Tiến Sĩ Quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình (Nghiên cứu ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 25/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC

    [TABLE="width: 0"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mở đầu
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở lý thuyết phương pháp và
    địa bàn nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.Tổng quan nghiên cứu về quan hệ dòng họ
    [/TD]
    [TD]6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Một số quan niệm về quan hệ dòng họ và lý thuyết nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]16
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3. Phương pháp nghiên cứu và phân tích
    [/TD]
    [TD]24
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4.Khung phân tích của luận án
    [/TD]
    [TD]27
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.5. Khái quát về tộc người và điểm nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]28
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2: Dòng họ của người Nùng Phàn Slình ở Cao Lộc
    [/TD]
    [TD]36
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Quan niệm về dòng họ của người Nùng Phàn Slình
    [/TD]
    [TD]36
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Người Nùng Phàn Slình với ba mối quan hệ dòng họ
    [/TD]
    [TD]39
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Cấu trúc dòng họ của người Nùng Phàn Slình
    [/TD]
    [TD]41
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.4. Đặc điểm dòng họ của người Nùng Phàn Slình ở huyện Cao Lộc
    [/TD]
    [TD]44
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.5. Vai trò cá nhân trong dòng họ của người Nùng Phàn Slình
    [/TD]
    [TD]49
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3: Quan hệ dòng họ trong đời sống tín ngưỡng
    [/TD]
    [TD]55
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Quan niệm về tín ngưỡng của người Nùng Phàn Slình
    [/TD]
    [TD]56
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Quan hệ dòng họ qua tang ma
    [/TD]
    [TD]58
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3. Quan hệ dòng họ trong cưới xin
    [/TD]
    [TD]64
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.4. Quan hệ dòng họ trong lễ dựng và về nhà mới
    [/TD]
    [TD]70
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.5. Quan hệ dòng họ qua một số lễ nghi trong gia đình
    [/TD]
    [TD]71
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.6. Quan hệ dòng họ qua lễ tết cổ truyền
    [/TD]
    [TD]74
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 4: Quan hệ dòng họ trong hoạt động kinh tế
    [/TD]
    [TD]77
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1. Quan hệ dòng họ trong sản xuất nông nghiệp
    [/TD]
    [TD]77
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2. Quan hệ dòng họ qua tương trợ kinh tế
    [/TD]
    [TD]81
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 5: Quan hệ dòng họ với hệ thống chính trị cơ sở
    [/TD]
    [TD]104
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5.1. Về hệ thống chính trị cơ sở
    [/TD]
    [TD]104
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5.2. Quan hệ dòng họ trong hệ thống chính trị cấp xã và cấp thôn
    [/TD]
    [TD]106
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 6: Kết quả và bàn luận
    [/TD]
    [TD]129
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6.1. Về tổ chức dòng họ
    [/TD]
    [TD]129
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6.2. Về vai trò, chức năng của quan hệ dòng họ
    [/TD]
    [TD]132
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6.3. Quan dòng họ với quyền lực ở hệ thống chính trị cấp cơ sở hiện nay
    [/TD]
    [TD]136
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6.4. Nhìn lại việc áp dụng thuyết Chức năng và thuyết Vốn xã hội trong nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]141
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kết luận
    [/TD]
    [TD]147
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án
    [/TD]
    [TD]150
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tài liệu tham khảo
    [/TD]
    [TD]151
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Phụ lục
    [/TD]
    [TD]165
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Dòng họ là một thành tố trong văn hóa của tộc người và cộng đồng xã hội, vì vậy, nó có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá ấy. Trong một xã hội đang phát triển, nếu làng là cơ sở của văn hoá dân tộc thì dòng họ là pháo đài kiên cố của cơ sở đó. Tại Việt Nam, quan niệm người trong dòng họ với nghĩa “một giọt máu đào hơn ao nước lã” hay “một người làm quan cả họ được nhờ” không chỉ ăn sâu trong tiềm thức dân gian làng xã người Kinh (Việt) tự bao đời nay, mà cũng phổ biến ở nhiều dân tộc thiểu số khác. Dẫu quan hệ dòng họ có những mặt trái, có thể làm mềm yếu các quan hệ nhà nước, pháp quyền, nhưng đó lại là hạt nhân của đạo lý “tối lửa tắt đèn có nhau”, “chị ngã em nâng” .
    Nghiên cứu về dòng họ và quan hệ dòng họ trong xã hội Việt Nam truyền thống và đương đại từ lâu đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực sử học, dân tộc học/nhân học, xã hội học, văn hoá học, . Các công trình nghiên cứu khoa học về các vấn đề đó không chỉ giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn quá trình hình thành và phát triển của dòng họ mà còn góp phần tìm hiểu những vấn đề lịch sử và văn hoá dân tộc. Ở xã hội hiện đại, nhiều giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống đã và đang bị biến dạng, thậm chí bị mai một. Sự phục hưng văn hóa dòng họ theo hướng tích cực đã đóng góp rất nhiều vào việc duy trì và bảo lưu những giá trị văn hóa, đạo đức đặc sắc mà thế hệ đi trước đã dày công xây dựng và vun đắp. Bằng chứng là, những vấn đề liên quan đến dòng họ và quan hệ dòng họ được nghiên cứu thời gian qua đã có những đóng góp không nhỏ đối với việc xây dựng quy ước thôn bản văn hóa ở địa bàn nông thôn. Vì vậy, việc nghiên cứu về dòng họ và quan hệ dòng họ góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng những chính sách thiết thực đối với vấn đề phát triển Nông thôn - Nông nghiệp - Nông dân nước ta trong bối cảnh đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá (CNH - HĐH).
    Tuy nhiên, việc nghiên cứu về quan hệ dòng họ ở nước ta trong thời gian qua cũng còn một số hạn chế. Điểm hạn chế lớn nhất là trong nghiên cứu có xu hướng giản lược hóa mối quan hệ dòng họ, và thường chỉ nghiên cứu quan hệ của một bề dòng họ, tức dòng họ bên bố - nếu nghiên cứu cư dân theo chế độ phụ hệ, hoặc dòng họ bên mẹ - theo chế độ mẫu hệ. Trên thực tế, hầu như bất cứ tộc người hay nhóm xã hội nào, quan hệ dòng họ đều phong phú hơn thế, thường bao gồm 3 họ, đó là: họ bên bố, họ bên mẹ và họ bên vợ/chồng. Tùy theo truyền thống của chế độ phụ hệ hay mẫu hệ mà vai trò của dòng họ bên bố hay bên mẹ lớn hơn, song một điều không thể phủ nhận, mối quan hệ dòng họ của mỗi cá nhân lúc trưởng thành (có vợ/chồng), là đều có mối quan hệ dòng họ ba bên như vậy. Nghiên cứu theo tiếp cận này, đáng chú ý là của tác giả Cầm Trọng khi xem xét quan hệ dòng họ của người Thái, song chủ yếu ông phân tích sâu về cấu trúc, và bước đầu có đề cập đến chức năng chung, mà chưa có nghiên cứu thực nghiệm.
    Hiện nay, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam hiện nay, vai trò và chức năng của quan hệ dòng họ ở cả người Kinh (Việt) và các tộc người thiểu số cũng đang có những đổi thay. Sự thay đổi này được biểu hiện ở liên kết dòng họ, cơ chế vận hành trong các tổ chức dòng họ, trong đó, vai trò của quan hệ dòng họ ở đời sống xã hội vẫn rất quan trọng, nhưng chưa được quan tâm nghiên cứu thấu đáo.
    Người Nùng ở Việt Nam sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, gồm nhiều nhóm địa phương, mỗi nhóm có một số đặc điểm văn hóa riêng, và việc nghiên cứu quan hệ dòng họ của người Nùng nói chung trong luận án là điều khó có thể thực hiện. Bởi vậy, chúng tôi chỉ lựa chọn một nhóm địa phương của người Nùng trong địa bàn một huyện để khảo sát. Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và qua tổng quan tài liệu, chúng tôi đã lựa chọn nhóm Nùng Phàn Slình ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn làm đối tượng nghiên cứu cụ thể. Đây là một nhóm Nùng có dân số đông nhất trong số các nhóm Nùng của huyện, cư trú chủ yếu ở các xã vùng biên, lại có cả mối quan hệ dòng họ xuyên biên giới. Bước đầu khảo sát để đi tới quyết định lựa chọn nhóm địa phương và địa bàn nghiên cứu, chúng tôi còn được biết, tính cố kết của người Nùng Phàn Slình mạnh hơn một số nhóm Nùng khác trong vùng.
    Hơn nữa, để phù hợp với nhiệm vụ công tác ở Phòng Nghiên cứu các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái và Ka đai thuộc Viện Dân tộc học, và phù hợp với trải nghiệm nghiên cứu của cá nhân, tôi đã quyết định chọn hướng nghiên cứu về quan hệ dòng họ của người Nùng làm luận án tiến sĩ nhân học văn hóa.
    Nghiên cứu về quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình, trên cơ sở kế thừa, cập nhật những kết quả nghiên cứu trước đây về những vấn đề liên quan đến quan hệ dòng họ ở Việt Nam, và ở thế giới - song còn ở mức độ hạn chế, bởi khó khăn về tiếp cận tài liệu. Mặt khác, tôi cố gắng khắc phục thiếu sót về sự giản lược trong xác định quan hệ dòng họ của một số công trình nghiên cứu trước về lĩnh vực này.
    Trên cơ sở ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu nêu trên, tôi đã quyết định lựa chọn: Quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình (Nghiên cứu ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn)làm đề tài luận án tiến sĩ nhân học văn hóa của mình.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Luận án được thực hiện nhằm đạt tới các mục tiêu sau:
    - Tìm hiểu cấu trúc quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn;
    - Xem xét chức năng của quan hệ dòng họ đối với đời sống cá nhân, gia đình và sự liên kết cộng đồng tộc người hiện nay;
    - Tìm hiểu vai trò của quan hệ dòng họ và đề xuất khuyến nghị nhằm phát huy yếu tố tích cực, giảm thiểu yếu tố tiêu cực của quan hệ dòng họ ở người Nùng Phàn Slình trong xây dựng nông thôn mới.
    3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ ĐIỂM NGHIÊN CỨU
    3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu những hoạt động liên quan đến quan hệ dòng họ và mối quan hệ của cá nhân, gia đình - dòng họ trong các lĩnh vực: tín ngưỡng, tương trợ, hợp tác kinh tế, giáo dục, văn hóa
    Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đang diễn ra hiện nay và trong một số trường hợp, có so sánh với thời kỳ trước khi tiến hành công cuộc Đổi mới (1986).
    3.2. Địa điểm và mẫu nghiên cứu
    Chúng tôi chọn ba điểm nghiên cứu thuộc ba xã khác nhau về địa lý, đặc trưng kinh tế để tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu. Điểm thứ nhất là thôn Sơn Hồng thuộc xã Gia Cát[1], là một thôn thuần về hoạt động kinh tế nông nghiệp điển hình của người Nùng Phàn Slình và không có hoạt động giao thương với biên giới. Điểm thứ hai là thôn Pò Nghiều thuộc xã Thụy Hùng với đặc trưng là một địa bàn hoạt động kinh tế thương mại buôn bán qua biên giới và kinh tế nông nghiệp, có nhiều hộ gia đình sống dọc theo đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn. Điểm thứ ba là thôn Nà Pheo thuộc xã Thanh Lòa, là một thôn giáp biên, thường xuyên có số lượng lao động làm thuê qua biên giới theo mùa vụ và có những mối quan hệ với người đồng tộc ở bên kia biên giới.

    4. CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
    Nhằm giải quyết những mục tiêu mà luận án đã đặt ra, chúng tôi nêu lên một số câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu sau đây:
    1. Cấu trúc dòng họ và quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình tại địa bàn nghiên cứu đang vận hành như thế nào?
    2. Chức năng của quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay ra sao?
    3. Những tác động tích cực và tiêu cực của quan hệ dòng họ đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương như thế nào?
    4. Giả thuyết rằng, trong bối cảnh hiện tại quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình tại các điểm nghiên cứu có vai trò đậm nét trong hoạt động tín ngưỡng, nhưng mờ nhạt hơn trong hoạt động kinh tế và vẫn chi phối hệ thống chính trị cơ sở.

    5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
    Luận án được thực hiện sẽ có những đóng góp chủ yếu sau:
    - Trên cơ sở nghiên cứu ba chiều của quan hệ dòng họ, luận án trình bày một cách toàn diện về cấu trúc và mối quan hệ dòng họ người Nùng Phàn Slình ở huyện vùng cao biên giới tỉnh Lạng Sơn trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của nước ta;
    - Góp phần làm rõ vai trò, ảnh hưởng của quan hệ dòng họ đến phát triển kinh tế - xã hội và quan hệ tộc người của người Nùng Phàn Slình tại địa bàn nghiên cứu;
    - Xây dựng cơ sở khoa học và bước đầu đưa ra khuyến nghị nhằm phát huy yếu tố tích cực, giảm thiểu yếu tố tiêu cực của quan hệ dòng họ ở người Nùng Phàn Slình trong xây dựng nông thôn mới hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...