Tài liệu Quan hệ giữa hoạch định nguồn nhân lực và kế hoạch sản xuất kinh doanh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG III
    1. Quan hệ giữa hoạch định nguồn nhân lực và kế hoạch sản xuất kinh doanh
    2. Bài tập tình huống

    NỘI DUNG

    1. Quan hệ giữa hoạch định nguồn nhân lực và kế hoạch sản xuất kinh doanh.
    A. Khái niệm hoạch định nguồn nhân lực:
    Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình đánh giá, xác định nhu cầu về nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu công việc của tổ chức và xây dựng kế hoạch lao động để đáp ứng các nhu cầu đó trong tương lai.
    B. Kế hoạch sản xuất kinh doanh
    Kế hoạch sản xuất kinh doanh: Là một kế hoạch trực tiếp thực hiện các công việc kinh doanh của doanh nghiệp trong việc khởi sự doanh nghiệp mới hoặc mở rộng doanh nghiệp hiện có.
    C. Quan hệ giữa hoạch định nguồn nhân lực và kế hoạch sản xuất kinh doanh.
    · Quan hệ giữa hoạch định nguồn nhân lực và kế hoạch sản xuất kinh doanh:
    Hoạch định nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ với kế hoạch sản xuất kinh doanh. Quy mô và cơ cấu của lực lượng lao động của doanh nghiệp phải được xác định dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó. Những loại lao động nào cần thiết để đạt được mục tiêu của tổ chức? Số lượng lao động để hoàn thành mỗi loại công việc là bao nhiêu?
    · Kế hoạch sản xuất kinh doanh bao gồm:
    Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và được xây tương ứng với nó cũng cần phải có kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về nguồn nhân lực.

    · Công tác hoạch định nguồn nhân lực của doanh nghiệp thấy được nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó bảo đảm sắp xếp đúng người cho đúng việc, vào đúng thời điểm cần thiết và linh hoạt đối phó với những thay đổi trên thị trường.
    · Việc lập kế hoạch kinh doanh chính là tạo ra sự liên kết giữa việc tuyển chọn kỹ hơn, đào tạo nhiều hơn cho người lao động, trả lương cao hơn để họ có thu nhập ổn định hơn từ đó, giúp doanh nghiệp đạt được năng suất lao động cao hơn bằng cách làm cho mọi người đều tham gia và hứng thú với các công việc của mình.
    · Hoạch định nguồn nhân lực và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    è Hoạch định nguồn nhân lực và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

    2. Bài tập tình huống.
    Những tác nhân dẫn tới sự thay đổi của công ty:
    Có 2 nguyên nhân:
    · Nguyên nhân khách quan là sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường:
    - Sự xuất hiện các công ty nước ngoài và công ty liên doanh với những thương hiệu tên tuổi, những chiến dịch Marketing khổng lồ và áp dụng những phương pháp kinh doanh bài bản nhất.
    - Sự tranh dành thị phần còn lại giữa các công ty trong nước.
    · Nguyên nhân chủ quan:
    - Phương pháp bán hàng chưa chuyên nghiệp:
    Toàn công ty chỉ có 4 cửa hàng tại Đà Nẵng và một số cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm ở Hà Nội, tp Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác.
    - Sự chồng chéo chức năng, chuyên môn hóa không cao:
    Mỗi cửa hàng có 1 cửa hàng trưởng, từ 3-5 nhân viên bán hàng kiêm nhân viên giao nhận.
    - Thiếu các hình thức phân phối khác mà chỉ dựa chủ yếu vào bán lẻ.
    Công ty có cần thực hiện cùng lúc những thay đổi này?
    Việc thực hiện cùng lúc nhiều giải pháp để giải quyết khó khăn hiện tại là rất quan trọng:
    · Tăng cường phân phối qua các đại lý và nhà phân phối.
    · Mở rộng hệ thống các cửa hàng tới các tỉnh khác ( nơi mà các đối thủ chưa đặt chân tới hoặc chưa thực sự chú trọng).
    · Xây dựng lại các cửa hàng bán sản phẩm: Thiết kế lại các cửa hàng này theo một quy chuẩn chung mang những nét riêng của Việt Hương.
    · Tiến hành tách biệt việc bán hàng và giao hàng, 2 nhiệm vụ này sẽ do 2 bộ phận khác nhau đẩm nhận.
    · Tuyển chọn, đào tạo lại đội ngũ nhân viên bán hàng theo phương thức chuyên nghiệp hơn.
    · Hoạch định một chiến lược sản phẩm mới để tránh tối đa sự cạnh tranh.
    Đối với nhân viên bạn phải chuẩn bị những thay đổi nào?
    · Đối với người nhân viên:
    - Trước tiên, ta sẽ phải chuẩn bị về tư tưởng rằng công ty đang gặp khó khăn, từ đó nỗ lực hơn nữa để góp phần giúp công ty vượt qua khó khăn.
    - Chuẩn bị đón nhận những kế hoạch mới, những thách thức mới.
    - Tích cực học hỏi, bổ sung những kỹ năng còn thiếu của một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
    - Xem xét lại: quy trình bán hàng, sản phẩm, các ý kiến của khách hàng từ đó tổng hợp lại, đánh giá để gửi ban lãnh đạo xem xét.
    · Đối với ban phòng nhân sự:
    - Ban quản trị công ty cần cho nhân viên thấy được tình trạng khó khăn mà công ty đang gặp phải và hướng thay đổi của công ty là phải cắt giảm nhân viên.
    - Có kế hoạch cắt giảm cụ thể.
    - Giữ lại những nhân viên có năng lực (dựa trên những đánh giá của những người quản lý của họ và kết quả làm việc mà họ đạt được). Có kế hoạch đào tạo họ để cho họ có thể làm được công việc mới.
    - Trợ cấp cho những nhân viên phải nghỉ việc để họ có điều kiện tìm kiếm công việc mới.
    - Thiết lập bộ máy, cơ cấu tổ chức mới phù hợp với hình thức kinh doanh mới của công ty.
    Những thay đổi trên sẽ giúp công ty:
    · Trước hết công ty có thể cắt giảm chi phí quá lớn cho nhân viên giảm khó khăn về tình hình tài chính của công ty. Dùng số tiền đó cho việc phát triển các kênh phân phối mới, đào tạo nhân viên.
    · Hình thức kinh doanh mới có thể giúp công ty thích nghi được với thị trường, tăng khả năng cạnh tranh.
    · Từ thay đổi của bản thân sẽ giúp tinh thần làm việc được đẩy lên cao hơn, mọi người cùng cố gắng.
    · Từng bước tạo nên một đội ngũ bán hàng giỏi.
    · Công ty sẽ bán được nhiều hàng.
    Bản kế hoạch cho những thay đổi này:
    · Xác định lại rằng công ty đang gặp khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu là do cạnh tranh gay gắt à không bán được hàng à mất dần thị phần.
    · Xem xét lại bản thân còn thiếu những kỹ năng nào à tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, tham khảo ý kiến của người đi trước, cấp trên, bạn bè đồng nghiệp à tăng thêm năng lực bán hàng
    · Tập hợp lại các vấn đề, các vướng mắc trong công việc, các phản hồi của khách hàng về sản phẩm từ đó đưa ra các ý kiến, các giải pháp à trình lên cấp trên tham khảo .

    v Phác thảo kế hoạch cho việc thay đổi này:

    · Có kế hoạch cụ thể cho chiến lược phân phối sản phẩm theo hình thức mới là thông qua các hợp đồng và đại lý
    · Xác định các đối tượng có thể ký hợp đồng (là những công ty hay cửa hàng, siêu thị nào? ở những tỉnh, thành phố nào? .).
    · Xúc tiến việc tìm kiếm các hợp đồng ( đảm bảo chất lượng sản phẩm, điều kiện kèm theo hợp đồng để thúc đẩy việc tiêu thụ ).
    Xác định các đại lý phân phối ( Ở những tỉnh nào? Số lượng bao
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...