Tài liệu Quan hệ giữa hai mệnh đề trong câu điều kiện tiếng Việt

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan hệ giữa hai mệnh đề trong câu điều kiện tiếng Việt










    Tóm tắt. Bài báo này cố gắng miêu tả một số kiểu quan hệ ngữ nghĩa giữa các mệnh đề trong câu điều kiện tiếng Việt, chủ yếu là 3 kiểu: quan hệ nhân quả, quan hệ suy luận và quan hệ hành động ngôn từ. Lý thuyết điều kiện đủ do Van der Auwera khởi xướng được xem là cơ sở cho sự phân tích các quan hệ này. Trong các câu điều kiện nhân quả, các sự tình được miêu tả bởi mệnh đề điều kiện được coi là điều kiện đủ cho sự thi hành những sự tình được miêu tả trong mệnh đề chính. Những mối quan hệ này tồn tại trong phạm vi của thế giới thực, được người nói và người nghe thừa nhận dựa vào tri thức nền của họ. Quan hệ nhân quả trong các câu điều kiện nhân quả ở một số khía cạnh khác với các câu chứa liên từ nhân quả. Một kiểu quan hệ quan trọng khác trong các câu điều kiện là quan hệ suy luận. Quan hệ này biểu đạt sự suy luận của người nói, và những câu điều kiện chứa đựng những quan hệ kiểu này tồn tại trong lĩnh vực nhận thức, chứ không phải trong lĩnh vực nội dung, chúng kiên kết các trạng thái nhận thức với nhau. Trong kiểu quan hệ này, mệnh đề điều kiện cung cấp một tiền đề, và mệnh đề chính đưa ra một kết luận được suy ra từ tiêng đề đó. Những quan hệ kiều này phức tạp về ngữ dụng và phụ thuộc vào nhiều bối cảnh. Kiều quan hệ thứ ba là quan hệ hành động ngôn từ. Mệnh đề điều kiện của những câu điều kiện chứa quan hệ này có tính độc lập cao, không phụ thuộc vào nội dung của mệnh đề chính của chúng, và nội dung mệnh đề của câu với tư cách là một chỉnh thể không chứa đựng những tiền ước về tính liên tiếp và tính nhân quả giữa các sự tình được miêu tả.







    1. Dẫn nhập

    đổi thế nào nếu những sự tương liên nào đó



    thay đổi[1]. Do đảm nhiệm một vai trò phức
    Các cấu trúc điều kiện tồn tại trong các tạp như vậy, nên quan hệ giữa hai mệnh đề
    ngôn ngữ phản ánh một kiểu năng lực tri trong các câu điều kiện chắc chắn cũng không
    nhận thế giới của loài người nhằm suy luận đơn giản, và điều này trở thành một trong
    về các tình huống lựa chọn, nhằm đưa ra những trọng tâm nghiên cứu cơ bản của các
    những sự quy chiếu dựa trên những thông nhà ngôn ngữ khi tìm hiểu về câu điều kiện.
    tin chưa hoàn chỉnh, nhằm tưởng tượng ra Nhìn chung, các nhà nghiên cứu thường
    những sự tương liên có thể có giữa các tình tập trung vào hai loại quan hệ: quan hệ ngữ
    huống, và nhằm tìm hiểu xem thế giới sẽ thay nghĩa và quan hệ hình thức giữa hai mệnh đề
    trong câu điều kiện. Về quan hệ ngữ nghĩa,


    nhiều nhà ngôn ngữ học có chung quan điểm
    cho rằng các câu điều kiện là những kết cấu








    trong đó tính đúng (the truth) của một mệnh đề phụ thuộc vào mệnh đề kia [2]. Các nhà logic học gọi mối quan hệ có tính khái niệm trừu tượng này giữa hai mệnh đề là hàm nhân quả (material implication), được thể hiện qua công thức p€ q. Công thức bao gồm hai mệnh đề này được xem là đúng, với điều kiện là q (tức là mệnh đề đi sau) đúng, và p (mệnh đề đi trước) cũng đúng; còn nó bị coi là sai nếu p đúng nhưng q sai. Quan điểm này hữu dụng đối với các câu điều kiện thực, nhưng không thể lý giải được những câu điều kiện giả định hay phản thực như Nếu con lợn có cánh, nó có thể bay.
    Một khuynh hướng nghiên cứu khác trong ngôn ngữ học lại tập trung chủ yếu vào việc phân tích những dấu hiệu thể hiện mối quan hệ hình thức giữa hai mệnh đề của câu điều kiện. Hướng nghiên cứu này được các nhà ngữ pháp học nhà trường khai thác triệt để nhằm giúp cho những người học ngoại ngữ hiểu và dùng được các câu điều kiện theo đúng ngữ pháp, chẳng hạn như khi học tiếng Anh, người học cần nắm được trong trường hợp nào thì động từ ở mệnh đề điều kiện cần ở thời quá khứ, và nếu động từ ở mệnh đề điều kiện là thời quá khứ thì ở mệnh đề chính nhất thiết phải thêm would trước động từ để thể hiện một khả năng không thực, v.v Sự phân tích này hữu dụng cho người học ngoại ngữ, nhưng lại sơ lược trong việc tìm hiểu quan hệ ngữ nghĩa giữa hai mệnh đề, khiến người ta khi ở trình độ ngôn ngữ cao hơn sẽ thực sự bối rối trước hàng đống phát ngôn điều kiện không hề theo qui tắc, mà ý nghĩa thì phức tạp.
    Để giải quyết những tồn tại trên, các nhà ngữ pháp tri nhận đi theo đường hướng chung là ngữ pháp không chỉ là sự miêu tả đơn thuần về hình thức ngôn ngữ, mà ngữ pháp thể hiện sự tri nhận của người nói về thế giới thông qua các quy ước ngôn ngữ.

    Việc nghiên cứu quan hệ giữa các mệnh đề trong câu điều kiện theo hướng đi này sẽ gồm: (a) tìm hiểu các đặc điểm về quan hệ ngữ nghĩa giữa hai mệnh đề; (b) tìm hiểu các dấu hiệu hình thức trong quan hệ giữa hai mệnh đề; (c) phân tích xem các dấu hiệu hình thức và các tham số ngữ nghĩa có tương quan với nhau như thế nào.
    Chúng tôi thử áp dụng hướng nghiên cứu
    tri nhận vào việc phân tích quan hệ giữa hai mệnh đề trong các câu điều kiện tiếng Việt, mà theo chúng tôi, chủ yếu là quan hệ ngữ nghĩa, bởi đặc điểm căn bản của tiếng Việt là các từ không biến đổi hình thái, nên các dấu hiệu hình thức thể hiện đặc trưng của câu điều kiện nhìn chung không rõ ràng lắm, ngoại trừ các liên từ điều kiện (như nếu . (thì), giá . (thì) v.v ); thậm chí có những câu không có mặt liên từ điều kiện nào cả, nhưng những người bản ngữ vẫn hiểu và thừa nhận chúng là câu điều kiện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...