Luận Văn Quan hệ giữa vương quốc cổ champa với các nước trong khu vực (từ đầu đến thế kỷ xv)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    QUAN HỆ GIỮA VƯƠNG QUỐC CỔ CHAMPA
    VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC
    (TỪ ĐẦU ĐẾN THẾ KỶ XV)

    Từ thực tiễn miền Trung - đặc biệt từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, GS Trần Quốc Vượng đã đi đến nhận định quan trọng, khẳng định vai trò của giao lưu-giao thoa văn hoá, ở miền Trung, với nền văn hoá Cảng thị.
    Bất kỳ nền văn hoá nào, mà văn hoá Việt Nam – Champa miền Trung càng là như vậy - đều là kết quả “tác động qua lại (Interaction) giữa những nhân tố nội sinh (endogen) và những nhân tố ngoại sinh, và “tự lực cánh sinh” từ bao giờ đến bây giờ vẫn phải là dòng tư tưởng chính[1]
    Trong suốt chiều dài hơn một ngàn năm hình thành phát triển và có thời điểm trở thành cường quốc của Đông Nam Á, lịch sử Champa không khi nào phát triển tách rời với lịch sử khu vực, mà ngược lại, lịch sử Champa chia sẻ nhiều giá trị đặc trưng của khu vực Đông Nam Á, cũng như chịu ảnh hưởng sâu sắc của những mối quan hệ khu vực, quốc tế. Champa không chỉ tiếp thu nhiều giá trị văn hoá của các quốc gia Đông Nam Á, mà bên cạnh Êy, còn là những mối quan hệ lâu dài, không bị đứt quãng về chính trị, kinh tế; trong đó, buôn bán thương mại vừa là một hệ quả của các mối quan hệ, nhưng đồng thời lại là là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy các mối quan hệ của Champa với các quốc gia trong khu vực.
    Champa cũng như phần lớn các quốc gia Đông Nam Á cổ đại, đã luôn có một tầm nhìn hướng biển mạnh mẽ, luôn có ý thức vươn lên làm chủ, khai thác tiềm năng biển, cũng như mở rộng quan hệ buôn bán với nước ngoài để bù lấp cho những thiếu hụt về nguồn tài nguyên trong nước, biến những lợi thế từ bên ngoài thành động lực, hay một bộ phận của nền kinh tế quốc gia.

    Champa là một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của quá trình Ên Độ hoá từ phía Tây. Các cư dân trên bán đảo Ên Độ dưới áp lực di dân và những nguồn lợi to lớn từ thương mại, đã tìm cách tiến về phía Đông, nơi có những “đảo vàng”, “đảo bạc” – chính là vùng đảo và bán đảo ở Đông Nam Á. Trên con đường Êy, vùng đất miền Trung Việt Nam ngày nay – đã trở thành một trong những địa điểm đặt chân đến đầu tiên của người Ên.
    Trong buổi đầu lịch sử của mình, vương quốc Champa đã thường xuyên có những cuộc viễn chinh hướng về phía Bắc nhằm tiến chiếm vùng đất thuộc lãnh thổ phía Nam của An Nam – lúc này vẫn còn dưới ách thống trị của các triều đại Trung Hoa. Có thể đưa ra nhiều giả thiết về quá trình bành trướng về phía Bắc của các triều đại Champa vào buổi đầu lịch sử của họ. Champa nh­ các nguồn sử liệu và được phần đông các sử gia chấp nhận là đã được thành lập vào năm 192 tại địa điểm mà ngày nay có lẽ là vùng đất Thừa Thiên Huế, với tên gọi Lâm Êp. Thời điểm vương quốc Champa thành lập và bắt đầu quá trình lịch sử của mình, quốc gia Phù Nam đã được thành lập với Trung tâm của nó ở vào hạ lưu và vùng đồng bằng sông Mekong, nhưng lãnh thổ của nó vào thời kì cao nhất gồm cả Miền Nam Việt Nam và một phần lớn thung lũng sông Menam và bán đảo Malay. Trong một số thời kì, thủ đô của nó là Viadapura “Thành phố của những người săn bắn”.[2] Vương quốc Phù Nam được coi là một trong những quốc gia Ên Độ hoá đầu tiên ở Đông Nam Á. Với vị trí quan trọng của mình, vương quốc Phù Nam đã nhanh chóng vươn lên chiếm lĩnh vai trò trung tâm của khu vực, là một vương quốc biển và là “Trung tâm liên thế giới đầu tiên của Đông Nam Á”[3]. Trong khoảng thời gian từ đầu Công nguyên đến khoảng thế kỷ VII, vương quốc Phù Nam với sức mạnh trội vượt nhờ vào sự phát triển thương mại của mình đã thường xuyên mở các cuộc viễn chinh, bành trướng lãnh thổ sang phía Tây và phía Đông. Nhờ vậy, lãnh thổ của vương quốc Phù Nam trong một vài thời điểm lịch sử đã vươn đến tận giáp biên giới Ên Độ ngày nay. Trong nền cảnh lịch sử Êy, vương quốc Champa mới thành lập ở phía Bắc của Phù Nam – chắc chắn còn mang nhiều dấu Ên của một thời kỳ xã hội tiền Nhà nước, đã không đủ tiềm lực để bành trướng lãnh thổ và vươn xa về phía Nam. Nhưng với tham vọng của một quốc gia mới thành lập, cũng nh­ nhu cầu tìm kiếm những vùng lãnh thổ mới để mở mang dân cư và vùng sản xuất, các vương triều Champa buộc phải tìm kiếm một hướng bành trướng mới. Trong điều kiện Êy, vùng lãnh thổ phía Bắc của vương quốc Champa, cũng là vùng đất Nhật Nam của người Việt – lúc này còn đang nằm dưới sự cai trị của các triều đại phong kiến Trung Hoa đã trở thành mục tiêu rõ ràng và có tiềm năng nhất của vương quốc Champa.


    Xứ Lâm Êp xưa (Champa) nổi tiếng trong sử sách Trung Quốc là một nơi “bốn mùa Êm áp, không có sương tuyết”, “cây cỏ mùa đông tươi tốt, bốn mùa đều ăn rau sống” (Cựu Đường thư, q.197, 1b). Đặc biệt gỗ Trầm của Lâm Êp được người Trung Quốc rất ưa thích và ghi chép khá tỉ mỉ: “Gỗ Trầm, thổ dân dẫn ra để cất hằng năm, mục nát, nhưng ruột vẫn còn, bỏ vào nước thì chìm, nên gọi là Trầm hương, thứ nữa là loại không chìm, không nổi nên gọi là sạn hương” (Lương thư). Bên cạnh Trầm, Quế của Lâm Êp là “thứ quế thơm, cây mọc thành rừng, khi trong khói lặng uống quế đắc đạo” (Thuỷ Kinh chú). Ngoài các lâm sản, Lâm Êp còn nổi danh là xứ nhiều vàng, đến nỗi người Trung Quốc phải thốt lên: “Nước đó có núi vàng, đá đều màu đỏ, trong đó sinh ra vàng. Vàng ban đêm bay ra giống nh­ đom đóm” (Lương Thư, q.54, 2a)
    Trên vùng đất Êm áp này, người Champa xưa đã biết làm nông nghiệp trồng lúa. Sách Thuỷ kinh chú viết: “Người Tượng Lâm (tức người vùng Lâm Êp) biết cày đến nay đã hơn 600 năm. Phép đốt rẫy để cày trồng cũng nh­ người Hoa. Nơi gọi là bạch điền thì trồng lúa trắng, tháng 7 làm thì tháng 10 lúa chín; nơi gọi là xích điền thì trồng lúa đỏ, tháng 12 làm thì tháng 4 lúa chín. Nh­ thế gọi là lúa chín hai mùa. Còn nh­ cá non nảy mầm, mùa màng đắp đổi, lúa sớm lứa muộn, tháng nào cũng tốt. Cày bừa càng nhiều, thu lúa thì Ýt vì lúa chín mau vậy. Gạo không ra ngoài, nước thường thiếu gạo. Không phải ngẫu nhiên mà vào đầu thế kỷ XV, Trịnh Hoà ghi chép về Chiêm Thành: “Dân phần lớn làm nghề đánh cá, số người làm nông Ýt; do vậy lúa gạo không nhiều”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...