Luận Văn Quan hệ cung cầu tác động đến sự lên xuống giá cả của Một số mặt hàng thực phẩm trong thời gian qua

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan hệ cung cầu tác động đến sự lên xuống giá cả của Một số mặt hàng thực phẩm trong thời gian qua diễn ra dịch cúm gà



    A. LỜI MỞ ĐẦU
    Ở những góc độ, mức độ khác nhau bất cứ nền kinh tế nào cũng bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu. Tác động rõ nét nhất của quan hệ cung cầu đối với thị trường là sự lên xuống của giá cả; bằng những kiến thức của môn Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin đã tích luỹ được trong hai học kỳ, bằng thực tế sống động của thị trường nước ta trong thời gian vừa qua em xin chọn đề tài “Quan hệ cung - cầu tác động đến sự lên xuống của giá cả” để phân tích tình hình cung - cầu và sự biến động của giá cả của một số mặt hàng thực phẩm trong thời gian dịch cúm gà gần đây diễn ra ở nước ta, thông qua đó cũng để hiểu rõ hơn những gì đã học và cách vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống và công việc kinh doanh sau này của bản thân. Em xin cảm ơn cô Đỗ Bội Toàn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên em viết tiểu luận và lại viết về một đề tài mới mẻ nên chắc chắn kết quả sẽ không như mong muốn và chắc chắn sẽ có nhiều sai sót, khiếm khuyết em rất mong được các thầy, cô giúp đỡ để tiếp tục hoàn chỉnh đề tài một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô.

    B. NỘI DUNG
    I/ Cung, cầu, quan hệ cung - cầu và giá cả thị trường:
    1. Cung, cầu:
    1.1. Cầu: Là khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mua trong một thời kỳ tương ứng với giá cả, thu nhập và các biến số kinh tế xác định. Người tiêu dùng ở đây bao gồm dân cư, các doanh nghiệp nhà nước và cả người nước ngoài. Tiêu dùng bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân.
    - Lượng cầu phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu như: thu nhập , sức mua của tiền tệ, giá cả hàng hóa, lãi suất, thị hiếu của người tiêu dùng . Trong các nhân tố đó, giá cả hàng hóa là nhân tố tác động trực tiếp và tỷ lệ nghịch với lượng cầu.
    1.2. Cung: Là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà các chủ thể kinh tế đem bán ra trên thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất, chi phí xác định.
    Những sản phẩm sản xuất để tự tiêu dùng hoặc không có khả năng đưa tới thị trường hoặc không đảm bảo chất lượng, không được xã hội thừa nhận, thì không được xem là cung.
    - Lượng cung phụ thuộc vào khả năng sản xuất, vào số lượng và chất lượng các nguồn lực, các yếu tố sản xuất. Giá cả của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới lượng cung về hàng hóa và dịch vụ đó. Cung tỷ lệ thuận với giá cả.

    2. Quan hệ cung - cầu:
    - Mối quan hệ cung – cầu thường xuyên tác động lẫn nhau trên thị trường và độc lập với ý chí con người. Cung và cầu quan hệ mật thiết với nhau. Cầu xác định cung và ngược lại cung xác định cầu.
    - Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hóa: chỉ những hàng hóa
    nào tiêu thụ được trên thị trường mới được tái sản xuất.
    Cung tác động đến cầu, kích thích cầu: những hàng hóa nào được sản xuất phù hợp nhu cầu, sở thích, thị hiếu, . của người tiêu dùng sẽ được ưa thích hơn, bán chạy hơn, làm cho nhu cầu về chúng tăng lên.
    3. Giá cả thị trường:
    3.1. Khái niệm giá cả thị trường: Giá cả thị trường vừa là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, vừa có tính đến tình hình cung cầu và giá trị của tiền tệ.
    3.2. Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến giá cả thị trường: Giá trị hàng hóa, giá trị của tiền, quan hệ cung cầu.
    - Mặc dù giá trị là cơ sở của giá cả, nhưng trên thị trường, giá cả luôn luôn biến động, lên xuống xoay quanh giá trị của hàng hóa do nhiều nhân tố ảnh hưởng, trong đó cạnh tranh, cung – cầu và sức mua của tiên tệ là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp.
    - Trên thị trường, giá cả do người mua và người bán thỏa thuận với nhau hình thành giá cả thị trường. Đối với người kinh doanh, đó là giá kinh doanh. Có thể phân thành hai nhóm nhân tố ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa như sau:
    + Nhóm thứ nhất quyết định giá trị hàng hóa đó là chi phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa.
    + Nhóm thứ hai gây ra sự tách rời giữa giá cả như quan hệ cạnh tranh và cung – cầu trên thị trường, hoặc ý định kích thích sản xuất thông qua giá cả, ý định phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân qua giá cả.
    Như vậy, việc xác định giá cả thị trường phải dựa trên các luận chứng khoa học. Giá cả phản ánh giá trị xã hội của hàng hóa, phù hợp với sức mua của đồng tiền và quan hệ cung - cầu. Giá cả thị trường bảo đảm cho người sản xuất kinh doanh bù đắp được các chi phí và có lãi cần thiết.
    4. Cân bằng cung - cầu và giá cả thị trường:


     
Đang tải...