Thạc Sĩ Quan hệ đối tác tòan diện Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    LỜI MỞ ĐẦU
    PHẦN I. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VÀ
    PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN .
    Trang
    1
    I. Bối cảnh quốc tế . . 1
    1. Xu hướng quan hệ quốc tế 1
    2. Quan hệ của các nước lớn 2
    3. Xu hướng tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa kinh tế 6
    4. Một số thách thức trên phạm vi toàn cầu hiện nay . 15
    5. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và tác động đến quan hệ
    Việt Nam – Hàn Quốc .

    20
    II. Châu Á- Thái Bình dương và xu hướng hình thành Cộng đồng
    Đông Á

    23
    1. Khu vực Châu Á-Thái Bình dương 23
    2. Hướng tới Cộng đồng Đông Á 30
    III. Việt Nam trong xu thế tiến tới một nước cộng nghiệp hóa mới 39
    1. Thành tựu 25 năm đổi mới . 39
    2.Chính sách đối ngoại của Việt Nam . 42
    3. Những vấn đề và xu thế phát triển . 46
    IV. Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc trong bối cảnh mới . 49
    1. Khái quát chính sách đối ngoại của Hàn Quốc . 49
    2. Chính sách đối với các nước lớn và quan hệ Liên triều . 53
    3. Toàn cầu hóa và chính sách ngoại giao tài nguyên 78
    4. Củng cố quan hệ với ASEAN và tích cực tham gia tiến trình liên
    kết Đông Á .

    83
    PHẦN II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUAN HỆ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VIỆT NAM – HÀN QUỐC 87
    I. Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc về chính trị - ngoại giao 87
    1. Quan hệ chính trị - ngoại giao song phương 88
    2. Quan hệ chính trị - ngoại đa phương . 95
    3. Đối ngoại nhân dân . 101
    II. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc 107
    1. Đầu tư trực tiếp . 107
    2. Quan hệ thương mại . 117
    3. ODA của Hàn Quốc cho Việt nam 133
    4. Hợp tác lao động 140
    5. Hợp tác trong lĩnh vực du lịch 155
    6. Những nhận xét và đánh giá . 161
    7. Tiềm năng hợp tác và triển vọng phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc 166
    III. Hợp tác văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ giữa Việt Nam
    và hàn Quốc .

    171
    1. Trong lĩnh vực văn hóa 171
    2. Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo 193
    3. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ 200
    PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ VIỆT NAM –
    HÀN QUỐC .

    211
    I. Định hướng và triển vọng phát triển quan hệ Việt Nam – Hàn
    Quốc

    211
    II. Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quan hệ hợp tác Việt
    Nam – Hàn Quốc đến năm 2020 .
    216
    1. Quan điểm chung 216
    2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc 219
    KẾT LUẬN 238
    PHỤ LỤC . 245
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 255


    i
    LỜI MỞ ĐẦU


    I. Sự cần thiết
    Thập kỷ 1990, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ 21 đã chứng kiến sự
    phát triển nhanh chóng của quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc. Năm
    2001, hai nước đã thỏa thuận nâng tầm quan hệ thành đối tác toàn diện
    hướng tới thế kỷ 21. Quan hệ này nhằm tới phát triển cả về chiều rộng và
    cả về chiều sâu, mà cốt lõi là hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
    an ninh, văn hóa, giáo dục và khoa học - công nghệ. Năm 2009, lãnh đạo
    hai nước quyết định nâng quan hệ lên một tầm cao mới. Đó là đối tác hợp
    tác chiến lược. Về thực chất là nâng quan hệ hợp tác toàn diện theo hướng
    gia tăng tính hiệu quả, tính tin cậy, tính thân thiện, tính bền vững và lâu
    dài. Đồng thời vị trí của Việt Nam ngày càng được tăng cường trên thế
    giới, khu vực, đặc biệt là sau khi nước ta gia nhập WTO (tháng 12 năm
    2006). Điều đó đã tạo cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác của Việt
    Nam với các quốc gia Đông Á - Thái Bình Dương và thế giới trong đó có
    quan hệ với Hàn Quốc.
    Tuy nhiên, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc còn chưa
    tương xứng với nhu cầu hợp tác và tiềm năng của cả hai phía với tư cách
    là đối tác toàn diện. Trong lĩnh vực đối ngoại, việc nghiên cứu quan hệ
    Việt Nam - Hàn Quốc chưa được chú ý đúng mức.
    Hiện nay, các công trình nghiên cứu của Việt Nam, theo thông tin
    chúng tôi có được, chủ yếu là những bài viết đơn lẻ, phản ánh các mặt
    khác nhau của quan hệ hợp tác này, hoặc là những công trình, bài viết về
    từng lĩnh vực riêng của quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc. Các
    công trình này thường được công bố trên các tạp chí chuyên ngành của
    các Viện nghiên cứu, trường đại học; chẳng hạn phần lớn các bài báo này
    ii
    được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Tạp chí Kinh tế và
    Chính trị thế giới, Tạp chí Kinh tế học, Tạp chí Kinh tế phát triển - Đại
    học Kinh tế quốc dân . và đã có một số công trình được xuất bản thành
    sách do nhà xuất bản Khoa học Xã hội Việt Nam và một số nhà xuất bản
    khác ấn hành. Sau đây sẽ điểm qua một số công trình cụ thể;
    Cuốn Quan hệ kinh tế Việt Nam -Hàn Quốc do Đỗ Hoài Nam làm
    đồng chủ biên đã phân tích và đánh giá quan hệ kinh tế giữa hai nước trên
    nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu chính vẫn tập trung vào
    quan hệ thương mại, đầu tư song phương. Ở đây các tác giả cho rằng sự
    gia tăng trong quan hệ thương mại đầu tư song phương là kết quả của
    những nỗ lực đến từ hai phía; song việc phân tích bối cảnh quốc tế và các
    nhân tố tác động chưa thực sự sâu sắc và chưa có sức thuyết phục; bối
    cảnh quốc tế chủ yếu chỉ được đề cập tới tình hình thế giới sau chiến tranh
    lạnh còn những biến động của khu vực và quốc tế thời kỳ những năm đầu
    thế kỷ 21, nhất là sau sự kiện khủng bố tại Mỹ (2001) và hợp tác Đông Á-
    Thái Bình Dương thì chưa được đề cập đầy đủ. ; Hoặc công trình Những
    vấn đề bán đảo Triều Tiên phải đối mặt sau thống nhất do Ngô Xuân
    Bình làm đồng chủ biên đã đề cập nhiều mặt tới tiến trình thống nhất bán
    đảo Triều Tiên, nhất là những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và
    hợp tác quốc tế mà bán đảo Triều Tiên phải đối mặt sau khi thống nhất
    đất nước. Tuy nhiên, trong công trình này chính sách đối ngoại của Hàn
    Quốc dường như chỉ được các tác giả tập trung ở phương diện quan hệ
    với chính phủ CHDCND Triều Tiên. Đây là một điểm yếu của công trình
    bởi người ta không tìm thấy những đặc trưng chủ yếu trong chính sách
    đối ngoại của Hàn Quốc những năm đầu thế kỷ 20 .
    Bởi vậy có thể nói, ở Việt Nam chưa có một công trình nào nghiên
    cứu thấu đáo về vấn đề này.
    Ở Hàn Quốc cũng vậy, cho đến nay chưa có một công trình khoa
    học nào nghiên cứu một cách tổng thể quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc và
    iii
    cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu quan hệ đối tác toàn diện
    Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới. Chỉ có các công trình
    nghiên cứu đơn lẻ phản ánh một số mặt khác nhau của quan hệ hợp tác
    song phương Hàn Quốc - Việt Nam. Sau đây xin điểm qua một số công
    trình của phía Hàn Quốc có liên quan tới đề tài. Chẳng hạn, cuốn ‘Xây
    dựng đối tác với các nước ASEAN ’ của KOICA, công trình này giới
    tổng thể các tiềm năng kinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ của Hàn
    Quốc, ASEAN và đề xuất phía Hàn Quốc nên chủ động xây dựng quan
    hệ đối tác với ASEAN ; hoặc công trình ‘Chính phủ thực dụng’ đăng tải
    trên KPR, tháng 3 năm 2008 đề cập tới chính sách đối nội và đối ngoại
    của chính quyền Lee Mung Pak ở đó nhấn mạnh tới vai trò của Hàn
    Quốc trong hợp tác phát triển ở Đông Á hoặc cuốn ‘Hàn Quốc ngày
    nay’ của Vụ Thông tin Đối ngoại Hàn Quốc, xuất bản tháng 6 năm
    2008, đề cập tới các mặt của đời sống kinh tế, xã hội cũng như chính
    sách đối ngoại của quốc gia này trong những năm gần đây. Bởi vậy việc
    nghiên cứu tổng thể quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam–Hàn Quốc
    trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay
    và nhất là trong tình hình nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới
    là rất cần thiết.
    Nói cách khác, đây là lý do cho việc lựa chọn và thực hiện nhiệm
    vụ hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ theo nghị định thư “Quan hệ
    đối tác toàn diện Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới”
    II. Mục tiêu nghiên cứu
    Thứ nhất, phân tích và đánh giá thực trạng quan hệ Việt Nam -
    Hàn Quốc từ năm 1992 đến 2007. Những thành tự đã đạt được cũng như
    những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của chúng.
    Thứ hai, xác định và phân tích sự tác động của bối cảnh quốc tế
    cũng như những yếu tố khác đến quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong
    iv
    giai đoạn 2008-2010 và định hướng 2020, làm rõ lợi thế và bất lợi thế,
    thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức, và đề xuất những sáng kiến
    về khuôn khổ đối tác toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc.
    Thứ ba, xác định vị trí và vai trò của Việt nam trong chính sách đối
    ngoại của Hàn Quốc để từ đó tìm cách nâng cao vai trò của Việt Nam với
    tư cách là đối tác toàn diện của Hàn Quốc. Đề xuất các kiến nghị về chính
    sách của Việt Nam và Hàn Quốc nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện
    Việt Nam - Hàn Quốc.
    Thứ tư, tăng cường mối quan hệ phối hợp nghiên cứu giữa các nhà
    khoa học Việt Nam và Hàn Quốc cung như mở rộng mạng lưới trao đổi
    học thuật giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam và
    Hàn Quốc.

    III. Đối tượng, phạm vi, cách tiếp cận và phương pháp
    nghiên cứu
    - Đối tượng :
    Đề tài tập trung xem xét quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hàn
    Quốc trên 3 khía cạnh chủ yếu nhất, bao gồm quan hệ chính trị - ngoại
    giao, quan hệ kinh tế, quan hệ văn hóa, giáo dục và khoa học, công
    nghệ. Đây chính là nền tảng của quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam -
    Hàn Quốc theo tinh thần thông cáo chung giữa hai nước do Chủ tịch
    Việt Nam Trần Đức Lương và Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung ký
    tại Seoul năm 2001.
    - Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung phân tích, đánh giá quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc kể
    từ sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức (1992) cho
    v
    đến nay. Lịch sử quan hệ hai nước trước 1992 cũng được xem xét trong
    mối tương tác với thời kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức.
    - Cách tiếp cận:
    Đề tài được nhận diện trước hết bằng cách tiếp cận đa chiều trên cơ
    sở hướng tới xử lý các vấn đề trọng tâm. Đồng thời việc nghiên cứu đề
    tài xuất phát từ cách tiếp cận hệ thống quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc
    trong bối cảnh quốc tế mới trong hai thập niên đầu thế kỷ 20, trên tất cả
    các khía cạnh chủ yếu bao gồm chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại,
    phát triển nguồn nhân lực, hợp tác văn hoá và hợp tác khoa học công
    nghệ.
    - Phương pháp nghiên cứu:
    Trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
    sử đề tài chú ý phương pháp so sánh tổng hợp - phân tích thống kê,
    phương pháp lịch sử, phương pháp nghiên cứu quốc tế. Đề tài đặc biệt
    chú ý phương pháp nghiên cứu xã hội học, phương pháp nghiên cứu liên
    ngành và dự báo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng vấn
    sâu, khảo sát thực địa, phương pháp chuyên gia và phương pháp phân tích
    văn bản

    IV. Nội dung nghiên cứu
    Nội dung đề tài gồm 3 phần chính sau :
    Phần 1. Các nhân tố tác động đến việc xây dựng và phát triển quan
    hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hàn Quốc
    Phần 2. Những nội dung chính của quan hệ đối tác toàn diện Việt
    Nam-Hàn Quốc
    vi
    Phần 3. Các giải pháp thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-
    Hàn Quốc.
    Các phần sẽ được triển khai theo các hướng:
    PHẦN I
    CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
    QUAN HỆ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VIỆT NAM-HÀN QUỐC
    Mục tiêu chủ yếu của phần này là xem xét tổng các nhân tố tác
    động đến việc xây dựngvà phát triển quan hệ đối tác toàn diện Việt
    Nam-Hàn Quốc. Điểm khởi đầu là kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ
    ngoại giao năm 1992 và điểm mốc là kể từ khi Chủ tịch nước Việt Nam
    Trần Đức Lương và Tổng thống Hàn Quốc Kim Đại Trọng ký tuyên bố
    chung thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác mới Quan hệ đối tác toàn
    diện trong thế kỷ 21. Điều lưu ý là sau sự kiện này quan hệ giữa hai
    nước đã phát triển một cách vượt bậc và khá toàn diện trên tất cả các
    lĩnh vực đặc biệt là quan hệ kinh tế-thương mại. Hàn Quốc trở thành
    một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế
    đối ngoại. Trong năm 2006 và 2007, Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư số 1
    tại Việt Nam. Việt Nam cũng dành cho Hàn Quốc nhiều ưu ái. Tuy
    nhiên, tiềm năng của hai nước vẫn còn lớn, quan hệ hợp tác giữa hai
    nước vẫn chưa đạt tới những gì mà người ta mong muốn. Điều này có
    nghĩa là tiềm năng hợp tác vẫn còn lớn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để
    khai thác tối đa các tiềm năng này? Quan hệ đối tác toàn diện được hiểu
    như thế nào? Phải chăng quan hệ đối tác toàn diện đã được xúc tiến, đã
    được khởi động song tầm mức của quan hệ này phải được nâng cao. Mỗi
    nước cần phải làm gì, Việt Nam cần phải sử dụng những giải pháp gì để
    xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với Hàn Quốc vẫn đang là mối quan
    tâm lớn của các nhà hoạch định chính sách cũng như của các học giả
    Việt Nam.
    vii
    1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực
    Có thể nói, bối cảnh quốc tế và khu vực được nhận diện trên các
    vấn đề sau đây:
    Về phương diện kinh tế : Đó là sự tăng tốc của toàn cầu hoá, khu vực
    hoá (liên kết Đông Á). Có thể nói, toàn cầu hoá và khu vực hoá là một xu
    thế khách quan tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó như
    một cơn lốc cuốn hút tất cả các nước trên thế giới vào cuộc chơi mới.
    Tham gia cuộc chơi đó các nước đều phải tận dụng các lợi thế của mình
    để khai thác tốt những cơ hội và đương đầu thành công với những thách
    thức luôn đặt ra. Mỗi nước, Hàn Quốc cũng như Việt Nam đều không thể
    nằm ngoài cuộc chơi đó. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là tăng cường quan hệ hai
    bên sẽ giúp gì cho mỗi bên giải quyết tốt hơn những vấn đề của mỗi quốc
    gia. Tự do hoá thương mại, sự di chuyển các nguồn lực được coi như
    những làn sóng chủ yếu của toàn cầu hoá và khu vực hoá. Chuyển giao
    công nghệ, mở rộng thị trường đã tạo cơ hội cho các quốc gia nắm bắt
    nhanh chóng thông tin và tri thức mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của
    nền kinh tế và thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế.
    Về phương diện chính trị- an ninh : xuất hiện xu thế gia tăng đối
    thoại cả trên các diễn đàn song phương và đa phương ; các quốc gia chấp
    nhận nguyên tắc cùng có lợi không ép buộc lẫn nhau và không can thiệp
    vào công việc nội bộ của nhau; bảo đảm sự độc lập thực sự về an ninh-
    chính trị, độc lập chủ quyền của dân tộc; hợp tác chống khủng bố quốc tế,
    chống rửa tiền và buôn bán ma tuý .
    Về phương diện văn hoá : hình thành các điều kiện mới để tiếp thu
    những thành tựu văn hóa tốt đẹp của đối tác trên cơ sở duy trì bản sắc văn
    hoá truyền thống của mỗi quốc gia. Đương nhiên thách thức cũng rất lớn.
    Văn hoá truyền thống đang bị xói mòn và tỏ ra thiếu sức đề kháng đối với
    viii
    sự lan toả của văn hoá ngoại lai như là hệ quả tất yếu của toàn cầu hoá và
    sự gia tăng hội nhập của mỗi quốc gia.
    Ngoài ra vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và sự chênh lệch
    trình độ phát triển, chênh lệch giàu nghèo .v.v. đang đòi hỏi sự nỗ lực lớn
    trong hợp tác song phương và đa phương.
    1.2. Chính sách đối ngoại của Hàn quốc và của Việt Nam trong những
    năm đầu thế kỷ 21
    Cần phải nhấn mạnh rằng những nội dung chủ yếu trong chính sách
    đối ngoại của Hàn Quốc được phản ánh trên các khía cạnh, bao gồm củng
    cố và phát triển quan hệ với Mỹ, coi đây là quan hệ ưu tiên. Và có thể nói
    quan hệ Hàn-Mỹ là hòn đá tảng trong quan hệ quốc tế của Hàn Quốc.
    Đồng thời Hàn Quốc chú trọng tăng cường quan hệ hợp tác ở khu vực
    Đông Bắc Á mà cụ thể là với Nhật Bản và Trung Quốc. Điều lưu ý là họ
    quan tâm nhiều đến việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều
    Tiên và xây dựng quan hệ hợp tác với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều
    Tiên. Bên cạnh đó họ tích cực sử dụng ODA và tình nguyện viên làm
    công cụ ngoại giao để nâng cao uy tín quốc tế và thực thi những lợi ích
    khác của Hàn Quốc. Nước này cũng là một quốc gia có nhiều sáng kiến
    và chủ động tham gia các tổ chức quốc tế. Phát triển quan hệ với ASEAN
    nhằm cạnh tranh với các đối tác lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc cũng
    là một hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc. Ở đây mở
    rộng và phát triển quan hệ với Việt Nam được các chính phủ kế tiếp ở
    Hàn Quốc hết sức coi trọng.
    Như chúng ta biết, cùng với tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế
    thị trường, Việt Nam đã thực thi chính sách đối ngoại rộng mở theo
    hướng đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế và sẵn sàng làm
    bạn với các quốc gia trên thế giới. Chính sách này mang tính nhất quán kể
    từ khi đổi mới cho đến tận ngày nay. Chúng ta chủ trương khai thác ngoại
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...