1 NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 4


    1.1 Khái niệm về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .4


    1.2 Mục đích, ý nghĩa và bản chất của quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 5


    1.2.1 Mục đích, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .5


    1.2.2 Bản chất của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 6


    1.2.2.1 Bản chất xã hội 6


    1.2.2.2 Bản chất pháp lý 7


    1.3 Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 8


    1.3.1 Nguyên tắc xác lập quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 8


    1.3.2 Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 9


    1.3.2.1 Nguyên tắc luật quốc tịch .9


    1.3.2.2 Nguyên tắc luật nơi cư trú 10


    1.3.2.3 Nguyên tắc luật nơi thực hiện hành vi 11


    1.4 Pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 11


    1.4.1 Phương pháp điều chỉnh .11


    1.4.1.1 Phương pháp xung đột .11


    1.4.1.2 Phương pháp thực chất .12


    1.4.2 Nguồn luật điều chỉnh 14


    1.4.2.1 Điều ước quốc tế 14


    1.4.2.2 Pháp luật quốc gia 15


    1.5 Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 16


    1.6 Các hành vi bị cấm khi xác lập việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 19


    1.7 Lịch sử hình thành và phát triển chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoàI 20


    1.7.1 Giai đoạn từ trước năm 1986 20


    1.7.2 Giai đoạn từ năm 1986 đến nay 23


    Chương 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC


    NGOÀI . .26


    2.1 Điều kiện về mặt nội dung 26


    2.1.1 Điều kiện đối với người được nhận nuôi .26


    2.1.2 Điều kiện đối với người nhận nuôi 29


    2.2 Điều kiện về mặt hình thức .33


    2.2.1 Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng kí việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam . „33

    2.2.1.1 Thẩm quyền đăng kí việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam 33


    2.2.1.2 Trình tự, thủ tục đăng kí việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam 34


    2.2.2 Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng kí việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới .41


    2.2.3 Thẩm quyền, trình tự thủ tục đăng kí việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài .42


    2.3 Hệ quả của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .44


    2.3.1 Quan hệ với gia đình nuôi .44


    2.3.2 Quan hệ với gia đình gốc 46


    2.4 Chấm dứt việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .47


    2.4.1 Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .48


    2.4.2 Thẩm quyền, trình tự, thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .51


    2.4.3 Hệ quả của việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 52


    2.5 Tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam 53


    Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIÊN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU tố nước NGOÀI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 58


    3.1 Tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở nước ta trước khi Luật nuôi con nuôi ra đòi .58


    3.1.1 Thành tựu .58


    3.1.2 Hạn chế 62


    3.2 Những điểm tiến bộ và hạn chế của Luật nuôi con nuôi 2010 65


    3.2.1 Những điểm tiến bộ của Luật nuôi con nuôi 2010 .65


    3.2.2 Những điểm hạn chế của Luật nuôi con nuôi 2010 .68


    3.3 Phương hướng hoàn thiện các quy định của Luật nuôi con nuôi 2010 70


    KẾT LUẬN . 72


    Danh mục tài liệu tham khảo

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Trẻ em chính là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Vì vậy, việc quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ em là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.


    Theo thống kê gần đây của Bộ lao động, thương binh và xã hội, hiện nay nước ta có khoảng 1.478.567 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có 85.193 trẻ mồ côi không nơi nương tựa; 1.316.227 trẻ khuyết tật, tàn tật; 21.903 trẻ em lang thang; 10.328 trẻ nhiễm chất độc hóa học; .Từ thực tế trên cho thấy chúng rất càn được sự quan tâm, chia sẻ ngày càng nhiều của cộng đồng xã hội. Hom nữa, cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hỏa, nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao thì cũng là lúc các vấn nạn xã hội ngày một gia tăng đặc biệt là liên quan đến trẻ em như việc buôn bán, bóc lột sức lao động của trẻ em, bạo lực gia đình, tội phạm ở trẻ vị thành niên cũng tăng lên đáng kể cả về mặt số lượng cũng như tính chất, mức độ vi phạm, .Vì vậy, vấn đề bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Và vấn đề này không chỉ là nhiệm vụ của một quốc gia hay dân tộc nào mà là vấn đề chung của toàn nhân loại nhằm hướng đến một thế giới mới tươi đẹp hơn.


    Trong xu thế hiện nay, hàu hết các quốc gia đang cố gắng đẩy mạnh hợp tác với nhau trong việc giúp đỡ các em có hoàn cảnh đặc biệt được sống và phát triển trong môi trường lành mạnh, nhất là trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Nuôi con nuôi đã và đang phát triển mạnh mẽ ở mọi quốc gia và đặc biệt là nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Với các nước kém phát triển và đang phát triển thì việc nuôi con nuôi giúp cho trẻ có được một mái ấm gia đình, để chúng có thể phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Còn đối với các quốc gia phát triển thì hầu hết các gia đình đều thiếu vắng đi tiếng cười trẻ thơ, việc đẩy mạnh hoạt động nuôi con nuôi sẽ giúp họ có được niềm vui trong cuộc sống, có được một gia đình trọn vẹn và đầy đủ. Từ đó giúp cho quan hệ của các quốc gia được xích lại gần nhau hơn, xóa đi những rào cản về sự phân biệt văn hóa, tôn giáo, sắc tộc, giàu nghèo, .Thực tế cho thấy ngày càng có nhiều điều ước quốc tế được kí kết giữa các quốc gia trong lĩnh vực này. Và Việt Nam với mong muốn được làm bạn với tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó.


    Mới đây, Việt Nam vừa ký tham gia công ước quốc tế về nuôi con nuôi cùng với việc Luật nuôi con nuôi có hiệu lực đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng, đưa quan hệ này phát triển lên một tầm cao mới. Tuy nhiên nó cũng tạo ra cho Việt Nam nhiều thách thức và cơ hội mới. Trước những thực tại đó, người viết chọn đề tài nghiên cứu “Quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam” nhằm góp một phần sức lực nhỏ bé của mình cùng với xã hội làm giảm bớt nỗi bất hạnh của những trẻ em đáng thương có hoàn cảnh đặc biệt.


    2. Phạm vi nghiên cứu


    Dựa trên việc nghiên cứu các quy định chung về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thông qua việc tìm hiểu các khái niệm liên quan, bản chất của quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, pháp luật điều chỉnh, .Trong đề tài này người viết sẽ tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu, phân tích các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện xác lập, trình tự thủ tục xác lập quan hệ nuôi con nuôi và các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Đồng thời dựa trên sự phân tích này, người viết sẽ nhận thấy được những điểm tiến bộ cũng như hạn chế của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, từ đó đưa ra quan điểm của bản thân về phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Do đó, trong phạm vi đề tài này, người viết sẽ không đi nghiên cứu các quy định trong các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mà Việt Nam đã tham gia kí kết hoặc gia nhập.


    3. Mục đích nghiên cứu


    Người viết nghiên cứu đề tài này với mục đích mang đến cho người đọc cái nhìn chung nhất về quan hệ nuôi con nuôi, giúp cho những người có nhu cầu xác lập quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có được sự hiểu biết nhất định về các quy phạm pháp luật về nuôi con nuôi, qua đó góp một phần nhỏ bé của mình mang lại cho các em có hoàn cảnh đặc biệt có một mái ấm gia đình hạnh phúc. Bên cạnh đó, thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật người viết có thể đưa ra quan điểm của bản thân về những vấn đề còn bất cập trong các quy định đó và phương hướng để hoàn thiện các quy định pháp luật về nuôi con nuôi. Ngoài ra, nhờ việc nghiên cứu này người viết có thể củng cố lại một phần kiến thức mà mình đã được tiếp thu trong thời gian qua.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Người viết chủ yếu dùng các phương pháp phân tích luật viết như suy lý diễn dịch, quy nạp để phân tích các quy định của pháp luật. Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp tống hợp, phân tích, so sánh tài liệu, đối chiếu với thực tiễn thông qua đó đưa ra quan điểm của bản thân về các vấn đề có liên quan.


    5. Bố cục của đề tài


    Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài gồm ba chương:

    Chương 1 Những vấn đề chung về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.


    Chương này chủ yếu giúp người đọc có được những kiến thức chung nhất về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoại thông qua việc nêu lên các khái niệm, bản chất, ý nghĩa của mối quan hệ này, qua việc nghiên cứu các nguyên tắc, thẩm quyền và các hành vi bị cấm khi giải quyết quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Đồng thời việc nghiên cứu chương này sẽ tạo cơ sở cho người viết để hiểu rõ hom các quy định của pháp luật hiện hành.


    Chương 2 Pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Chương này người viết tập trung nghiên cứu, phân tích các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về việc xác lập, chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Qua nghiên cứu chương này sẽ giúp người viết thấy được những tồn tại của các quy định pháp luật liên quan đến việc giải quyết quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, từ đó tạo cơ sở cho người viết đưa ra quan điểm của bản thân nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật trong chương ba.


    Chương 3 Thực trạng và giải pháp. Chương này chủ yếu nêu lên những vướng mắc trong công tác giải quyết quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, qua đó đưa ra kiến nghị về một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
     

    Các file đính kèm:

    • 73-.pdf
      Kích thước:
      28.4 MB
      Xem:
      0
Đang tải...