Tiểu Luận Quan hệ giữa sở hữu và thành phần kinh tế

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    QUAN HỆ GIỮA SỞ HỮU VÀ THÀNH PHẦN KINH TẾ ​
    PHẦN I: MỞ ĐẦU


    Khái quát vấn đề sở hữu và các thành phần kinh tế


    Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong thời kỳ đổi mới này, vấn đề sở hữu và các thành phần kinh tế chiếm một vị trí quan trọng trên con đường đi lên CNXH ở nước ta. Sở hữu là một phạm trù kinh tế xuất phát và cơ bản của kinh tế chính trị . Nó như là một tổng thể các quan hệ kinh tế và theo đó là tổng thể các quyền sử dụng, chi phối, quản lý, gắn với một chế độ xã hội nhất định. Mối quan hệ giữa sở hữu và các thành phần kinh tế là một trọng những trọng điểm mà Đảng và Nhà nước nước ta đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước.


    Thời gian vừa qua, Đại hội Đảng lần thứ VI nước ta đã chỉ rõ sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên sự đa dạng của các hình thức sở hữu theo định hướng XHCN, coi sở hữu vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện vì sở hữu nói riêng và quan hệ sản xuất nói chung không chỉ là phương tiện như mọi phương tiện thông thường có thể thay thế, mà là một bộ phận cấu thành của xã hội nhất định. CNXN có những đặc trưng riêng về sở hữu, những quan hệ sản xuất và phân phối nảy sinh từ chế độ đó.


    Vì vậy,nghiên cứu mối quan hệ giữa sở hữu với các thành phần kinh tế có ý nghĩa quan trọng và cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với quá trình xây dựng CNXH nói chung và đặc biệt đối với thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Nó đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức trước sự đổi mới của một nền kinh tế còn non trẻ đang phải đương đầu với những khó khăn trước mặt trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy vấn đề về mối quan hệ giữa sở hữu và các thành phần kinh tế trở nên rất phức tạp và cần được nghiên cứu sâu sắc. Nó đòi hỏi một kiến thức sâu rộng và tổng hợp cao, có thể nắm bắt tình hình hiện tại cộng với khả năng tư duy cao, sự phân tích cặn kẽ thì mới có thể làm sáng tỏ vấn đề. Với kiến thức có hạn của em, khả năng tổng hợp còn chưa cao và còn rất nhiều hạn chế nên phạm vi bài viết của em chỉ phần nào đưa ra được lý luận về hai phạm trù trên.


    Là một sinh viên nên bài viết của em còn nhiều hạn chế. Em rất mong được sự hướng dẫn và giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn để cho những lần viết sau của em được tốt hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Thục đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài trong suốt quá trình viết bài.
     
Đang tải...