Luận Văn Quan hệ kinh tế – thương mại giữa Mông Cổ và Việt Nam: thực trạng và triển vọng

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Quan hệ kinh tế – thương mại giữa Mông Cổ và Việt Nam: thực trạng và triển vọng


    MỞ ĐẦU

    1. Tinh cấp thiết của đề tài
    Trong tiến trình lịch sử lâu dài phát triển nền kinh tế - thư¬ơng mại hai nước Mông Cổ - Việt Nam, chúng tôi đặc biệt chú trọng giai đoạn từ 1990 đến nay. Có thể nhấn mạnh rằng, đặc biệt trong 15 năm gần đây từ 1990-2005, quan hệ Mông Cổ – Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế – thương mại, khoa học – kỹ thuật, giáo dục, du lịch, nghệ thuật đều đã được khôi phục, phát triển nhanh chóng và sâu rộng, đem lại nhiều kết qủa thiết thực cho cả hai bên. Cho đến nay, hai nước đã ký hơn 20 hiệp định song phương và thoả thuận cấp Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nươc.
    Có thể nói, lĩnh vực thương mại và đầu tư là hai lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất và cũng có sức sống nhất trong quan hệ kinh tế Mông Cổ – Việt Nam.
    Tuy nhiên, trong lĩnh vực thương mại bức tranh không phải tòan mầu hồng, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều hiện ở mức rất thấp, chưa đầy 2 triệu USD trong những năm gần đây, chưa tương xứng với tiềm năng và thấp hơn nhièu so với kim ngạch 16 triệu USD cách đây 10 năm. Làm thế nào để phấn đấu đưa kim ngạch buôn bán hai chiều lên 10 triệu USD một năm vào năm 2010? Làm thế nào để bên cạnh thương mại, phát triển quan hệ đầu tư cũng ngày càng trở nên quan trọng trong quan hệ kinh tế song phương? Trong tiến trình phát triển quan hệ thương mại, đầu tư, các ngành hữu quan hai nước khẳng định ý chí và quyết tâm thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển một cách có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho hai nước và nhân dân hai nước; tạo thuận lợi cho nhau, mạnh dạn đầu tư liên doanh sản xuất phù hợp với điều kiện kinh tế hai bên, bằng cán bộ kỹ thuật cao, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, mặt bằng của Mông Cổ và nguồn nhân công dồi dào, cán bộ kỹ thuật cao, máy móc, thiết bị của Việt Nam, để cung cấp cho thị trường hai nước và xúât khẩu sang các thị trường của nước thứ ba; tìm kiếm các phương thức, các kênh thích hợp, từng bước xúc tiến thương mại, nhằm nâng kim ngạch lên 10 triệu USD vào năm 2010. Ngoài ra, phải đa dạng hoá, tự do hoá các hình thức và chủ thể hợp tác đầu tư cũng như khuyến khích và bảo hộ song phương hoạt động hợp tác đầu tư; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển sự hợp tác Mông Cổ – Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế khác như tài chính-ngân hàng, giao thông vận tải.
    Việt Nam đang cố gắng đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong thời gian sớm nhất, đưa nền kinh tế hội nhập mạnh mẽ hơn nữa vào kinh tế toàn cầu, vừa tạo điều kiện, vừa thúc đẩy Việt Nam mở cửa rộng hơn cho đầu tư, thương mại hàng hoá và dịch vụ với bên ngoài và cũng sẽ thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường thế giới. Như vậy, một biểu hiện nữa của sự hợp tác kinh tế giữa hai nước chính là việc Mông Cổ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế thông qua việc tích cực ủng hộ Việt Nam tham gia WTO và các thể chế kinh tế tài chính quốc tế khác, trong khi Việt Nam ủng hộ Mông Cổ gia nhập APEC, ASEM. Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ mở ra thêm một kênh mới cho quan hệ Mông Cổ – Việt Nam, sẽ là một tác động mạnh mẽ lên quan hệ Mông Cổ và Việt Nam thời kỳ này. Qua việc Việt Nam gia nhập WTO, cần thiết phải xem xét và bổ sung lại những cơ sở pháp lý trong quan hệ hợp tác giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam.
    Tuy có những thuận lợi cơ bản và có triển vọng to lớn, nhưng cũng còn không ít vấn đề nan giải đang đặt ra trong việc phát triển quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư Mông Cổ – Việt Nam. Quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước đáng tiếc là chưa tuơng xứng với quá khứ, tiềm năng và vị thế đối tác chiến lược như hai bên mong muốn. Phải nhận thức hạn chế và yếu kém như thế nào và đề ra những giải pháp tháo gỡ gì để thúc đẩy sự phát triển năng động, mạnh mẽ quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Mông Cổ và Việt Nam trong thế kỷ XXI?
    Trước yêu cầu cấp bách của thực tiễn phát triển và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như nhu cầu khôi phục quan hệ thương mại và đặc biệt đối với thị trường có nhiều tiềm năng như thị trường Việt Nam, việc nghiên cứu thị trường Việt Nam và quan hệ thương mại Mông Cổ – Việt Nam giúp cho việc hoạch định chính sách thương mại Mông Cổ – Việt Nam là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tác giả đã chọn vấn đề “Quan hệ kinh tế – thương mại giữa Mông Cổ và Việt Nam: thực trạng và triển vọng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ – Chuyên ngành Kinh tế thế giới và quan hệ thương mại quốc tế.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu:
    - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa Mông Cổ và Việt Nam trong những năm gần đây.
    - Đánh giá thực trạng mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa Mông Cổ và Việt Nam và tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế.
    - Dự đoán triển vọng mối quan hệ song phương và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển mối quan hệ kinh tế - thương mại trong những năm sắp tới.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
     Làm rõ những vấn đề bức xúc về quan hệ thương mại và đầu tư Mông Cổ – Việt Nam.
     Giới thiệu tiến trình phát triển kinh tế – thương mại và đầu tư giữa Mông Cổ và Việt Nam.
     Khai thác triệt để những tiềm năng sẵn có, đẩy mạnh việc trao đổi hàng hoá, tìm kiếm khả năng hợp tác liên doanh nhằm đưa quan hệ kinh tế, thư¬ơng mại lên ngang tầm với quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nư¬ớc.
     Cung cấp những thông tin cập nhật nhất về thực trạng hoạt động kinh tế – thương mại và đầu tư của hai nước.
     Đề xuất các giải pháp cụ thể để tăng cường tìm kiếm các cơ hội hợp tác, khai thác hiệu quả những thế mạnh của hai bên về những mặt hàng truyền thống, hợp tác liên doanh trên các lĩnh vực cùng có lợi như¬ chế biến nông sản, trao đổi hàng hoá, hợp tác xây dựng, dịch vụ, khai khoáng khi giữa Mông Cổ và Việt Nam đang có những tiến triển về kinh tế thương mại và đầu tư.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tiến trình cải thiện và xu hư¬ớng phát triển nền quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại giữa hai nước trong những năm từ 1990-2005.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu:
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn chỉ ở nghiên cứu tình hình sự hợp tác quan hệ kinh tế – thương mại giữa hai nước, những thành tựu đã đạt đư¬ợc cũng như¬ những tồn tại mà hai nư¬ớc cần cùng nhau giải quyết, cùng nhau rút ra những bài học nhằm góp phần xây dựng mối quan hệ kinh tế - thư¬ơng mại giữa hai nước phát triển ổn định và lâu dài trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng những nguyên tắc và thực tiễn thương mại quốc tế trong quá trình đổi mới kinh tế của Mông Cổ - Việt Nam đã diễn ra trong 15 năm từ 1990 đến năm 2005.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài dựa trên phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác- Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế, về phát triển kinh tế trong đó có phát triển chính sách ngoại thư¬ơng giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam cũng được đặc biệt khi lưu ý khi nghiên cứu đề tài này.
    Ngoài ra, đề tài còn áp dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp tư duy logíc và suy luận.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về hoạt động hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư của nước Mông Cổ
    Chương 2: Thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Mông Cổ và Việt Nam
    Chương 3: Triển vọng và giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại và đầu tư giữa Mông Cổ và Việt Nam.



    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ CỦA NƯỚC MÔNG CỔ
    1.1 Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Mông Cổ trong giai đoạn từ năm 1986-1990
    1.2 Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Mông Cổ trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay
    1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1990-1996
    1.2.1.1 Tỷ lệ lạm phát
    1.2.1.2 Tỷ giá hối đoái
    1.2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 1996 đến nay
    1.2.3 Cơ cấu kinh tế Mông Cổ
    1.2.3.1 Xét theo tỷ trọng trong GDP nền kinh tế Mông Cổ
    1.2.3.2 Xét theo tình hình tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của các ngành nền kinh tế Mông Cổ
    1.2.4 Định hướng phát triển nền kinh tế Mông Cổ
    1.3 Tình hình thu hút và sử dụng Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Mông Cổ
    1.3.1 Vai trò của đầu tư nước ngoài trong việc phát triển kinh tế đất nước Mông Cổ
    1.3.2 Tình hình dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI lưu chuyển toàn thế giới trong những năm gần đây
    1.3.3 Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Mông Cổ từ năm
    1990 đến nay
    1.3.3.1 Nhà nước Mông Cổ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào cấc khu vực nền kinh tế Mông Cổ
    1.3.3.2 Những ưu tiên và trở ngại trong việc thu hút vốn đầu tư vào
    Mông Cổ hiện nay
    A. Những ưu tiên chính trong việc thu hút vốn đầu tư vào
    Mông Cổ
    B. Những trở ngại chính trong việc thu hút vốn đầu tư vào .
    Mông Cổ
    1.3.4 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Mông Cổ
    1.3.4.1 Khái quát tình hình hoạt động đầu tư nước ngoài theo cơ cấu của Mông Cổ
    1.3.4.2 Xét theo cơ cấu FDI của nước ngoài vào Mông Cổ từ năm 2000 đến cuối năm 2004 và tính theo tỷ trọng vốn đầu tư FDI đăng ký tại Mông Cổ
    1.3.5 Phân bổ FDI theo lãnh thổ ở Mông Cổ
    1.3.6 Nguồn và nơi đến của vốn FDI ở Mông Cổ
    1.3.7 Khu vực tự do Mông Cổ
    1.4 Tình hình hoạt động ngoại thương của Mông Cổ trong những năm gần đây
    1.4.1 Nước Mông Cổ tích cực tham gia vào các hoạt động thương mại song phương, khu vực và đa phương
    1.4.2 Tình hình hoạt động ngoại thương Mông Cổ trong những năm đầu
    thập niên 90
    1.4.3 Tình hình hoạt động ngoại thương Mông Cổ, sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
    1.4.3.1 Những cải cách trong chính sách đối ngoại của Mông Cổ kể từ khi thực hiện đổi mới kinh tế
    1.4.3.2 Những điều chỉnh về thuế quan
    1.4.4 Tình hình ngoại thương Mông Cổ trong những năm gần đây

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI GIỮA MÔNG CỔ VÀ VIỆT NAM
    2.1. Đặc trưng của quan hệ Mông Cổ – Việt nam trong những năm từ 1990 đến 2001
    2.1.1 Những tiền đề trong tiến trình lịch sử dẫn đến thiết lập và phát triển quan hệ truyền thống và hữu nghị của hai nước Mông Cổ -Việt Nam
    2.1.1.1 Vai trò và ý nghĩa vị trí địa lý của hai nước Mông Cổ - Việt Nam
    a. Vị trí địa lý của đất nước Mông Cổ
    b. Vị trí địa lý của đất nước Việt Nam
    2.1.1.2 Những tiền đề lịch sử dẫn đến thành lập và phát triển mối quan hệ truyền thống và hữu nghị hai nước Mông Cổ - Việt Nam
    a. Vài nét về lịch sử cổ đại của quan hệ truyền thống hai nước Mông Cổ và Việt Nam
    b. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển quan hệ ngoai giao hai nước Mông Cổ và Việt Nam
    2.1.1.3 Các giai đọan phát triển của quan hệ Mông Cổ – Việt Nam
    a. Giai đoạn thứ nhất: từ năm 1954 đến năm 1984
    b. Giai đoạn từ cuối thập kỷ 80 đến đầu thập kỷ 90 (1985-1991)
    c. Giai đoạn từ 1994 đên nay
    2.1.1.4 Sự cần thiết phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nuớc Mông Cổ và Việt Nam
    a. Về phía Mông Cổ
    b. Về phía Việt Nam
    2.2 Đặc điểm quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư song phương
    2.2.1 Về hợp tác trong lĩnh vực thương mại
    2.2.1.1 Giai đoạn 1991-1998
    2.2.1.2 Giai đoạn từ năm 1998 trở lại đây
    2.2.2 Các khoá họp của Uỷ ban liên Chính phủ hai nước Mông Cổ và Việt Nam về hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật
    2.2.2.1 Phiên họp lần thứ VIII của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật
    2.2.2.2 Phiên họp lần thứ IX của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật
    2.2.2.3 Phiên họp lần thứ X của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật
    2.2.2.4 Phiên họp lần thứ XI của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật
    2.2.3 Về hợp tác trong lĩnh vực đầu tư
    2.2.4 Phân bố địa lý của các dự án
    2.3 Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế thương mại giữa hai nước
    2.3.1 Những khó khăn, hạn chế
    2.3.2 Những thuận lợi
    CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ – THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA MÔNG CỔ VÀ VIỆT NAM
    3.1 Định hướng phát triển quan hệ kinh tế, thương mại Mông Cổ – Việt Nam
    3.2 Triển vọng quan hệ kinh tế, thương mại Mông Cổ – Việt Nam trong thời gian tới
    3.2.1 Triển vọng trong quan hệ thương mại song phương
    3.2.2 Triển vọng trong quan hệ đầu tư
    3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh quan hệ thương mại Mông Cổ – Việt Nam
    3.3.1 Cần tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nhà nước
    3.3.2 Các biện pháp mà Chính phủ hai nước Mông Cổ và Việt Nam cần áp dụng nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu
    3.3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước xúc tiến thương mại từ phía Chính phủ
    3.3.2.2 Những giải pháp từ phía doanh nghiệp hai nước Mông Cổ và Việt Nam trong việc tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thương mại của các doanh nghiệp
    3.3.3 Cải thiện các phương thức thanh toán giữa doanh nghiệp hai nước và vận chuyển hàng hóa giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam
    3.3.3.1 Đề xuất liên quan tới vấn đề thanh toán xuất nhập khẩu
    a Tăng cường sự hiện diện của các Ngân hàng thương maị hai nước để hỗ trợ khâu thanh toán xuất khẩu cho các doanh nghiệp hai nước
    b Có thể áp dụng các phướng thức thanh toán trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp hai nước như thanh toán trả chậm có nhiều hình thức
    c. Áp dụng phướng thức thanh toán mở tín dụng thư (L/C) trực tiếp giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hai nước.
    3.3.3.2 Đề xuất liên quan tới vận chuyển hàng hóa giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam
    3.3.4 Tạo thuận lợi cho việc tăng cường quan hệ thương mại, đẩy nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt Nam
    3.3.4.1 Cần tăng cường hờn nữa, nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh để phát huy hết tiềm năng của hai nước
    3.3.4.2 Chính phủ Mông Cổ cần có chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất nhập khẩu hàng hoá và đầu tư sang thị trường Mông Cổ
    3.3.4.3 Cần nghiên cứu mô hình, chính sách ưu đãi trong Khu TMTD thích hợp cho Mông Cổ của các nước. Kinh nghiệm của Việt Nam trong việc sử dụng và phát triển các loại hình khu kinh tế là những bài học kinh nghiệm quý báu và sẽ góp phần đẩy mạnh trong việc sử dụng và phát triển Khu TMTD tại Mông Cổ
    [​IMG]

     
Đang tải...