Luận Văn Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/5/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có đường biên giới chung dài hơn 1350 Km, trong đó Việt Nam có 6 tỉnh : Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu và Lào Cai tiếp giáp với 2 tỉnh( Khu tự trị ) của Trung Quốc là Quảng Tây và Vân Nam.
    Quan hệ về Chính trị - Ngoại giao, kinh tế- thương mại và giao lưu văn hoá giữa hai nước đã có từ lâu đời và đã trở thành mối quan hệ truyền thống bền vững. Tuy nhiên qua các thời kỳ lịch sử cũng có những biến động về chính trị - xã hội làm ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước nhưng chưa bao giờ làm triệt tiêu quan hệ kinh tế đó, trái lại hoạt động kinh tế, thương mại giữa hai nước ngày càng có điều kiện thuận lợi để phát triển, phù hợp với xu thế hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới .
    Có thể nói đẩy mạnh quan hệ thương mại qua biên giới Việt -Trung đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, góp phần làm tăng thu ngân sách, nâng cao đời sống nhân dân, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội và văn hoá của nhân dân hai bên vùng biên giới. Mặc dù trong thời gian qua hoạt động kinh tế thương mại Việt - Trung đã mang lại những thành công to lớn, đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh của kinh tế cửa khẩu biên giới, góp phần xây dựng công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi nước, song đã nảy sinh những vấn đề phức tạp cần phải nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn. Tình hình trên đòi hỏi phải có một chương trình nghiên cứu cơ bản và toàn diện về hoạt động thương mại giữa hai nước, nhằm đánh giá đúng đắn những mặt tích cực và hạn chế những phát sinh không thuận lợi, từ đó có những kiến nghị cụ thể, sát thực, phù hợp với những hoạch định về chính sách phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và nhà nước ta.
    Xuất phát từ yêu cầu đó, trên cơ sở hệ thống lý luận đã được học tập nghiên cứu, cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Thầy Phan Anh Tuấn, tôi chọn đề tài: “Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc hiện tại và triển vọng” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong chương trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
    Những nội dung chủ yếu được trình bày trong khoá luận bao gồm các chương sau:
    Lời nói đầu
    Chương I : Khái quát về quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
    Chương II : Thực trạng quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung Quốc .
    Chương III : Triển vọng của quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung Quốc.
    Kết luận.

    Lời nói đầu. 1
    CHƯƠNG I 3
    KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI 3
    GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC 3
    I. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG 3
    1. Quan hệ kinh tế- thương mại Việt - Trung trong tiến trình lịch sử. 3
    2. Giai đoạn sau khi hai nước giành được độc lập. 4
    3. Giai đoạn sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ. 7
    II. PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG LÀ MỘT XU THẾ TẤT YẾU 8
    1. Vài nét về tình hình quốc tế và khu vực. 8
    2. Tình hình riêng của hai nước đầu những năm 90. 9
    III. NHỮNG CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI GIỮA HAI NƯỚC. 12
    1. Những Hiệp định và các cặp cửa khẩu biên giới được mở là cơ sở pháp lý tạo thuận lợi cho quan hệ kinh tế, thương mại phát triển. 12
    2. Chính sách về phát triển kinh tế đối ngoại của hai nước. 13
    2.1. Chính sách phát triển kinh tế - thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc 13
    2.2. Chính sách phát triển kinh tế - thương mại của Trung Quốc đối với việt Nam 15
    CHƯƠNG II 20
    THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI 20
    GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC. 20
    I. THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC TRONG HƠN 10 NĂM QUA. 20
    1.Hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc thời kỳ 1991 - đến nay. 20
    1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều. 20
    1.2. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu. 22
    1.2.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu. 22
    1.2.2. Cơ cấu hàng nhập khẩu. 24
    1.3.Một số nhận xét đánh giá chung. 25
    2. Một số vấn đề về đầu tư trực tiếp. 28
    2.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua. 28
    2.2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc tại Việt Nam trong thời gian qua. 29
    3. Một số vấn đề về quan hệ hợp tác khoa học công nghệ. 34
    4. Một số vấn đề trong quan hệ Hợp tác về du lịch. 36
    IT- TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG 38
    1. Phát triển thương mại làm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng biên giới. 38
    2. Quan hệ thương mại Việt - Trung có tác động tương hỗ, thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển. 41
    2.1. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn. 41
    2.2. Thúc đẩy phát triển công nghiệp. 42
    2.3. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng khu vực biên giới. 42
    2.4. Mở rộng hoạt động du lịch. 43
    2.5. Góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế và thúc đẩy sự ra đời một số trung tâm kinh tế quan trọng. 44
    2.6. Cải thiện đời sống nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc. 45
    III. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ TIÊU CỰC NẢY SINH. 46
    1. Nạn buôn lậu và gian lận thương mại. 46
    1.1. Tình hình buôn lậu. 46
    1.2. Tình hình gian lận thương mại. 49
    2. Những tiêu cực và tệ nạn xã hội. 51
    3. Về vấn đề quản lý ngoại hối trong thanh toán. 53
    4. Một số vấn đề về quản lý xuất nhập khẩu. 55
    5. Ảnh hưởng đối với môi trường sinh thái. 58
    IV. NHỮNG NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG. 61
    CHƯƠNG III 63
    TRIỂN VỌNG CỦA QUAN HỆ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI 63
    I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN TỚI. 63
    1. Những quan điểm cơ bản. 63
    2. Mục tiêu, phương hướng phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới. 66
    2.1. Mục tiêu phát triển quan hệ kinh tế thương mại từ nay dến 2010. 66
    - Về quan hệ thương mại: 66
    2.2. Phương hướng cơ bản trong phát triển kinh tế thương mại trong thời gian tới. 71
    II. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC. 72
    1. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho phát triển kinh tế các tỉnh biên giới phía Bắc. 72
    2.Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách ưu đãi cho phát triển kinh tế cửa khẩu biên giới. 74
    3. Hoàn thiện hệ thống chính sách điều hành hoạt động xuất nhập khẩu. 75
    4. Thu hút đầu tư trực tiếp từ phía Trung Quốc. 78
    5. Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại. 80
    5.1. Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế. 80
    5.2. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nội địa. 81
    5.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về kinh tế. 82
    5.4. Tăng cường công tác giáo dục, vận động quần chúng kết hợp với giải quyết các chính sách xã hội.83
    5.5. Tăng cường trách nhiệm của các lực lượng chức năng quản lý biên giới cửa khẩu. 85
    5.6. Đề cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng và chính quyền các cấp: 87
    6. Phát triển, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ làm công tác kinh tế - thương mại. 87
    7. Tổ chức nghiên cứu thị trường Trung Quốc. 88
    8. Xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu biên giới. 89
    KẾT LUẬN 92
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...