Luận Văn Quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vớ

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối Asean (1998 - 2005)

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    MỞ ĐẦU



    Từ khoảng hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, của xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển cũng như của quá trình tự do hoá nền kinh tế ở các nước công nghiệp phát triển, một số nước đang phát triển, và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây chuyển sang nền kinh tế thị trường mở cửa như các nước thuộc Liên Xô cũ, Việt Nam, Đông Âu, Trung Quốc quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã được hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hoá về kinh tế đã trở thành trào lưu cuốn hút tất cả các quốc gia trên thế giới, vì vậy, hội nhập vào nền kinh tế thế giới là xu thế tất yếu mà không nước nào, dù lớn hay nhỏ có thể cuỡng lại được. Nó mang lại cơ hội nhưng cũng ẩn chứa những thách thức to lớn đối với các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Do đó, vấn đề đặt ra đối với các nước là hội nhập như thế nào để lợi nhiều hơn hại, để thử thách biến thành cơ hội, Việt Nam cũng không nằm ngoài quá trình đó.
    Song hành với toàn cầu hoá là xu thế khu vực hoá. Nhiều liên kết tiểu khu vực và khu vực được hình thành. Việc liên kết toàn diện với các quốc gia có cùng vị trí địa lý, trình độ phát triển kinh tế cũng như sự tương đồng về văn hoá để hình thành một “siêu nhà nước” bao gồm nhiều quốc gia như EU hay tạo dựng các khu vực mậu dịch tự do đang dần trở thành hướng đi chủ đạo của các nước trong tiến trình hội nhập. Tuy nhiên, toàn cầu hoá và khu vực hoá không phải là hai xu thế đối nghịch nhau. “Khu vực hoá được coi là một bước đệm, ở một mức độ nào đó là sự tập hợp lực lượng giữa các nền kinh tế khu vực để đối phó với những thách thức, cạnh tranh ở tầm toàn cầu” [46, tr 20]. Các nước châu Á – Thái Bình Dương cũng không nằm ngoài xu thế hợp tác đó.
    Thêm vào đó, những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, châu Á - Thái Bình Dương nổi lên là một khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao và phát triển năng động, nơi tập trung các nền kinh tế phát triển nhanh




    nhất thế giới. Vì thế, có những dự báo lạc quan rằng thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ châu Á – Thái Bình Dương.
    Trong khi xu thế khu vực hoá phát triển ngày càng mạnh ở các khu vực khác, thì ở châu Á – Thái Bình Dương, tuy có ổn định tương đối về chính trị, năng động và có nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng lại chưa có một hình thức liên kết nào có tính chính thức, liên chính phủ và toàn khu vực để bảo đảm lợi ích của các nước trong khu vực trước sự gia tăng ngày càng mạnh của chủ nghĩa khu vực bảo hộ ở Tây Âu và Bắc Mĩ.
    Đứng trước những tình hình đó, từ nửa cuối những năm 1980, để duy trì tính năng động kinh tế của khu vực, đối phó với sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế trên thế giới, một số nước châu Á – Thái Bình Dương đã đi đến nhận thức chung là cần phải phối hợp và liên kết chặt chẽ với nhau trên cơ sở bảo đảm cho nền thương mại, đầu tư thông thoáng, thực hiện chủ nghĩa khu vực mở. Trong bối cảnh đó, diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation forum-APEC) được thành lập vào tháng 11 năm 1989 với mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng và hợp tác kinh tế của các nền kinh tế hai bên bờ Thái Bình Dương. Cho đến nay, APEC đã có 21 nền kinh tế thành viên: Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore, Brunei, Indonesia, New Zealand, Canada, Hoa Kì (năm 1989), Trung Quốc, Hồng Công, Đài Loan (năm 1991), Mexico, Papua New Ghuine (năm 1993), Chile (năm 1994), Peru, Liên bang Nga, Việt Nam (năm 1998).
    Như vậy, APEC bao gồm các quốc gia lớn nhỏ có sự khác nhau rất lớn về diện tích, dân số, chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế cũng như tôn giáo. Trong APEC có hai khu vực kinh tế mạnh và năng động vào bậc nhất thế giới: khu vực Đông Á và khu vực Bắc Mĩ với những nét đặc thù vô cùng đa dạng về văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội. APEC thực sự là một tổ chức quốc tế đầu tiên thời kỳ sau Chiến tranh lạnh.
    Hoạt động của APEC xoay quanh 3 vấn đề chính là tự do hoá thương mại và đầu tư, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật. Nói cách khác, mục tiêu của APEC không phải là xây dựng một khối thương mại,




    một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do giống như EU, AFTA mà là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước và khu vực khác.
    Là một quốc gia thuộc khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời, Việt Nam cũng là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới cũng như trong khu vực. Châu Á – Thái Bình Dương có vị trí quan trọng trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Các nền kinh tế thành viên APEC là các đối tác chủ yếu về kinh tế, thương mại và đầu tư “chiếm 80% kim ngạch ngoại thương của Việt Nam, 75% tổng số vốn đầu tư nước ngoài và là nguồn cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam” [55, tr12]. Vì thế, việc duy trì môi trường hoà bình, ổn định và tăng cường quan hệ hợp tác cùng có lợi với các nước trong khu vực có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định quan điểm: “tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt động khác " [51, tr17]. Chúng ta cũng nhận thức được rằng, Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đang chủ động tăng cường tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Điều đó có nghĩa là xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá được xem là cơ hội cho nước ta tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế tốt hơn, nhất là về kinh tế.
    Nhận thấy tầm quan trọng của APEC đối với sự phát triển kinh tế các nước trong khu vực nói chung và của Việt Nam nói riêng, phù hợp với đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam, ngày 15/6/1996, Chính phủ Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập APEC.
    Ngày 14/11/1998, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao- Kinh tế của APEC họp tại Malaysia, ba nước Việt Nam, Nga, Peru chính thức được kết nạp là thành viên của diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương. Việc trở thành thành viên chính thức của APEC là một bước đi sâu hơn vào con đường hội nhập




    kinh tế quốc tế và khu vực, góp phần nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trong quan hệ quốc tế ở khu vực và thế giới, mở rộng kinh tế đối ngoại, tận dụng các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Đó cũng chính là góp phần thực hiện đường lối mà Đảng và nhà nước đã đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam: “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường” [52,tr120]. Đại hội Đảng lần thứ X cũng đã một lần nữa xác định lại "'chính sách đối ngoại của chúng ta là độc lập, tự chủ, đa dạng hoá và đa phương hoá, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế" [64].
    Như vậy, trước xu thế khu vực hoá cũng như toàn cầu hoá không thể cưỡng lại được, Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế và khu vực. Quan hệ giữa APEC với Việt Nam, giữa từng quốc gia, từng khối nước với Việt Nam trong khuôn khổ APEC ngày càng phát triển. Đối với khối Bắc Mĩ, bao gồm các nước Hoa Kì, Canada, Mexico mà đại diện tiêu biểu là Hoa Kì, với sự kết thúc của chiến tranh lạnh và sau khi Liên Xô sụp đổ, Hoa Kì trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới còn lại với ưu thế vượt trội cả về kinh tế, quân sự lẫn chính trị. Quan hệ giữa Hoa Kì với các nước ở châu Á – Thái Bình Dương, nhất là với các nước như Nga, Nhật Bản, khối ASEAN vẫn đang trong quá trình vận động và hàm chứa nhiều phức tạp. Riêng đối với Việt Nam, kể từ khi Hoa Kì bãi bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ (1995), quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia có nhiều bước phát triển rất đáng kể. Hiện nay, hiệp định thương mại song phương Hoa Kìø - Việt Nam đã và đang được thực hiện, quan hệ giữa hai nước tiếp tục được cải thiện trên nhiều mặt, dù còn có những khác biệt trong nhìn nhận các vấn đề quốc tế cũng như trong quan hệ giữa hai bên.
    Đối với các nước là thành viên của Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam có những bước thăng trầm. Từ khi




    trở thành thành viên chính thức của ASEAN, quan hệ giữa các nước ASEAN và Việt Nam đã thay đổi theo chiều hướng tích cực. Hiện nay, mô hình hợp tác ở Đông Nam Á được xem là một hình mẫu thành công trong liên kết khu vực. Trong khuôn khổ APEC, quan hệ giữa các nước thuộc khối ASEAN và Việt Nam cũng có những điểm khác biệt so với quan hệ giữa các khối khác trong APEC với Việt Nam.
    Với những lý do trên, việc tìm hiểu về mối quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong APEC với Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN, giai đoạn từ 1998, tức là từ khi Việt Nam gia nhập diễn đàn này cho đến năm
    2005 có ý nghĩa vô cùng thiết thực. Nghiên cứu vấn đề này qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN, bao gồm những nước có nền kinh tế phát triển vào bậc nhất thế giới với những nước đang phát triển sẽ cho chúng ta một cái nhìn khá bao quát về quan hệ giữa Việt Nam với khối nước trên, cũng như thấy được những mặt tích cực và hạn chế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu vấn đề này cũng góp phần cho chúng ta thấy được đường lối, chính sách của Đảng trong quá trình hội nhập quốc tế.
    Việc nghiên cứu tổng quát về quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu của các nước trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng giúp hiểu rõ hơn quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với khối Bắc Mĩ và các nước trong khối ASEAN trong khuôn khổ APEC. Việc làm này cũng giúp chúng ta thấy được những bài học kinh nghiệm của một số nước bước đầu thành công trong quá trình tham gia vào quá trình toàn cầu hoá như Trung Quốc Từ đó, chúng ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm cho đất nước trong hội nhập quốc tế.
    Tìm hiểu quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong APEC với Việt Nam từ 1998 đến 2005, qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN cũng giúp chúng ta thấy được sự phát triển năng động của nền kinh tế thế giới và khu vực. Qua đó, chúng ta thấy được chính sách kinh tế của các nước lớn, của các khối nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đối với Việt Nam, từ đó, rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong đường lối đối ngoại của quốc gia.




    Hơn tất cả, việc nghiên cứu đề tài này còn có ý nghĩa thực tiễn và khoa học sâu sắc đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Thêm vào đó, việc nghiên cứu và thực hiện đề tài có ý nghĩa thiết thực và hữu ích đối với bản thân. Nó góp phần giúp chúng tôi nhận thức sâu sắc hơn chính sách đối ngoại, đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Những kiến thức này rất có giá trị trong việc phục vụ công tác giảng dạy sau
    này.

    Với những ý nghĩa trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) với Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN (1998 -
    2005)” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.

    2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

    Cho đến nay, hầu như chưa có một tác phẩm nào nghiên cứu toàn diện về quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương với Việt Nam. Có thể nói đây là một đề tài khá mới mẻ. Tuy nhiên, chúng tôi xin giới thiệu một số công trình tiêu biểu, ít nhiều có đề cập đến một số nội dung liên quan đến đề tài. Trước hết chúng tôi xin giới thiệu những tác phẩm có liên quan đến đề tài ở việc cung cấp những kiến thức khái quát, sau đó là những tác phẩm đi vào từng lĩnh vực, từng nội dung cụ thể, mà không trình bày theo trình tự thời gian sách được xuất bản.
    Có lẽ là thiếu sót khi nghiên cứu về quan hệ kinh tế của Việt Nam mà không tìm hiểu qua tác phẩm Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam (1945 -
    1995) (tập 2) của tác giả Lưu Văn Lợi. Trong công trình này, tác giả đã bao quát nửa thế kỷ lịch sử ngoại giao của Việt Nam. Tác giả dành 95 trang để nói về quá trình Việt Nam hội nhập khu vực, tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Hoa Kì, Việt Nam lập quan hệ với các nước EU, Nga cũng như quá trình nước ta hội nhập châu Á – Thái Bình Dương. Đây là những kiến thức tổng quát rất bổ ích đối với những ai nghiên cứu về đường lối đối ngoại của nước ta. Qua tác phẩm, chúng ta thấy được chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam “luôn




    luôn mong muốn có quan hệ hữu nghị và hợp tác trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình” [18,tr250]. Tác giả cũng cho chúng ta thấy được việc bình thường hoá quan hệ giữa Hoa Kì và Việt Nam không chỉ là vấn đề riêng của hai nước. Đây là một nhân tố quan trọng có tác dụng giữ cân bằng lực lượng và duy trì ổn định trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam quyết cùng các nước khác gắng hết sức mình vì Đông Nam Á hoà bình, ổn định và phát triển, vì khu vực châu Á – Thái Bình Dương phồn vinh. Tuy nhiên, do thời gian giới hạn từ 1945 –
    1995, cho nên, tác giả chỉ nêu được những nét khái quát về quá trình Việt Nam hội nhập khu vực, cũng như tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Hoa Kì, mà không có những nghiên cứu sâu về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước trên.
    Năm 2003, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội đã xuất bản quyển Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Các nhà ngiên cứu đã cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết cơ bản về quá trình hình thành, phát triển cũng như những mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của APEC. Tác phẩm nêu ra những mục tiêu hoạt động của APEC là tự do hoá thương mại và đầu tư, thuận lợi hoá thương mại APEC, hợp tác kinh tế kỹ thuật (ECOTECH). Đây là một tài liệu hữu ích, vì nó đã cung cấp những kiến thức khái quát, đầy đủ về diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Đặc biệt, sách cũng dành chương VI để giới thiệu về sự tham gia của Việt Nam vào APEC trong thời gian qua. Các tác giả cũng vạch ra triển vọng quan hệ hợp tác của Việt Nam trong APEC thời gian tới. Tuy vậy, như đã nói ở trên, do là tác phẩm cung cấp những kiến thức khái quát về APEC, cho nên, vấn đề quan hệ kinh tế giữa APEC với Việt Nam, giữa các quốc gia hay các khu vực cụ thể không được đề cập đến.
    Trong quyển APEC – những thách thức và cơ hội do nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm 1997, các tác giả thuộc viện nghiên cứu Đông Nam Á - Singapore đã đề cập đến nhiều vấn đề về lý luận cũng như những số liệu thực tế về quan hệ kinh tế của các nước lớn trong khối, đồng thời, các tác giả cũng cho chúng ta thấy được động thái của các nước lớn, các khối nước (như ASEAN, trong đó có Việt Nam), trong tiến trình hội nhập quốc tế.
     
Đang tải...