Luận Văn Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU​ Kể từ sau đổi mới kinh tế đến nay, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến việc mở rộng mối quan hệ nhiều mặt với các quốc gia, các khu vực trên thế giới khi xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đang trở thành xu thế tất yếu của thời đại. So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc phát triển nhanh hơn và trên nhiều lĩnh vực khác nhau do có được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ hai nước. Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1992 đến nay, trải qua hơn một thập kỷ phát triển, mối quan hệ kinh tế giữa hai nước đã có những bước phát triển đáng tự hào, Hàn Quốc hiện đang đứng thứ 5 trong tổng số trên 100 nước có quan hệ buôn bán với Việt Nam và là nước đầu tư lớn thứ nhất vào Việt Nam.Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại trong quan hệ kinh tế giữa hai nước hiện nay đó là sự mất cân đối quá lớn trong cán cân thương mại giữa hai nước, Việt Nam luôn bị nhập siêu và mức nhập siêu có xu hướng ngày càng tăng. Mặt khác, Việt Nam đã thu hút được lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khá lớn từ Hàn Quốc, mà lĩnh vực đầu tư chủ yếu là: nhà ở, xây dựng khu đô thị, khách sạn, chung cư. Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất công nghệ cao còn chiếm tỷ tọng nhỏ trong cơ cấu đầu tư, hơn nữa lượng vốn đầu tư còn chưa tương xứng với tiềm năng và mối quan hệ giữa hai nước, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
    Xuất phát từ đòi hỏi trên, nhóm tác giả đã bắt tay vào nghiên cứu đề tài “ Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp” với hi vọng góp một phần nhỏ bé vào việc thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa hai nước ngày càng trở nên phát triển hơn, đặc biệt sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO.
    Mục tiêu của đề tài là: Đi sâu vào phân tích thực trạng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam- Hàn Quốc, những khó khăn còn tồn tại, triển vọng phát triển mối quan hệ từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng mối quan hệ kinh tế giữa hai nước lên một tầm cao mới. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, trên cơ sở của việc phân tích thực trạng mối quan hệ hợp tác về thương mại và đầu tư giữa hai nước. Trong đó chuyên đề chỉ tập trung vào các quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc và FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam. Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài được kết cấu qua 3 phần chính:

    Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HỘI NHẬP TỚI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM- HÀN QUỐC
    Chương II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI
    VIỆT NAM- HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN NAY.Chương III: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – HÀN QUỐC
    ​ Em xin chân thành cảm ơn GS.TS Đỗ Đức Bình và Ông Nguyễn Đăng Hùng- Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Kinh tế Đa phương, Bộ Ngoại giao đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Đây mới là bước đầu em làm quen với công tác nghiên cứu, do đó không thể tránh khỏi những thiếu sót trong việc triển khai đề tài. Em mong nhận được sự thông cảm của quý Thầy Cô và các bạn sinh viên.




    ​ ​ MỤC LỤC
    196728147" LỜI MỞ ĐẦU 1
    196728148" Danh mục các bảng. 5
    196728149" Danh mục các biểu đồ. 6
    196728150" CHƯƠNG I. 8
    196728151" CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HỘI NHẬP TỚI QUAN HỆ KINH TẾ 8
    196728152" VIỆT NAM- HÀN QUỐC 8
    196728153" 1.1 - Hội nhập kinh tế - khái niệm và bản chất. 8
    196728154" 1.1.1. Hội nhập kinh tế - vấn đề mang tính khách quan của các nền kinh tế hiện nay 8
    196728155" 1.1.2. Khái niệm 9
    196728156" 1.1.3. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế. 10
    196728157" 1.2 Nội dung của các quan hệ kinh tế quốc tế( đặc biệt là quan hệ thương mại và đầu tư) 12
    196728158" 1.2.1 Quan hệ hợp tác về thương mại 12
    196728159" 1.2.1.1 Khái niệm về thương mại quốc tế. 12
    196728160" 1.2.1.2 Đặc điểm của thương mại quốc tế. 12
    196728161" 1.2.1.3 Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế. 15
    196728162" 1.2.2 Quan hệ hợp tác về đầu tư( đặc biệt là FDI) 16
    196728163" 1.2.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài: 16
    196728164" 1.2.2.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 18
    196728165" 1.2.3. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoại thương: của các nước đang phát triển 22
    196728166" 1.2.3.1. Tác động trực tiếp. 22
    196728167" 1.2.3.2. Tác động gián tiếp. 26
    196728168" 1.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc 27
    196728169" 1.3.1. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc phát triển toàn diện 27
    196728170" 1.3.2. Thúc đẩy cải cách hành chính. 28
    196728171" 1.3.3. Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế. 29
    196728172" 1.3.4. Thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. 30
    196728173" 1.3.5. Những tác động không thuận chiều. 31
    196728174" Chương II. 33
    196728175" THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI 33
    196728176" VIỆT NAM- HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN NAY. 33
    196728177" 2.1 Quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc. 34
    196728178" 2.1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu. 36
    196728179" 2.1.2 Về Xuất khẩu 38
    196728180" 2.1.3 Về nhập khẩu 44
    196728181" 2.1.4 Đánh giá về quan hệ thương mại Việt Nam- Quốc. 47
    196728182" 2.1.4.1 Ưu điểm 47
    196728183" 2.1.4.2 Nhược điểm 51
    196728184" 2.2 Quan hệ hợp tác trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam 53
    196728185" 2.2.1 Về quy mô và tốc độ tăng. 54
    196728186" 2.2.2 Về hình thức đầu tư 58
    196728187" 2.2.3 Cơ cấu đầu tư theo ngành. 61
    196728188" 2.2.4 Phân bố đầu tư theo vùng. 63
    196728189" 2.2.5 Đánh giá quan hệ đầu tư( FDI) Hàn Quốc và Việt Nam 65
    196728190" 2.2.5.1 Đạt được. 65
    196728191" 2.2.5.2 Hạn chế, khó khăn và nguyên nhân. 67
    196728192" Chương III. 73
    196728193" TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – HÀN QUỐC 73
    196728194" 3.1) Triển vọng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam – Hàn Quốc. 73
    196728195" 3.1.1) Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc. 73
    196728196" 3.1.2) Triển vọng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam 79
    196728197" 3.2) Các giải pháp chung nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa Việt Nam- Hàn Quốc 81
    196728198" 3.3 Một số giải pháp, chính sách cho sự phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc 88
    196728199" 3.3.1) Nhóm các giải pháp và chính sách chung. 88
    196728200" 3.3.1.1) Đối với chính phủ Việt Nam và các bộ ngành liên quan. 89
    196728201" 3.3.1.2) Đối với các doanh nghiệp Việt Nam. 96
    196728202" 3.3.2) Nhóm các giải pháp chính sách trong một số lĩnh vực cụ thể. 98
    196728203" 3.3.2.1) Các giải pháp chính sách trong lĩnh vực trao đổi hàng hoá. 99
    196728204" 3.4) Các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam 109
    196728205" 3.4.1)Về pháp luật chính sách: 109
    196728206" 3.4.2) Về quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư nước ngoài 110
    196728207" 3.4.3) Đổi mới và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư 112
    196728208" 3.4.4) Giải pháp về thuế 114
    196728209" 3.4.5) Hoàn thiện về môi trường đầu tư 115
    196728210" KẾT LUẬN 119
    196728211" Danh mục tài liệu tham khảo. 120
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...