Tài liệu Quan hệ giữa nội dung và hình thức trong phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài viết tập trung phân tích mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong phương pháp tuyên truyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo tác giả, trong phương pháp tuyên truyền của Hồ Chí Minh, phản ánh chân thực nội dung là yếu tố cốt lõi, xuyên suốt, còn hình thức biểu hiện nội dung luôn ngắn gọn và dễ hiểu. Hai đặc điểm cơ bản này luôn gắn bó chặt chẽ, thống nhất với nhau và đó là cơ sở tạo nên nét đặc sắc, độc đáo cũng như tính hiệu quả trong phương pháp tuyên truyền của Người.


    Minh đã nghiên cứu, kế thừa và vận dụng thành công lý luận về phép biện chứng duy vật của học thuyết Mác - Lênin vào công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cụ thể là, Người đã giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa phản ánh chân thực nội dung với hình thức ngắn gọn, dễ hiểu trong phương pháp của mình nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả tuyên truyền.


    1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung và hình thức trong phương pháp tuyên truyền


    Lý luận về phép biện chứng duy vật mácxít đã chỉ rõ: nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật; còn hình thức là những phương thức tồn tại và phát triển của sự vật ấy, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó. Điều đó có nghĩa là, bất kỳ một sự vật nào cũng có hình thức bên ngoài nào đó, nhưng hình thức mà chủ nghĩa duy vật biện chứng đề cập đến trong cặp phạm trù nội dung và hình thức không phải chỉ là cái bề ngoài, mà còn là hình thức bên trong của sự vật, tức là cơ cấu bên trong của nội dung.


    Nghiên cứu toàn bộ hoạt động tuyên truyền, vận động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta thấy, nội dung trong hoạt động tuyên truyền của Người là tất cả những nguyên lý, lý luận của học thuyết Mác - Lênin và quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước cũng như toàn bộ truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại . Còn hình thức trong hoạt động tuyên truyền của Hồ Chí Minh không chỉ là cách thức thể hiện nội dung tuyên truyền của Người, mà chủ yếu là những hình tượng, những biểu tượng, ngôn ngữ, phong cách, bút pháp để truyền đạt nội dung cho phù hợp với đặc điểm tâm lý và trình độ nhận thức của quần chúng nhân dân.(*)


    Vì thế, sự phản ánh chân thực nội dung trở thành yếu tố cốt lõi, xuyên suốt toàn bộ phương pháp tuyên truyền của Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, sự phản ánh chân thực nội dung tự nó đã lột tả đầy đủ, làm rõ bản chất của sự vật trong hoạt động tuyên truyền giúp cho quần chúng nhân dân dễ nhận thức được nội dung phức tạp của những khái niệm mới; trên cơ sở đó, hình thành niềm tin và hành động theo mục đích mà chủ thể tuyên truyền đã đặt ra. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự phản ánh chân thực nội dung là phải nói đúng sự thật, nói rõ sự thật, không được tô hồng hoặc bôi đen sự thật. Với quan điểm nhất quán đó, Hồ Chí Minh thường nói: “Có thế nào nói thế ấy, bộ đội và nhân dân ta cũng có nhiều cái hay để nêu lên, không cần bịa đặt ra”(1). Đồng thời, Người căn dặn cán bộ tuyên truyền phải “ chú ý một điều này nữa là bao giờ ta cũng tôn trọng sự thực. Có nói sự thực thì việc tuyên truyền của mình mới có nhiều người nghe”(2). Quán triệt nguyên tắc đó, các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh bao giờ cũng phản ánh chính xác và đúng sự thật về những nội dung thiết thực cho các tầng lớp nhân dân khác nhau ở những thời điểm lịch sử cụ thể nhất định.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...