Luận Văn Quan hệ cung cầu tác động đến sự lên xuống của giá cả trong một hoặc một số mặt hàng tiêu dùng trong

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan hệ cung cầu tác động đến sự lên xuống của giá cả trong một hoặc một số mặt hàng tiêu dùng trong thời gian gần đây

    ​ A. Lời mở đầu

    Đã từ lâu, nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của con người đã không là một vấn đề mới mẻ. Lịch sử loài người đã trải qua bốn giai đoạn phát triển, xong mỗi một thời kỳ nhu cầu của con người về sản phẩm hàng hoá và dịch vụ lại khác nhau. Lúc đầu, nhu cầu của họ chỉ đơn giản là những sản phẩm thô sơ hay những vật chất khác nhau để đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống , sinh hoạt hàng ngày. Qua từng thời kỳ, họ lại có những nhu cầu về những sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá có chất lượng hơn, hoàn thiện hơn, và hình thức hơn. Trên thực tế, các ngành sản xuất phải làm sao để đáp ứng được nhu cầu đó của con người. Họ phải luôn đổi mới sản phẩm bắt kịp với mong muốn không ngừng tăng lên về sản phẩm của khách hàng. Khi đó, họ sẽ sản xuất hàng loạt những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của người mua. Nhưng, khi họ sản xuất quá nhiều, đến một lúc nào đó lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đó sẽ vượt quá với nhu cầu của con người và lúc đó trên thị trường sẽ xuất hiện tình trạng cung vượt quá cầu. Do nhu cầu của khách hàng là luôn thay đổi, nếu đến một thời điểm các nhà cung cấp không đáp ứng được nhu cầu của họ thì trên thị trường sẽ xuất hiện tình trạng cầu vượt quá cung, và ở đây khi cung và cầu gặp nhau chỉ là sự tương đối.

    Vấn đề đặt ra cho các nhà kinh tế là phải tìm ra các giải pháp để làm sao cân đối được lượng cung cầu. Trên cơ sở đó, em lấy vấn đề: “Quan hệ cung cầu tác động đến sự lên xuống của giá cả trong một hoặc một số mặt hàng tiêu dùng trong thời gian gần đây” để làm đề tài cho bài tiểu luận của mình, và lấy sản phẩm Thép minh hoạ cho mối quan hệ cung cầu đó.



    B. Phần nội dung

    Theo quy luật giá trị thì giá cả xoay quanh giá trị, giá cả có thể lên hoặc xuống do quan hệ cung cầu và giá trị của tiền, nhưng ở đây đề tài chỉ yêu cầu về quan hệ cung cầu nên em chỉ đề cập đến vấn đề đó.

    Trước khi vào vấn đề chính của đề tài, ta cần hiểu rõ những kiến thức kinh tế chính trị về quan hệ cung- cầu.

    I. Những lý luận cơ bản về quan hệ cung – cầu.

    1. Khái niệm.

    a. Cung là gì ?

    Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà các chủ thể kinh tế đem bán ra trên thị trường trong một thời kỳ nhất định tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất xác định.

    Lượng cung phụ thuộc vào khả năng sản xuất, vào số lượng và chất lượng các nguồn lực, các yếu tố sản xuất được sử dụng, năng suất lao động và chi phí sản xuất. Giá cả của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới lượng cung về hàng hoá và dịch vụ đó.

    b. Cầu là gì ?

    Cầu là khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng mua trong một thời kỳ tương ứng với giá cả, thu nhập và các biến số kinh tế xác định.

    Lượng cầu phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu như: thu nhập , sức mua của tiền tệ, giá cả hàng hoá, lãi xuất, thị hiếu của người tiêu dùng .Trong các nhân tố đó, giá cả hàng hoá là nhân tố tác động trực tiếp tới lượng cầu.

    Trên đây là các khái niệm cơ bản về cung và cầu, vậy trên thị trường, cung và cầu có mối quan hệ như thế nào?

    2. Mối quan hệ cung- cầu trên thị trường.

    Cung và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cầu xác định cung và ngược lại, cung xác định cầu. Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hoá: Chỉ có những hàng hoá nào có cầu thì mới được sản xuất, cung ứng; hàng hoá nào tiêu thụ được nhiều, nhanh nghĩa là có cầu lớn sẽ được cung ứng nhiều và ngược lại. Đến lượt mình, cung tác động đến cầu, kích thích cầu: Những hàng hoá nào được sản xuất, cung ứng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng sẽ được ưa thích hơn, bán chạy hơn, làm cho cầu về chúng tăng lên. Vì vậy, người sản xuất hàng hoá phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng, dự đoán sự thay đổi của cầu, phát hiện các nhu cầu mới ., để cải tiến chất lượng, hình thức, mẫu mã cho phù hợp; đồng thời phải quảng cáo để kích thích cầu.

    Trên thị trường, cung- cầu có ba dạng quan hệ chính: cung>cầu, cung<cầu và cung = cầu.

    Thứ nhất, cung>cầu: Các doanh nghiệp chỉ sản xuất hàng hoá khi có nhu cầu. Xong để chạy theo lợi nhuận, trong một thời gian ngắn các doanh nghiệp sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm nhưng khi đó người tiêu dùng lại không có nhiều nhu cầu về sản phẩm đó, dẫn đến hàng hoá không bán được, ế thừa. Lúc này buộc các doanh nghiệp sẽ phải giữ lại những hàng hoá chưa tiêu thụ hết, những sản phẩm tồn kho để năm sau tung ra thị trường, nhưng lúc đó những sản phẩm đó đã trở nên lỗi thời, mẫu mã không được ưa chuộng nên hàng hoá không bán được. Hàng không bán được làm cho các doanh nghiệp lỗ vốn. Những công ty nhỏ thì sẽ không có đủ vốn quay vòng để tiếp tục kinh doanh, nên có thể dẫn đến phá sản, công nhân mất việc làm. Những công ty lớn có thể đủ vốn quay vòng nhưng vì là công ty lớn sản phẩm sản xuất ra nhiều không tiêu thụ được họ càng lỗ lớn, vì thế cường độ sản xuất bị giảm, công nhân mất việc làm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...