Tiểu Luận Quan hệ giữa các dân tộc thông qua con đường tơ lụa

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỤC LỤC


    I. LỜI MỞ ĐẦU 2
    III. LỊCH SỬ CON ĐƯỜNG TƠ LỤA 2
    III. GIAO LƯU VĂN HÓA 4
    IV. KINH TẾ 14
    V. NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ VÀ DI VẬT 16
    VI. KẾT LUẬN 19
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

    I. LỜI MỞ ĐẦU

    Con đường tơ lụa(SILKROAD) là một hệ thống các con đường buôn bán nổi tiếng đã từ hàng nghìn năm nối châu Á với châu Âu (cách hay nói là giữa Đông và Tây).Con đường tơ lụa là con đường quan trọng truyền bá nền văn minh cổ đại của Trung Quốc sang phương tây, là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hoá giữa Trung Quốc và phương tây. Con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường cũng đi đến cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Nó có chiều dài khoảng 7 ngàn cây số (nghĩa là hơn 1/3 nửa chu vi của Quả Đất). Tuy nhiên thuật ngữ con đường tơ lụa đến thế kỷ 19 mới được sử dụng, để chỉ hệ thống đường bộ rộng lớn nối liền Trung Quốc và Trung Á và qua khỏi khu vực này vào thế kỷ thứ 2. Mặt hàng trao đổi thời bấy giờ chủ yếu là tơ và lụa và những con đường trao đổi mua bán ấy trở nên vô cùng quan trọng vào thời bấy giờ. Bên cạnh việc trao đổi mua bán dể làm giàu về kinh tế, thông qua việc trao đổi buôn bán, con đường tơ lụa còn góp phần quan trọng vào việc tiếp xúc giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, các nền văn minh. Như một con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á kỳ bí, Con đường tơ lụa gắn liền với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết xa xưa. Không đơn thuần chỉ là huyết mạch thông thương buôn bán của những "thương nhân lạc đà", con đường tơ lụa còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng, hấp dẫn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...