Thạc Sĩ Quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong các biểu tượng tôn giáo

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong các biểu tượng tôn giáo​
    Information
    MS:LVNNH018
    SỐ TRANG:118
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH:LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
    NĂM: 2010



    Information


    DẪN NHẬP

    1. Lí do chọn đề tài

    F. De Saussure nói rằng, mỗi kí hiệu gồm có hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt.
    Quan hệ của chúng được coi là võ đoán. Tuy nhiên, những biểu tượng, một loại kí hiệu trong
    tôn giáo, thì giữa cái biểu đạt viết là Sa (phương diện hình thức của kí hiệu) và cái được biểu
    đạt viết là Se (phương diện nội dung của kí hiệu) lại có quan hệ rất mật thiết. Trong luận văn
    này, chúng tôi thử tìm hiểu, phân tích mối quan hệ đó trong những biểu tượng tôn giáo.
    Chúng ta đang sống trong một thế giới kí hiệu. Kí hiệu không chỉ là từ. Nó gồm hình
    ảnh, hình vẽ, màu sắc, âm thanh, cử chỉ, hương vị, các nghi thức lễ hội, cúng bái, các kiểu
    dệt áo quần nghĩa là tất cả các phương tiện dùng để thông tin có thể mã hóa và chuyển
    thành thông điệp mà người khác tiếp nhận được.
    Ví dụ: Các kí hiệu âm nhạc, biển chỉ dẫn giao thông, các kí hiệu hóa học
    Bản thân ngôn ngữ cũng là một hệ thống kí hiệu (ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu
    biểu hiện những ý niệm). Vì thế việc nghiên cứu kí hiệu đã được nhiều người quan tâm. Tuy
    nhiên có nhiều lĩnh vực của bộ môn kí hiệu học chưa được quan tâm thỏa đáng. Thế nên
    trong luân văn này, chúng tôi chọn một phần nhỏ trong lĩnh vực kí hiệu học để nghiên cứu,
    cụ thể là: nghiên cứu mối quan hệ giữa hai mặt nội dung và hình thức của hệ thống biểu
    tượng trong Phật giáo và Cơ đốc giáo.
    Dọc theo lịch sử văn minh nhân loại, con người luôn tìm hiểu và lý giải thế giới xung
    quanh. Trong quá trình ấy, có những vấn đề rất trừu tượng, khó hiểu. Từ đó, con người đã
    sáng tạo việc dùng một hình ảnh này để thay thế cho một vật hay hiện tượng khác theo
    hướng đơn giản, dễ hiểu và gần gũi hơn.
    Ví dụ: Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình, cây thánh giá là biểu tượng của những
    người theo Cơ đốc giáo* (PL AII), tiên rồng là biểu tượng của dân tộc Việt, trái tim, hoa
    hồng là biểu tượng của tình yêu, lá cờ là biểu tượng của một quốc gia, hai thanh gươm bắt
    chéo nhau là biểu tượng của chiến tranh, chiên con là biểu tượng chỉ Chúa Jesus, hoa sen là
    biểu tượng chỉ Đức Phật Biểu tượng được dùng trong những ngành nghệ thuật, những tổ
    chức xã hội, tôn giáo, những phạm trù tinh thần, tâm linh Biểu tượng gắn liền với ngành Kí hiệu học (Semiotics), Sémiotique trong tiếng Pháp
    có lúc được dùng với nghĩa kí hiệu học của những hệ thống kí hiệu phi ngôn ngữ, đặc biệt là
    kí hiệu học của những biểu tượng.
    Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các tôn giáo khác nhau, đôi lúc khi biểu
    đạt một nội dung nào đó cũng có sự trùng hợp trong việc sử dụng các phương tiện hình thức,
    rồi cùng nội dung nhưng hình thức khác và cũng có trường hợp hình thức giống nhau và nội
    dung giống nhau. Vì thế trong luận văn này ngoài việc tìm hiểu mối liên hệ giữa mặt nội
    dung và hình thức của các biểu tượng trong Cơ đốc giáo và Phật giáo chúng tôi còn tiến hành
    nghiên cứu và so sánh hệ thống các biểu tượng chính trong hai tôn giáo trên (có so sánh với
    các biểu tượng của hai tôn giáo này tại Việt Nam).
    Việc làm này, nhằm tìm hiểu lịch sử hình thành, ý nghĩa cũng như những nét tương
    đồng và khác biệt của các biểu tượng trong Cơ đốc giáo và Phật giáo. Đề tài này không chỉ
    có ý nghĩa về mặt văn hóa mà còn giúp mọi người có cái nhìn chi tiết hơn về kí hiệu học (kí
    hiệu học không phải chỉ bó hẹp trong lĩnh vực ‘Ngôn ngữ kí hiệu’).


    2. Lịch sử vấn đề

    Kí hiệu học có rất nhiều phân ngành nhỏ, và việc nghiên cứu biểu tượng đã được các
    học giả rất quan tâm. Tuy nhiên nghiên cứu vấn đề này thật không đơn giản, để có thể hiểu
    cách thức hình thành, lối xếp đặt, cũng như cách giải thích các biểu tượng không chỉ là
    nhiệm vụ của ngành kí hiệu học, ngôn ngữ học mà còn có sự đóng góp của các ngành khoa
    học khác như: khoa lịch sử các nền văn minh và các tôn giáo, khoa văn hóa nhân chủng học,
    khoa phê bình nghệ thuật, khoa tâm lí học, y học Các học giả không chỉ nghiên cứu về các
    biểu tượng trong tôn giáo mà còn nghiên cứu về nhiều lĩnh vực khác của biểu tượng như:
    biểu tượng của giấc mơ, biểu tượng được dùng trong các ngành nghệ thuật, những biểu
    tượng y học, biểu tượng thiên văn học (chiêm tinh), biểu tượng chính trị
    Thật vậy, biểu tượng luôn có sức hấp dẫn riêng của nó (có lẽ do nguyên nhân hình
    thành hết sức thú vị và cách giải thích các biểu tượng không bao giờ theo nguyên mẫu
    chung), vì thế mà nhà phân tâm học người Thụy Sĩ Carl Gustav Jung đã mất một nửa thế kỉ
    để nghiên cứu những biểu tượng tự nhiên và ông đi đến kết luận rằng: “Giấc mơ và biểu
    tượng giấc mơ không phải là nhảm nhí, mà cũng không phải là không có ý nghĩa. Trái lại,
    giấc mơ đem lại cho ta những sự hiểu biết quí giá, nếu ta chịu khó tìm hiểu những biểu tượng của nó”. Tác phẩm “Thăm dò tiềm thức” của ông khái quát những nét đại cương về phâm
    tâm học trong đó ông có dành trọn chương 8 để trình bày về vai trò của biểu tượng.
    Ở nhiều nước trên thế giới có nhiều bộ sách bách khoa toàn thư có giá trị, và tri thức
    nhân loại ngày càng phát triển vì vậy mà cần phải tập hợp vốn tri thức phong phú này, song
    song với các bộ bách khoa toàn thư còn xuất hiện nhiều bộ từ điển tri thức chuyên ngành
    giúp người đọc dễ dàng tra cứu và tìm hiểu. Cuốn “Từ điển các biểu tượng” (Dictionnaire
    des symbols) của hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đã tập hợp và giải thích ý
    nghĩa các biểu tượng của thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (sách được nhà xuất bản
    Robert Laffont ấn hành lần đầu năm 1969). Đây là tác phẩm bao quát được nhiều khu vực
    văn hóa trên thế giới liên quan đến các phương diện: dân tộc học, xã hội học, tâm lý học,
    thần thoại học, tôn giáo học Ngoài ra còn có thể kể ra nhiều cuốn từ điển khác cũng đề cập
    đến các biểu tượng chung của thế giới như:
    - Tom Chetwynd (1982), A dictionary of symbols, NXB Granada (England). Cuốn từ
    điển này bao gồm 450 trang chủ yếu giải thích những biểu tượng thuộc về giấc mơ.
    - Eduardo Cirlot (1969), Diccionario de simbolos (Dictionary of symbols) tái bản lần
    thứ hai, tại nhà xuất bản Labor S.A, Barcelona. Cuốn từ điển dày 500 trang đề cập đến
    mối quan hệ của biểu tượng đối với văn học. Quyển sách này đã được dịch sang tiếng
    Anh.
    - Goblet d’ Alviella (1894), The migration of symbols, London. Nội dung chính của
    cuốn từ điển này đề cập đến các biểu tượng chính như: biểu tượng cây thập tự giá,
    biểu tượng chữ Phạn, và biểu tượng về cái đinh ba trong những nền văn hóa khác
    nhau.
    Ngoài ra sức thu hút của biểu tượng cũng được tiểu thuyết gia Dan Brown sáng tác
    nhiều tác phẩm gây tiếng vang: Mật mã Da Vinci (The Da Vinci code), Pháo đài số (Digital
    Fortress), Thiên thần và ác quỉ (Angels and demons), Biểu tượng đánh mất (The lost
    symbol). Trong các tác phẩm này tác giả giúp người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên
    khác khi cùng nhà biểu tượng học người Mỹ Robert Langdon giải mã những điều ẩn giấu
    đằng sau các biểu tượng tôn giáo (chủ yếu là các biểu tượng Cơ đốc giáo).
    Chúng ta đã điểm qua những công trình nghiên cứu về biểu tượng nhưng có thể nói hệ
    thống các biểu tượng trong tôn giáo được các học giả hết sức quan tâm. Có thể kể ra đây các
    tác phẩm tiêu biểu như: 1. David Fontana (1993), The serect language of symbols, Pavilion. Nội dung của cuốn
    sách này đề cập đến vai trò cũng như cách sử dụng biểu tượng trong các lĩnh vực như:
    nghệ thuật cũng như những ứng dụng của việc nghiên cứu biểu tượng để giải thích ý
    nghĩa của giấc mơ. Vấn đề quan trong tiếp theo tác giả trình bày thế giới biểu tượng
    theo từng chủ đề như: màu sắc, hình dáng, con vật, thế giới tự nhiên
    2. Carl G. Liungman (1994), Dictionary of symbols, W.W. Norton & Company. Cuốn từ
    điển này tác giả trình bày các biểu tượng theo từng nhóm nhỏ (dựa vào quá trình phát
    triển về hình dáng cấu trúc của các biểu tượng). Bao gồm những biểu tượng có từ thời
    xa xưa và cả những biểu tượng được sử dụng trong thời hiện đại.
    3. Dean Moe (1985), Christian symbols handbook, Augsburg Publishing House. Nội
    dung của cuốn sách giải thích ý nghĩa của những biểu tượng chủ yếu được dụng trong
    Cơ đốc giáo (kèm hình vẽ).
    4. Dagyab Rinpoche (1995), Buddhist symbols in Tibetan Culture, Wisdom
    Publications. Trong cuốn sách này tác giả trình bày tất cả những biểu tượng được sử
    dụng trong Phật giáo Tây Tạng theo hệ thống (có hình vẽ minh họa kèm lời giải thích).
    5. Sign and symbols (2003), Pepin. Cuốn sách tập trung tất cả những hình ảnh về biểu
    tượng và các kí hiệu ở tất cả các lĩnh vực.
    6. Carroll E. Whittemore (1987), Symbols of the church, Abingdon.
    7. Dahlby, Frithiof (1963), De heliga tecknens hemlighet (The serect of the holy signs),
    Stockholms.

    Ở Việt Nam có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề biểu tượng:
    - Nguyễn Đức Dân trong công trình “Kí hiệu học – một số vấn đề cơ bản” có đề cập đến
    vấn đề biểu tượng và tác giả cũng dành hẳn chương III trình bày về biểu tượng và
    những kí hiệu phi ngôn ngữ.
    - Hoàng Tuệ trong tác phẩm “Cuộc sống ở trong ngôn ngữ” có bài viết đề cập đến vấn
    đề “Tín hiệu và biểu trưng”.
    - Đỗ Thị Hồng Nhung trong khóa luận tốt nghiệp của mình nghiên cứu về vấn đề “Ý
    nghĩa biểu trưng của các con số trong tiếng Việt”.
    - Nguyễn Thị Hồng Ngân trong hội thảo khoa học trẻ lần I cũng có bài nghiên cứu về
    “Biểu tượng nước trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”. - Nguyễn Thị Ngân Hoa có bài viết đề cập đến vấn đề: “Tìm hiểu những nhân tố tác
    động đến ý nghĩa của biểu tượng”. Bài viết được đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 10
    năm 2006.
    Ngoài ra trên các trang web tiếng Việt rải rác có nhiều bài viết giải thích về ý nghĩa
    biểu tượng của Phật giáo và Cơ đốc giáo như: giải thích ý nghĩa của biểu tượng chữ Vạn, ý
    nghĩa của biểu tượng thánh giá
    Có thể nói vấn đề nghiên cứu biểu tượng ở Việt Nam đã được các học giả quan tâm,
    trong đó ý nghĩa biểu trưng của các con số và màu sắc được quan tâm khá nhiều. Tuy nhiên
    việc nghiên cứu về các biểu tượng tôn giáo chỉ là những bài nghiên cứu nhỏ, mang tính chất
    tôn giáo nhiều hơn. Vì thế người viết chọn đề tài này với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về
    hệ thống giao tiếp đặc biệt của con người được hình thành khá lâu (trước khi ra đời chữ viết).
    Như chúng ta biết, các biểu tượng có lịch sử hình thành tương đối lâu dài và mang đặc
    trưng văn hóa của từng dân tộc (thánh giá, ngôi sao .là các biểu tượng được tạo nên từ hàng
    nghìn năm trước). Nếu như văn hóa phương Tây khá quen thuộc với các biểu tượng của Cơ
    đốc giáo thì phương Đông rất gần gũi với các biểu tượng Phật giáo.
    Thông qua luận văn này người viết mong muốn đóng góp phần nhỏ vào vấn đề khá lí
    thú nhưng còn bỏ ngõ ở Việt Nam: “Quan hệ giữa hình thức và nội dung trong các biểu
    tượng tôn giáo”.

    3. Đối tượng nghiên cứu

    Trong cuộc sống hằng ngày “dẫu ta có nhận biết hay không, đêm ngày trong hành
    ngôn, trong các cử chỉ, hay trong các giấc mơ của mình, mỗi chúng ta đều sử dụng các biểu
    tượng Ngày nay tất cả các khoa học về con người cũng như các ngành nghệ thuật và tất cả
    các ngành kỹ thuật bắt nguồn từ các khoa học ấy Nói là chúng ta sống trong một thế giới
    biểu tượng thì vẫn còn chưa đủ, phải nói một thế giới biểu tượng sống trong ta” [1;XIII-
    XIV].
    Qua nhận xét trên của hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant chúng ta thấy rõ
    vai trò quan trọng của các biểu tượng. Biểu tượng không chỉ hiện diện trong lĩnh vực tôn
    giáo mà còn xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nữa. Nhiều biểu tượng cổ xưa đã được các
    nhà khảo cổ phát hiện và nghiên cứu: các biểu tượng trong tín ngưỡng của Ai Cập, Hi Lạp,
    Do Thái giáo, Cơ đốc giáo, Phật giáo
    Mỗi tôn giáo đều có hệ thống biểu tượng riêng, Cơ đốc giáo và Phật giáo cũng vậy: hệ
    thống các biểu tượng mà hai tôn giáo này sử dụng rất phong phú (Cơ đốc giáo có gần một trăm biểu tượng, các biểu tượng trong Phật giáo cũng phong phú không kém). Trong luận
    văn này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những biểu tượng tiêu biểu trong hai tôn giáo
    trên.

    4. Phạm vi nghiên cứu

    Các biểu tượng trong tôn giáo rất đa dạng, đó là: những mẫu gốc (theo Carl.G.Jung
    chúng giống như những nguyên mẫu của các tập hợp biểu tượng ăn sâu trong vô thức đến nỗi
    chúng trở thành như một cấu trúc, ví dụ như thần núi Tản Viên (sơn thần trong tứ bất tử)),
    những hình ảnh minh họa, các hành vi tôn giáo, những hiện tượng tự nhiên Trong tôn giáo
    người ta cũng xem các văn bản tôn giáo, các nghi lễ là các biểu tượng.
    Thế nên trong phạm vi một luận văn khó có thể đi sâu nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể
    của các biểu tượng trong tôn giáo. Vì thế phạm vi nghiên cứu của luận văn này chủ yếu là
    “các biểu tượng đồ họa” (graphic) (có thể là chữ viết, hình vẽ được viết, vẽ hay chạm khắc).
    Cơ đốc giáo hình thành nên ba nhánh chính (PL AII), ở đây chúng tôi không khảo sát
    hệ thống biểu tượng của Tin lành (biểu tượng của đạo Tin lành không nhiều) mà chủ yếu
    khảo sát hệ thống biểu tượng của Công giáo. Còn đối với Phật giáo chúng tôi chủ yếu nghiên
    cứu các biểu tượng cơ bản của phái Đại thừa.
    Ngoài việc tìm hiểu mối quan hệ giữa hai mặt: hình thức và nội dung của hệ thống
    biểu tượng trong hai tôn giáo trên chúng tôi còn mong muốn tìm hiểu xem khi các biểu
    tượng của hai tôn giáo này du nhập vào Việt Nam thì chúng chịu ảnh hưởng của các yếu tố
    văn hóa Việt như thế nào?

    5. Phương pháp nghiên cứu

    Trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
    - Phương pháp thống kê: Để hoàn thành luận văn chúng tôi cần phải dựa vào nguồn
    dữ liệu lớn, trước hết cần phải hệ thống lại tất cả các biểu tượng phục vụ cho việc
    nghiên cứu. Ngoài ra chúng tôi còn phải tập hợp các tài liệu có liên quan để giải quyết
    phần nội dung của luận văn liên quan đến các lĩnh vực như: ngôn ngữ học, tâm lí học,
    lịch sử, văn hóa
    Về nguồn dữ liệu chúng tôi tập hợp trên các sách báo viết về các biểu tượng tôn giáo,
    trên mạng internet. Bên cạnh đó chúng tôi trực tiếp đến các nhà thờ và các chùa lớn tại
    thành phố Hồ Chí Minh để thu thập tư liệu.
    - Phương pháp phân loại: Sau khi tập hợp được nguồn dữ liệu thô chúng tôi tiến hành
    phân loại các biểu tượng dựa theo mặt hình thức (cái biểu đạt). Phương pháp này giúp chúng ta có thể tìm thấy những nét tương đồng trong việc sử dụng các phương tiện
    hình thức để biểu thị nội dung của biểu tượng giữa các tôn giáo khác nhau.
    - Phương pháp so sánh – đối chiếu: Sau khi phân loại chúng tôi sẽ tiến hành so sánh
    và đối chiếu giữa hệ thống biểu tượng của hai tôn giáo để tìm ra những nét tương đồng
    và dị biệt về mặt hình thức cũng như nội dung mà các biểu tượng muốn chuyển tải. Từ
    đó tìm hiểu xem các biểu tượng đó nói gì, đó cũng là cách để tìm hiểu về mỗi nền văn
    hóa mà các biểu tượng đại diện (văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây).

    6. Ý nghĩa khoa học

    Như chúng ta biết kí hiệu học là “mảnh đất màu mỡ” cần được quan tâm thỏa đáng.
    Việc nghiên cứu các biểu tượng tôn giáo chỉ là một lĩnh vực nhỏ của bộ môn kí hiệu học.
    Trên thế giới việc tìm hiểu về các biểu tượng tôn giáo đã được các nhà nghiên cứu quan tâm
    từ khá sớm, nhưng ở Việt Nam lĩnh vực này còn khá mới mẻ. Thông qua luận văn này người
    viết mong muốn góp một phần nhỏ để mở ra khái niệm rộng về ngôn ngữ nói chung. Để biểu
    đạt ý nghĩ, chúng ta không chỉ dùng kí hiệu ngôn ngữ mà còn dùng các kí hiệu phi ngôn ngữ.
    Biểu tượng, nhất là biểu tượng tôn giáo cũng là một loại ngôn ngữ thể hiện ý niệm thông qua
    hình ảnh.
    Trong lĩnh vực kí hiệu học thì ngôn ngữ được xem là hệ thống kí hiệu đặc biệt nhất, vì
    thế việc mở rộng đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực này là vấn đề hết sức lý thú. Thông
    qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai mặt: nội dung và hình thức của các biểu tượng
    trong tôn giáo người viết mong muốn tìm hiểu những nét tương đồng và dị biệt giữa hai hệ
    thống kí hiệu: biểu tượng và ngôn ngữ.
    Thêm nữa việc nghiên cứu đề tài này giúp mọi người hiểu thêm về hai nền văn hóa lớn
    của thế giới: văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Vì ý nghĩa của các biểu tượng
    tôn giáo biểu thị giá trị tâm linh của mỗi người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung
    theo đạo.

    7. Cấu trúc của luận văn

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính gồm
    3 chương:

     Chương 1: Lý luận chung, giải quyết những vấn đề liên quan đến lý thuyết và đưa
    ra khái niệm chung về biểu tượng.

     Chương 2: Chúng tôi tiến hành phân loại các biểu tượng trong Cơ đốc giáo và Phật
    giáo thành hệ thống và trình bày những phương thức biểu đạt được sử dụng trong
    hệ thống biểu tượng của hai tôn giáo trên.

     Chương 3: Chúng tôi tiến hành so sánh hệ thống biểu tượng và giải mã một số biểu
    tượng tiêu biểu. Tiếp theo chúng tôi tìm hiểu cách thức chuyển tải nội dung của các
    biểu tượng cũng như mối quan hệ giữa hai mặt hình thức và nội dung của các biểu
    tượng tôn giáo. Cuối cùng chúng tôi sẽ nghiên cứu những tác động của yếu tố văn
    hóa Việt đối với các biểu tượng Phật giáo và Cơ đốc giáo khi du nhập vào Việt
    Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...