Báo Cáo Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam và Mỹ từ 1991đến nay

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam và Mỹ từ 1991đến nay
    LỜI NÓI ĐẦU


    Trong số các xu hướng mang tính toàn cầu nổi lên trong mấy thập niên gần đây, xu hướng chủ đạo thường được đề cập đến là toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá, trên thực tế là xu hướng được khởi xướng từ các nước phát triển. Nhưng cho đến nay nó đã và đang kéo tất cả các nước, kể cả các nước chậm phát triển nhất vào quỹ đạo của mình như một tất yếu lịch sử. Nó đang thiết định những nguyên tắc mới của cuộc chơi trên bàn cờ thế giới cho tất cả các nước mà không phân biệt lớn hay nhỏ, phát triển hay kém phát triển. Cũng vậy, Mỹ và Việt Nam không nằm ngoài "cuộc chơi" này.
    Đối với nước ta, với bước chuyển sang hệ thống kinh tế thị trường mở cửa, xu hướng này cũng đang tác động rất mạnh, có ảnh hưởng to lớn và toàn diện đến tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế-chính trị-xã hội. Trong đó, việc thiết lập quan hệ thương mại với Mỹ- một siêu cường kinh tế thế giới đang là một trong những vấn đề bức xúc cần thúc đẩy.


    NỘI DUNG


    Về phía Mỹ, sau hơn 20 năm áp đặt lệnh cấm vận kinh tế và tuyệt giao mối quan hệ với Việt Nam, đến nay Mỹ đã dần tháo bỏ những bức tường cấm đó để thực hiện quá trình bình thường hoá quan hệ với Việt Nam trong đó mục tiêu kinh tế được coi là cơ sở, nền tảng chủ yếu trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, đồng thời đây cũng là kết quả tất yếu khách quan của tiến trình toàn cầu hoá đang được thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ.


    Do từ khi kết thúc chiến tranh năm 1975 đến năm 1991, mối quan hệ Việt Mỹ hầu như bị lãng quên nên trong bản luận văn này, người viết muốn phân tích về mối quan hệ đó từ năm 1991 đến nay, bắt đầu từ mối quan hệ ngoại giao đến việc ký kết các hiệp ước kinh tế, tháo gỡ các rào cản thương mại và tài chính và việc ký kết một hiệp định thương mại cũng như những triển vọng của mối quan hệ này.


    Trong gần hai thập kỷ sau cuộc chiến Việt nam,quan hệ thương mại Mỹ-Việt vẫn còn băng giá với việc Mỹ áp đặt cấm vận thương mại đối với Việt nam.Tiếp theo những bước đột phá tăng tiến trong cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 về vấn đề tù binh Mỹ(POW) và lính Mỹ mất tích(MIA) tại Việt nam,Oasinhton và Hà nội từng bước bình thường hoá quan hệ.Năm 1994,tiếp theo việc nới lỏng sơ bộ một số hạn chế,tổng thống dành cho Việt nam việc miễn áp dụng các điều khoản của luật sửa đổi Jackson Vanik (bao gồm trong đạo luật thương mại năm 1974,mục IV,khoản 402)một luật cấm tổng thống khôi phục quy chế MFN cho các nước XHCN cũ được lựa chọn nếu không đáp ứng được những yêu cầu nhất định liên quan đến tự do cư trú.trong hai năm 1998&1999,hai viện của Quốc hội đã đánh bại các quyết định phủ quyết việc miễn áp dụng của tổng thống,mở đường cho OPIC và EXIMBANK ủng hộ giới kinh doanh Mỹ xuất khẩu sang Việt nam và hoạt động tại Việt nam.


    Đẩy mạnh quan hệ ngoại giao để tiến tới tăng cường hoạt động kinh tế,phát triển quan hệ kinh tế đưa quan hệ ngoại giao đén những bước xa hơn,trong đó thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại mang tính chất trọng yếu.Đó chính là mục tiêu của Chính phủ và Nhà nước Việt nam đáp ứng mong mỏi giới kinh doanh cũng như nhân dân Việt nam trong mối quan hệ với Mỹ,cũng là mục tiêu của Hoa kỳ trong chiến lược kinh tế Châu á-Thái Bình Dương và một phần chiến lược kinh tế toàn cầu.


    Tuy thực trạng mối quan hệ đó hiện nay chưa đạt được những điều mà cả hai bên mong muốn và còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết nhưng chắc chắn trong tương lai,những thành tựu đạt được còn rực rỡ hơn.tuy nhịp độ phát triển kinh tế mấy năm qua bị chựng lại nhưng trong thời gian tới khi mà Việt nam ký được hiệp định thương mại,chế độ NTR được thiết lập và một số vấn đề khác được giả toả thì nhất thiết Việt nam có thể tiến vào thế kỷ 21 trong một tư thế vững chắc hơn,dồi dào sinh lực hơn,hội nhập vào nền kinh tế thế giới một cách bình đẳng và ngang sức hơn hiện nay.
    Điều đó có thể thành hiện thực hay không một phần phụ thuộc vào nỗ lực của phía Mỹ và một phần lớn khác phụ thuộc vào sự cố gắng hết mình của phía Việt nam,trong chủ trương quyết sách,sự thông minh sáng suốt của hàng ngũ lãnh đạo là yếu tố quan trọng hàng đầu.Cũng phải nói rằng việc thực hiện này không thể một sớm một chièu mà cần phải có thời gian trong ddó mỗi bước thu được rất ít thành tựu.Liệu mối quan hệ Việt-Mỹ nói riêng và quan hệ Việt nam với các nước,các khối kinh tế khác nói chung có mang lại hiệu quả tối đa hay không còn phụ thuộc vào tiềm năng có được phát huy tối đa và nhược điểm có được khắc phục tối đa hay không.


    Trong quá trình làm tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn đọc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...