Tài liệu Quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo ở Việt Nam

    I. PHẬT-GIÁO, NHO-GIÁO VÀ LÃO-GIÁO Ở TRUNG HOA VÀO ĐẦU CÔNG NGUYÊN

    1. Những đặc điểm chung của Phật-giáo, Nho-giáo và Lão-giáo ở Trung Hoa đầu công nguyên.

    Nho-giáo là một hệ thống chính trị tôn giáo đứng đầu là nhà vua, con Trời (thiên tử), nhận mệnh của Trời (thiên mệnh) để cai trị nhân dân vì hạnh phúc của nhân dân. Chừng nào mà vua làm tròn thiên mệnh, nhân dân dưới quyền cai trị của vua được hưởng hòa bình và hạnh phúc thì đó là vua hiền, con người vua là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Trái lại, nếu đó là một ông vua ác, mà sự cai trị làm cho nhân dân điêu đứng khổ sở, thì tức là ông vua ác đó đã đánh mất mệnh trời và nhân dân có quyền chính đáng nổi dậy, lật đổ ông vua ác đó và cử người khác lên thay. Thay bậc đổi ngôi cũng là do mệnh trời. Nếu cuộc khởi nghĩa thành công, một ông vua khác lên thay, thì đó cũng là do mệnh trời. Nếu không phải là mệnh trời, thì cuộc khởi nghĩa ắt thất bại. Ở đây, không có chuyện bầu bán gì hết. Tính tôn giáo của hệ thống Nho-giáo chính là ở chỗ này.

    Để phò tá vua làm tròn trách mệnh trời, Nho-giáo tạo ra một bộ máy quan liêu gồm những Nho-sĩ được tuyển lựa qua thi cử. Các đề thi được chọn trong các sách kinh điển của Nho-giáo (Tứ Thư, Ngũ Kinh), dạy đạo làm người, làm vua, làm tôi, làm cha, làm con v.v . Sự ổn định và hài hòa của xã hội được bảo đảm nếu mọi người trong xã hội, từ vua quan cho đến người dân thường đều làm tròn chức phận của mình (Khổng Tử nói: quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử. Nghĩa là vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra con .)

    Dưới đời nhà Hán, vào đầu công nguyên, hệ thống chính trị tôn giáo của Nho-giáo có thu hút thêm một vài yếu tố Lão-giáo và các hệ tín ngưỡng ngoại lai. Nói chung lại, dưới thời Hán, hệ thống chính trị tôn giáo Nho-giáo bao gồm những tín điều sau đây:

    1) Tin rằng, Trời hay là một vị Thần tối cao thường xuyên xem xét mọi hành vi đạo đức hay phi đạo đức của con người (kể cả vua và các quan cai trị phò tá vua).

    2) Tin rằng con người là loài sinh vật cao quý nhất, được trời đất tạo ra, và được trời ưu đãi, phù hộ.

    3) Tin ở luật nhân quả làm thiện được quả lành, làm ác chịu quả dữ.

    4) Tin rằng có mối liên hệ qua lại giữa Trời và người. Tùy theo hành vi đạo đức hay phi đạo đức của con người mà Trời có thể báo điềm lành hay điềm dữ.

    5) Tin ở thuật chiêm tinh, có thể đoán biết ý của Trời qua các điềm lành hay dữ.

    Những tư tưởng trên của Khổng-giáo thời Hán, tuy đã trở thành chính thống do được vua quan trong triều ủng hộ, nhưng không phải được toàn thể lớp Nho sĩ thời bấy giờ chấp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...