Thạc Sĩ Quan hệ giữa Nhà nước và nông dân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quan hệ giữa Nhà nước và nông dân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay


    Luận văn dài 177 trang:
    Chương 1
    BẢN CHẤT QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

    Quan hệ giữa Nhà nước và nông dân là một loại quan hệ tổng hợp, phức tạp, có thể xét dưới nhiều góc độ khác nhau, đặt trong các quan hệ tổng thể lớn hơn và là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học: Nhà nước và pháp luật, xã hội học, chính trị học, kinh tế học, CNCSKH v.v . Luận án này, dưới góc độ chính trị - xã hội, không nghiên cứu riêng biệt Nhà nước, nông dân với tư cách là các hiện tượng lịch sử xã hội mà là nghiên cứu mối quan hệ giữa chúng ở một thời điểm lịch sử cụ thể.
    1.1. QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NÔNG DÂN - XÉT VỀ BẢN CHẤT, LÀ QUAN HỆ GIỮA GIAI CẤP CẦM QUYỀN VỚI MỘT BỘ PHẬN QUAN TRỌNG TRONG CƠ CẤU GIAI CẤP CỦA XÃ HỘI
    Cơ cấu giai cấp của xã hội là tổng hợp các giai cấp, các tầng lớp xã hội và quan hệ giữa chúng với nhau trên cơ sở một nền tảng kinh tế nhất định. Xét đến cùng, cơ cấu giai cấp, những đặc điểm của nó được quy định bởi kết cấu kinh tế của xã hội. Tương ứng một trình độ phát triển lực lượng sản xuất là một cơ cấu giai cấp nhất định. Đã tồn tại một thời kỳ trong lịch sử không có giai cấp và sẽ đến một lúc giai cấp biến mất. Sự xuất hiện, tồn tại và tiêu vong cơ cấu giai cấp phản ánh các nấc thang trưởng thành về kinh tế trong tiến trình phát triển xã hội lịch sử.
    Trong quá trình đó, nông dân bao giờ cũng là một nhân tố hợp thành cơ cấu giai cấp. Nói chung, nông dân được coi là những người nuôi mình với tư cách là những người lao động, trồng trọt trên đất đai và sống trong các cộng đồng làng mạc nhỏ bé. Sự xuất hiện nông dân là một tất yếu khách quan, kết quả của sự phân công lao động xã hội. Lịch sử của nó cũng có một quá trình biến đổi qua sự vận động của các kết cấu giai cấp: Trong chế độ nô lệ, nông dân là một bộ phận nhỏ, là những người tự do có đất cày cấy riêng, trong chế độ phong kiến nông dân là một thành tố cơ bản trong cấu trúc phong kiến - nông dân, trong chế độ TBCN là cấu trúc tư sản - vô sản - nông dân, còn trong chế độ XHCN thì nông dân là một thành tố của cấu trúc công nhân - nông dân - trí thúc. Một điều đặc biệt là mặc dù xuất hiện sớm, có lịch sử lâu đời, nhưng do địa vị kinh tế - xã hội quy định, nông dân chưa bao giờ đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến và không trở thành giai cấp lãnh đạo xã hội. Trong cơ cấu giai cấp, nó quan hệ trực tiếp với các giai tầng xã hội khác, trong đó có giai cấp cầm quyền, chủ yếu thông qua nhà nước. Thực tế lịch sử cho thấy, trong các quốc gia nông dân, ở nhiều giai đoạn lịch sử, quan hệ giữa giai cấp cầm quyền với nông dân bao giờ cũng được xem là một trong các mối quan hệ chủ đạo của hệ thống quan hệ xã hội. Đối với bất kỳ một giai cấp cầm quyền nào, nông dân được đặt vào các vị trí: là một bộ phận dân cư sống ở nông thôn; là lực lượng sản xuất trong một lĩnh vực sản xuất vật chất của xã hội - nông nghiệp; là một giai cấp. Thái độ của giai cấp cầm quyền đối với các tư cách vừa nêu trên của nông dân không phải bao giờ cũng giống nhau trong mọi giai đoạn lịch sử. Vai trò của nông dân được đặc biệt đề cao ở những quốc gia nông nghiệp, nơi mà sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra các sản phẩm vật chất nuôi sống xã hội. Thái độ của giai cấp cầm quyền đối với nông dân thường thông qua nhà nước và được hiện thực hóa bằng các công cụ có trong tay nhà nước.
    Cũng như nông dân, sự xuất hiện nhà nước là một tất yếu kinh tế - chính trị. Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất kỳ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại, sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được. Tổng kết sự phân tích quá trình vận động của lịch sử, Ph. Ăngghen đã chỉ rõ nguồn gốc giai cấp của nhà nước. Theo ông "Nhà nước quyết không phải là một lực lượng được áp đặt từ bên ngoài vào xã hội. Nhà nước cũng không phải là cái "hiện thực của ý niệm đạo đức", không phải là "hình ảnh và hiện thực của lý trí" như Hêghen khẳng định. Đúng ra, nhà nước là sản phẩm của một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định; nó là sự thú nhận xã hội đó bị lúng túng trong một mối mâu thuẫn với bản thân mà không sao giải quyết được, rằng xã hội đó đã bị phân thành những mặt đối lập không thể điều hòa mà xã hội đó bất lực không sao loại bỏ được. Nhưng muốn cho những mặt đối lập đó, những giai cấp có quyền lực kinh tế mâu thuẫn nhau đó, không đi đến chỗ tiêu diệt nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội. Trong một cuộc đấu tranh vô ích, thì cần phải có một lực lượng cần thiết, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ xoa dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng "trật tự"; và lực lượng đó, nảy sinh ra từ xã hội, nhưng lại đứng lên trên xã hội và ngày càng xa rời xã hội, chính là nhà nước" [72, 260-261].
    Là một hiện tượng lịch sử, nhà nước xuất hiện khi xã hội phân hóa thành các giai cấp đối kháng, là công cụ thống trị nằm trong tay các giai cấp bóc lột. Vì thế, xét về bản chất, nhà nước là một tổ chức chính trị mang tính giai cấp. Nhà nước bóc lột có các công cụ quyền lực, nhờ đó giai cấp thống trị bắt quần chúng lao động, là bộ phận chiếm đa số trong dân cư, phải phục tùng mình. Hiểu theo ý nghĩa thực sự của danh từ thì nhà nước là một bộ máy đặc biệt phục vụ cho giai cấp này đàn áp giai cấp khác. Bộ máy đặc biệt này có cả một quá trình tiến hóa lịch sử và ngày càng hoàn thiện, hiện đại hơn từ kiểu (mô hình) tổ chức (độc quyền, chuyên chế) đến các hình thức dân chủ (triệt để và không triệt để), đường lối, chính sách cai trị, công cụ quản lý bằng luật, cơ chế tổ chức bộ máy, công nghệ vận hành và các giải pháp về nhân lực. Đường lối, chính sách nhà nước đối với các cộng đồng dân cư xã hội vừa là thực hiện chiến lược phát triển, vừa là sách lược điều chỉnh, điều tiết các quan hệ xã hội vốn không bao giờ thuần nhất, vốn chất chứa các mâu thuẫn, thậm chí bùng nổ các xung đột xã hội.
    Để duy trì quyền lực công cộng, điều chỉnh các xung đột, đối kháng giai cấp, đặt các quan hệ xã hội trong vòng trật tự phù hợp với lợi ích giai cấp cầm quyền, cần phải có sự đóng góp của công dân cho nhà nước, đó là thuế khóa. Đây chính là trục chính của quan hệ giữa nhà nước và các cộng đồng dân cư và là cơ sở của sự ổn định hoặc cũng có thể là đầu mối của các xung đột giai cấp. Ngoài thuế, cùng với sự phát triển xã hội, nhà nước còn phát hành hối phiếu, vay nợ, công trái v.v . Nắm được quyền lực công cộng và quyền thu thuế, bọn quan lại, chức sắc với tư cách là những cơ quan của xã hội, được đặt bên trên xã hội. Nhà nước đảm bảo quyền lực của mình bằng các đạo luật đặc biệt, những đạo luật khiến cho họ "trở thành đặc biệt thần thánh và đặc biệt bất khả xâm phạm".
    Là sản phẩm của các mâu thuẫn, đối kháng và xung đột giai cấp, nhà nước là nhà nước của giai cấp có thế lực nhất, "của giai cấp thống trị về mặt kinh tế và nhờ có nhà nước, mà cũng trở thành giai cấp thống trị về mặt chính trị và do đó có thêm những phương tiện mới để đàn áp và bóc lột giai cấp bị áp bức" [72, 263]. Chính do vậy mà nhà nước thời cổ thì trước hết là nhà nước của chủ nô dùng để đàn áp nông nô và những nông dân bị phụ thuộc, và nhà nước tư sản hiện đại là công cụ của tư bản dùng để bóc lột lao động làm thuê. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ là có những thời kỳ trong đó những giai cấp đang đấu tranh lẫn nhau lại gần đạt được một thế quân bình, khiến cho chính quyền nhà nước, tựa hồ một kẻ trung gian, lại tạm thời có một sự độc lập nào đó đối với cả đôi bên. Chẳng hạn chế độ quân chủ chuyên chế thế kỷ XVII-XVIII ở châu Âu, chế độ Bônapáctơ của đế chế I, đế chế II ở Pháp v.v .
    Mặt khác cũng cần thấy được rằng, về phương diện lịch sử, nhà nước như một thể chế thực hiện quyền lực và lợi ích, biểu hiện thành bản chất giai cấp, quyền lực của giai cấp thống trị, nhưng đồng thời nhà nước muốn tồn tại trong thực tế còn phải biểu hiện quyền lực và lợi ích công cộng. Đây là một thực tế đang có xu hướng gia tăng, thể hiện rất rõ ở các nhà nước tư sản hiện đại. Nhận thức nguồn gốc, bản chất giai cấp của nhà nước, sự thống nhất chức năng giai cấp và chức năng công quyền của nó là cơ sở quan trọng làm nổi bật tính chất phức tạp, mục đích quan hệ giữa nhà nước với các cộng đồng dân cư, trong đó có nông dân.
    Sự hình thành, tồn tại và phát triển của nông dân, nhà nước là một tất yếu lịch sử khách quan, có nguồn gốc sâu xa trong sự vận động và phát triển kinh tế. Vì thế quan hệ giữa giai cấp cầm quyền với nông dân, quan hệ giữa nhà nước và nông dân cũng là tất yếu khách quan. Tính tất yếu này thể hiện ở chỗ, trong lịch sử phát triển xã hội đã phân thành giai cấp và đã tổ chức thành nhà nước, quan hệ giữa nhà nước và nông dân là một loại quan hệ có tính quy luật phổ biến đối với tất cả các chế độ xã hội, ở tất cả các trình độ phát triển khác nhau.
    Bản chất giai cấp của Nhà nước quyết định mối quan hệ giữa Nhà nước với nông dân và thái độ của nông dân đối với Nhà nước. Giới hạn và sắc thái lịch sử của quan hệ này là không thể phủ nhận. Quan hệ Nhà nước - nông dân là một loại quan hệ lâu đời mang tính thời đại - xã hội. Từ chế độ nô lệ đã hình thành quan hệ giữa Nhà nước và nông dân, nó trải dài và thăng trầm qua các chế độ khác nhau: phong kiến, tư bản (kể cả chế độ thực dân) và chế độ XHCN. Chỉ riêng trong chế độ phong kiến tồn tại quan hệ giữa Nhà nước với nông dân với tư cách như là một giai cấp cơ bản của xã hội. Mặc dầu có nhiều diện mạo và sắc thái riêng, do trình độ sản xuất xã hội quy định, nhưng quan hệ giữa Nhà nước và nông dân trước CNXH có nhiều điểm tương đồng, do nảy sinh trên một cơ sở kinh tế - xã hội cùng loại. Trong các chế độ tư hữu, Nhà nước đại diện cho giai cấp thống trị, là công cụ đàn áp, bóc lột nông dân, còn nông dân là đối tượng bị bóc lột, nô dịch. Quan hệ Nhà nước - nông dân là quan hệ đối kháng. Mâu thuẫn đối kháng xuyên suốt quan hệ giữa Nhà nước và nông dân của các chế độ tư hữu. Trong một số thời điểm nhất định, chẳng hạn trong thời kỳ cách mạng tư sản, có sự liên kết tạm thời giữa nông dân với giai cấp cầm quyền, hoặc sẽ cầm quyền, nhưng xét tổng thể thì quan hệ giữa nông dân với Nhà nước là quan hệ đối kháng, bất bình, lúc ngấm ngầm, lúc công khai, nhiều khi mở rộng quy mô, phát triển thành các cuộc chiến tranh nông dân. Vì lợi ích của giai cấp thống trị, Nhà nước sẵn sàng hy sinh lợi ích của giai cấp nông dân. Tính chất phản kháng quyết liệt của nông dân đối với Nhà nước thể hiện rõ nhất trong các nước thuộc địa, ở đó người nông dân bị ba tầng bóc lột áp bức, cuộc sống đói nghèo và dốt nát dìm họ xuống tận đáy của sự khốn cùng. Con đường phát triển của nông dân theo xu hướng tiến bộ đòi hỏi phải thủ tiêu hình thức Nhà nước quan liêu, quân phiệt. Nhưng tự thân vận động của nông dân không thể hoàn thành chiến công vĩ đại đó.
    Trong quan hệ với nông dân không bao giờ có một kiểu "Nhà nước siêu giai cấp", "Nhà nước phúc lợi chung", "Nhà nước của những nông dân nghèo". Những quan điểm phủ nhận bản chất giai cấp của Nhà nước, xóa nhòa mâu thuẫn giai cấp đối kháng để đi đến thủ tiêu đấu tranh giai cấp trong thời đại ngày nay, thực ra, chỉ là sự phản ánh mặt sau của tấm huy chương Nhà nước giai cấp hoặc là ngộ nhận và ngây thơ về chính trị. Chưa bao giờ Nhà nước tư sản dám công khai thừa nhận bản chất giai cấp của mình, nó tự nhận là đại biểu của toàn xã hội. Trên thực tế, nó vẫn là công cụ chuyên chính của một giai cấp và tồn tại cũng chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản. Trong điều hành và quản lý, Nhà nước tư sản hiện đại có thể có một số thỏa hiệp có lợi cho nông dân, đây một mặt là thành quả đấu tranh lâu dài của người nông dân, nhưng mặt khác và cơ bản là vì nhu cầu tồn tại của giai cấp thống trị, vì nhu cầu ổn định và bảo đảm vững chắc chính quyền của giai cấp tư sản.
    Trong bối cảnh hiện nay, ở các nước TBCN, phần lớn nông dân vẫn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi và bị bóc lột. Những chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của các chính phủ tư sản, ít nhiều cải thiện đời sống nông dân, nhưng không làm triệt tiêu các loại mâu thuẫn đối kháng. Trong điều kiện chế độ tư hữu, các mâu thuẫn này không bao giờ được giải quyết một cách triệt để. Đây chính là cơ sở xã hội cho sự bùng nổ các cuộc cách mạng trong tương lai, đem lại cho người nông dân giải phóng, thoát khỏi tình cảnh bị áp bức, bóc lột. Đến lúc đó, vấn đề nông dân mới được giải quyết. Việc mở rộng các chức năng xã hội của Nhà nước tư sản hiện đại càng chứng tỏ giờ cáo chung của nhà nước đó đang đến gần mà thôi.
    Quan hệ giữa nông dân với các giai cấp cầm quyền, quan hệ giữa nông dân với các Nhà nước bóc lột là những tiền đề, tạo bước đệm cho phép nông dân tìm thấy một liên minh chắc chắn và lâu dài. Phân tích quá trình vận động trong lịch sử này, Các Mác đã khẳng định một xu hướng mang tính quy luật "Đứng trước giai cấp tư sản phản cách mạng đã liên minh lại thì dĩ nhiên là những bộ phận đã được cách mạng hóa của giai cấp tiểu tư sản và của nông dân, phải liên minh với người đại biểu chủ yếu cho những lợi ích cách mạng, tức là giai cấp vô sản cách mạng" [68, 89]. Liên minh với giai cấp công nhân, nông dân mới có khả năng đánh đổ những xiềng xích đã trói buộc nó; và sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân sẽ tạo ra những khả năng to lớn để nông dân được giải phóng hoàn toàn và triệt để, cả về phương diện kinh tế và cả về phương diện chính trị.
    MỤC LỤC



    Trang

    Phần mở đầu
    1

    Chương 1: BẢN CHẤT QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CNXH
    7
    1.1.
    Quan hệ giữa Nhà nước và nông dân - xét về bản chất, là quan hệ giữa giai cấp cầm quyền với một bộ phận quan trọng trong cơ cấu giai cấp của xã hội
    7
    1.2.
    Quan hệ giữa Nhà nước và nông dân - mắt khâu chủ yếu của LM C-N-T trong một nước nông nghiệp
    13
    1.2.1.
    Liên minh công - nông - trí thức là nền tảng của nhà nước trong quá trình xây dựng CNXH ở những nước nông nghiệp
    13
    1.2.2.
    Vai trò của Nhà nước đối với việc thực hiện nội dung
    LM C-N-T trong quá trình xây dựng CNXH
    21
    1.3.
    Quan hệ giữa Nhà nước và nông dân với tư cách là quan hệ giữa các chủ thể lợi ích
    25
    1.3.1.
    Vai trò động lực của lợi ích trong xây dựng CNXH
    25
    1.3.2.
    Giải quyết các mâu thuẫn để có sự thống nhất các lợi ích - cơ sở hình thành và phát triển quan hệ giữa Nhà nước và nông dân trong xây dựng CNXH.
    28

    Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NÔNG DÂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
    42
    2.1.
    Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và nông dân trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam
    42
    2.1.1.
    Những đặc điểm quan hệ giữa Nhà nước và nông dân ở Việt Nam trong quá trình xây dựng CNXH
    42
    2.1.2.
    Nội dung chủ yếu quan hệ giữa Nhà nước và nông dân trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam - thành tựu, sai sót và những vấn đề đặt ra
    51
    2.2.
    Những phương hướng cơ bản giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và nông dân ở nước ta hiện nay
    64
    2.2.1.
    Giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và nông dân theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
    64
    2.2.2.
    Xử lý tốt mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp - Sự thể hiện tập trung nhất quan hệ giữa Nhà nước và nông dân ở nước ta
    71
    2.2.3.
    Đổi mới và hoàn chỉnh bộ máy Nhà nước nhất là những khâu có quan hệ trực tiếp đến nông dân
    85
    2.2.4.
    Phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng và củng cố chính quyền cơ sở
    100

    Chương 3: ĐỔI MỚI VÀ THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ NHẰM GIẢI QUYẾT TỐT MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NÔNG DÂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
    107
    3.1.
    Hoàn thiện cơ chế, chính sách kinh tế giải quyết quan hệ giữa Nhà nước và nông dân ở nước ta hiện nay
    107
    3.1.1.
    Thực hiện tốt chính sách, pháp luật về ruộng đất và cơ cấu thành phần kinh tế
    108
    3.1.2.
    Đổi mới chính sách vốn, đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn
    133
    3.1.3.
    Hoàn thiện chính sách phân phối, lưu thông, giá cả, thị trường
    137
    3.2.
    Thực hiện có hiệu quả chính sách khoa học - công nghệ và những chính sách khuyến nông khác
    139
    3.3.
    Nâng cao hiệu quả chính sách văn hóa - xã hội đối với nông dân
    143
    3.3.1.
    Các chính sách xã hội đối với nông dân
    143
    3.3.2.
    Chính sách văn hóa trong nông thôn
    155

    Kết luận
    163

    Tài liệu tham khảo
    165
     
Đang tải...