Thạc Sĩ Quan hệ của Đại Việt với chân lạp trước thế kỉ XX

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Quan hệ của Đại Việt với chân lạp trước thế kỉ XX​
    Information
    MS: LVLS-LSVN014
    SỐ TRANG: 216
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NGÀNH: LỊCH SỬ
    CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
    NĂM: 2009

    MỞ ĐẦU

    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Hoạt động ngoại giao có vai trò và vị trí rất quan trọng đối với mỗi quốc gia.
    Các quốc gia trên thế giới không thể tồn tại và phát triển cô lập. Trong xu thế toàn
    cầu hóa hiện nay, việc mở rộng quan hệ đối ngoại, thiết lập mối quan hệ đa phương
    đang trở thành một trong những điều kiện phát triển của các quốc gia.
    Trong lịch sử, Việt Nam đã thiết lập quan hệ với nhiều quốc gia trong khu vực
    và thế giới trên nhiều lĩnh vực. Các mối quan hệ này đều có vai trò nhất định trong
    công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, tùy vào mối quan hệ với từng
    quốc gia, trong những thời kì lịch sử cụ thể. Vào thời kì phong kiến, trong điều kiện
    cách trở về địa lý, thông tin liên lạc cũng như giao thông chưa phát triển, quan hệ
    với các nước láng giềng rất được coi trọng. Mối quan hệ với Chân Lạp đến trước
    thế kỉ XX, nhất là giai đoạn thế kỉ XVII - XIX được các chúa Nguyễn và vua
    Nguyễn lưu tâm.
    Chân Lạp xưa - Campuchia nay - và Đại Việt xưa - Việt Nam nay là hai quốc
    gia láng giềng, có chung đường biên giới và cùng nằm trên bán đảo Đông Dương.
    Ngay từ rất sớm, Đại Việt và Chân Lạp đã có quan hệ với nhau trên nhiều lĩnh vực.
    Thời điểm bang giao chính thức giữa hoàng gia Chân Lạp và Đại Việt là vào đầu
    thế kỉ XVII dưới triều vua Chey Chettha II (1618 - 1628), chấm dứt vào năm 1897
    khi người Pháp chính thức đặt nền bảo hộ và bắt đầu khai thác thuộc địa tại đây
    [50, tr.315].
    Đề tài Quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp trước thế kỉ XX được nghiên cứu
    nhằm mục đích góp phần hệ thống hóa một cách đầy đủ các sự kiện lịch sử để dựng
    nên bức tranh sinh động, trung thực về quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp đến
    trước thế kỉ XX, cung cấp một cách nhìn toàn diện về quan hệ của hai nước; dựng
    lại rõ quá trình mở cõi về phía Nam của người Việt nói chung và chính quyền
    phong kiến nói riêng; nhìn nhận lại mối quan hệ Đại Việt - Chân Lạp - Xiêm; đồng
    thời qua đó thấy được vai trò và vị trí của Đại Việt trong giai đoạn này trên chính trường khu vực. Việc nghiên cứu còn góp phần bổ sung nguồn tài liệu cho việc
    nhận thức về lịch sử Việt Nam thời Trung đại.
    Sang thế kỉ XXI, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động. Xu hướng
    ngoại giao đa phương trở nên năng động và tích cực. Việt Nam đang bước vào thời
    kì tăng cường hội nhập quốc tế, thực hiện đường lối ngoại giao đa phương, đa
    dạng; chú trọng tăng cường mối quan hệ với các nước láng giềng. Vì vậy, việc
    nghiên cứu lịch sử ngoại giao nói chung và lịch sử quan hệ Đại Việt - Chân Lạp nói
    riêng có ý nghĩa khoa học, thực tiễn và thời sự sâu sắc. Nghiên cứu sự kiện lịch sử
    để hiểu đúng bản chất là rất cần thiết và nhất là những sự kiện quá khứ có liên quan
    đến quan hệ hiện tại. Những bài học của mối quan hệ ngoại giao trong lịch sử có
    thể góp phần nhận thức và giải quyết mối quan hệ hiện tại về mặt chủ quyền lãnh
    thổ, về đường biên giới giữa Việt Nam - Campuchia và việc hoạch định đường lối
    ngoại giao cho ngày nay.
    Việc nghiên cứu đề tài này cũng góp phần giúp người viết thu thập tư liệu,
    phục vụ việc giảng dạy ở trường Trung học phổ thông và mở rộng phạm vi nghiên
    cứu về sau.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Mục đích của việc nghiên cứu là tìm hiểu quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp
    trong lịch sử trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa; làm rõ bối cảnh,
    diễn tiến, tình hình và đặc điểm, những bài học lịch sử của mối quan hệ đó.

    3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

    Quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp là một trong những mối quan hệ được
    chính quyền phong kiến Đại Việt xem trọng, đặc biệt trong giai đoạn từ thế kỉ XVII
    đến thế kỉ XIX. Nhìn chung, đó là mối quan hệ bang giao hòa hiếu, thân thiện, diễn
    ra trên nhiều lĩnh vực và có tính liên tục.
    Mối quan hệ giữa hai nước đã được ghi lại trong nhiều bộ sử, qua các thời kì
    khác nhau. Đó là những tư liệu cổ, có thể cung cấp cho chúng ta những sự kiện chủ
    yếu trong quan hệ giữa hai nước. Đầu tiên là bộ Đại Việt sử lược, một công trình khuyết danh được hoàn thành
    vào những năm 1377 - 1388. Bộ sách được ghi chép dưới dạng biên niên, gồm ba
    quyển: quyển một ghi chép lịch sử từ thời thượng cổ đến hết Tiền Lê (1009), quyển
    hai ghi chép từ thời Lý Thái Tổ (1010) đến Lý Nhân Tông (1127), quyển ba ghi
    chép từ thời Lý Thần Tông (1128) đến Lý Huệ Tông (1124). Dù chỉ là một bộ sách
    nhỏ, song có nhiều chi tiết giúp ích cho việc nghiên cứu lịch sử nước nhà, nhất là
    về buổi đầu thời kì tự chủ. Bên cạnh việc ghi chép lại các sự kiện một cách vắn tắt,
    tác phẩm còn có những phần đối chiếu với các tài liệu thư tịch cổ khác, làm tăng
    tính chính xác của sử liệu. Nội dung ghi chép rất đa dạng, bao gồm: những việc làm
    của vua; việc kiến trúc thành quách, điện các, chùa tháp; việc bang giao với phong
    kiến Trung Hoa; việc bang giao với Champa, Chân Lạp Nghiên cứu tác phẩm,
    người đọc có thể hiểu diện mạo kinh tế - xã hội cũng như thế thứ các đời vua, quan
    hệ bang giao của nước ta với các quốc gia trong khu vực giai đoạn trước triều Trần.
    Cũng ghi chép các sự kiện của lịch sử Việt Nam theo dạng biên niên, bộ Đại
    Việt sử kí toàn thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn dựa trên tác phẩm Đại Việt sử kí của
    Lê Văn Hưu và tác phẩm Sử kí tục biên của Phan Phu Tiên. Năm 1665, Phạm công
    Trứ chỉnh lý trước tác của Ngô Sĩ Liên và viết thêm phần Bản kỷ tục biên. Năm
    1697, các quan Lê Hy, Nguyễn Quý Đức viết thêm và hiệu đính phần Bản kỷ tục
    biên, tập hợp toàn bộ các trước tác nói trên gọi là Đại Việt sử kí toàn thư. Tác phẩm
    ghi chép các sự kiện lịch sử của dân tộc từ thời Hồng Bàng cho đến hết đời Lê Thái
    Tổ. Trong tác phẩm, có một số ghi chép về mối bang giao của Đại Việt với các
    quốc gia trong khu vực, trong đó có mối quan hệ với Chân Lạp trên nhiều lĩnh vực.
    Bộ Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn gồm 6 quyển, được viết vào năm 1776,
    lúc ông đang giữ chức Tham tán quân cơ ở Thuận Quảng. Bộ sách ghi chép về hai
    đạo Thuận Hóa và Quảng Nam trên nhiều mặt từ cảnh quan môi trường, địa lý hành
    chính, sản vật, phong tục đến lệ thuế má, nhân vật Bộ sách ngoài phần điểm lại
    quá trình dựng nghiệp của Nguyễn Hoàng ở Thuận Hóa và đối đầu với họ Trịnh ở
    Đàng Ngoài, có phần ghi chép về công cuộc mở đất về phía Nam của triều đình phong kiến Đàng Trong. Tác phẩm được xem là một bộ địa lý - lịch sử phong phú
    về hai xứ Thuận - Quảng thế kỉ XVI - XVIII.
    Bộ Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn được vua Minh Mạng
    cho tiến hành biên soạn vào năm 1821, gồm hai phần: Đại Nam thực lục tiền biên
    ghi chép giai đoạn lịch sử từ khi Nguyễn Hoàng vào Nam (1558) đến đời chúa
    Nguyễn Phúc Thuần (1777); Đại Nam thực lục chính biên ghi chép giai đoạn từ khi
    Nguyễn Ánh bôn ba tìm cách khôi phục quyền lực dòng họ (1777) đến khi vua
    Đồng Khánh mất (1889). Bộ sách là một tập hợp các ghi chép dưới dạng biên niên
    về những sự việc cụ thể, những lời nói, việc làm của vua, lời tâu trình của quần
    thần, việc nội trị, ngoại giao; trong đó có quan hệ bang giao của Việt Nam với
    Chân Lạp.
    Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là tác phẩm do Nội các triều Nguyễn biên
    soạn. Đây là loại sách điển lệ, được biên soạn từ năm 1843 dưới thời vua Thiệu Trị
    và hoàn thành vào năm 1851 dưới thời vua Tự Đức. Nội dung ghi chép tương đối
    đầy đủ các chiếu chỉ, phiến dụ của triều Nguyễn và các việc đã đem ra thi hành, các
    tấu sớ ở các bộ, các nha từ năm Gia Long thứ nhất (1802) đến năm Tự Đức thứ tư
    (1852). Bộ sách gồm 262 quyển, chia thành 6 phần tương ứng với 6 ngành của
    công việc quốc gia, do 6 bộ phụ trách. Phần bộ Lễ ghi chép về việc bang giao gồm
    các mục: triều cận, quán xá, tuất điển, cứu vớt, cấm ước, phiên dịch, ban cho các
    nước lệ thuộc và ban cho thuộc Man, có nhiều tư liệu liên quan đến chính sách của
    triều Nguyễn đối với Chân Lạp.
    Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là một kho tư liệu về các chủ trương nội
    trị, chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với các nước, trong đó có Chân
    Lạp.
    Đại Nam liệt truyện do Quốc sử quán biên soạn năm 1841, hoàn thành vào
    năm 1895 và được khắc in vào 1909. Nội dung chủ yếu là ghi chép về hàng trăm
    nhân vật lịch sử được chia thành các mục: Hậu phi, hoàng tử, công chúa, chư
    thần Bên cạnh việc ghi chép về các nhân vật lịch sử, tập 2 của Đại Nam liệt truyện còn ghi chép về quan hệ của triều Nguyễn với các nước, trong đó có Chân
    Lạp.
    Tập hợp các nguồn tư liệu cổ khác nhau về mối quan hệ giữa Đại Việt với các
    nước trong khu vực, công trình Thư tịch cổ Việt Nam về Đông Nam Á do tác giả
    Nguyễn Lệ Thi biên soạn là một nguồn tư liệu phong phú. Đây là công trình tập
    hợp các sự kiện chính trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á
    được ghi chép trong các thư tịch cổ như Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục, Đại
    Nam liệt truyện, Đại Việt sử kí toàn thư, Việt sử thông giám cương mục Nội
    dung tư liệu bao quát trên tất cả các mặt trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước
    Đông Nam Á về kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa
    Quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên
    cứu, được trình bày chủ yếu trong tiến trình của lịch sử Việt Nam hoặc lịch sử các
    nước Đông Nam Á. Cho đến nay, một công trình nghiên cứu mang tính chất
    chuyên sâu và có hệ thống về nhiều lĩnh vực trong mối quan hệ đó vẫn là rất cần
    thiết.
    Trước hết, nghiên cứu về bang giao của Đại Việt qua các thời kì có bộ Bang
    giao Đại Việt của tác giả Nguyễn Thế Long. Bộ sách gồm 5 tập, tương ứng với các
    thời kì lịch sử như Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý, Trần - Hồ, Lê - Mạc - Lê Trung
    Hưng, Tây Sơn, Nguyễn. Quan hệ bang giao giữa Đại Việt với các nước trong khu
    vực đã được trình bày chi tiết trong tác phẩm. Trong tập 4 của bộ sách, tác giả trình
    bày về bang giao giữa Đại Việt với các nước Tây, Nam và Hải đảo, trong đó có
    phần Chân Lạp. Trong mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt với Chân Lạp, tác giả
    viết về lịch sử vương quốc Chân Lạp, những mẩu chuyện bang giao giữa hai nước,
    các thủ tục trong bang giao như lệ triều cống, đón tiếp các sứ bộ Tác giả chia quá
    trình bang giao giữa hai nước làm ba giai đoạn là Lý - Trần - Lê (thế kỉ XI - XVI),
    chúa Nguyễn - Tây Sơn, triều Nguyễn. Đây là tác phẩm chứa nhiều sự kiện tiêu
    biểu trong quan hệ của Đại Việt với các nước. Tuy nhiên, tư liệu về quan hệ giữa
    Đại Việt với Chân Lạp còn rất ít. Tác giả Đinh Thị Dung nghiên cứu về quan hệ ngoại giao dưới triều Nguyễn
    trong Luận án Tiến sĩ Quan hệ ngoại giao của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.
    Tác giả đã đề cập đến quan hệ của triều Nguyễn với nhiều quốc gia như Trung
    Quốc, Chân Lạp, Xiêm La, Vạn Tượng. Tác giả đã đưa ra những nhận định riêng
    và khái quát về những cố gắng các vua triều Nguyễn trong quan hệ ngoại giao với
    các nước, trong đó có Chân Lạp. Tuy nhiên, phần nghiên cứu về ngoại giao giữa
    triều Nguyễn với Chân Lạp còn sơ lược, chưa đi sâu vào từng lĩnh vực trong mối
    quan hệ đó.
    Cuốn Lịch sử Đông Nam Á của D.G.E. Hall là tác phẩm nghiên cứu nhiều vấn
    đề về lịch sử các nước Đông Nam Á, dựng nên bức tranh sinh động về lịch sử hình
    thành, phát triển, suy vong của các quốc gia trong khu vực; đồng thời làm rõ mối
    quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước. Cuốn sách chia thành 4 phần theo
    tiến trình lịch sử, trong đó có một số nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu của
    luận văn này như:
    – Chương thứ 5 của phần I nghiên cứu về người Khơme và thời kì Angkor đến
    năm 1594, chương thứ 9 nghiên cứu về Việt Nam.
    – Chương thứ 24 và 25 của phần II nghiên cứu về Việt Nam và Campuchia,
    cụ thể:
    + Chương 24 nghiên cứu về Việt Nam - Đàng Trong và Đàng Ngoài, (1620 -
    1820), gồm các vấn đề như Trịnh - Nguyễn phân tranh (1620 - 1777), sự thiết lập
    đế chế nhà Nguyễn (1777 - 1820).
    + Chương 25 nghiên cứu về Chân Lạp với các vấn đề nội trị và ngoại giao như
    tình hình Chân Lạp từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, cuộc xâm lược của Xiêm, chính
    sách đối ngoại của Chân Lạp, tình hình nội chiến tranh giành quyền lực ở Chân
    Lạp
    Cũng nghiên cứu về lịch sử các nước Đông Nam Á, tác phẩm Lược sử Đông
    Nam Á do Phan Ngọc Liên chủ biên cung cấp những tư liệu mang tính khái quát về lịch sử các nước trong đó có Đại Việt và Chân Lạp từ lúc mới thành lập đến thời
    hiện đại.
    Trong cuốn Việt Nam sử lược, tác giả Trần Trọng Kim nghiên cứu về lịch sử
    Việt Nam từ thời thượng cổ đến khi Pháp xâm lược và cai trị nước ta; trong đó có
    nghiên cứu sơ lược về quan hệ Việt Nam - Cao Miên. Tác phẩm này được viết theo
    lối biên niên, ghi nhận lại các sự kiện lịch sử.
    Nghiên cứu về quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam, tác giả Phan Khoang
    có cuốn Việt sử xứ Đàng Trong. Tác phẩm là một bản “lược đồ” vẽ lại đường đi
    của tiền nhân ta khoảng 400 năm trước trong công cuộc khẩn hoang lập ấp ở miền
    đất mới. Quá trình xác lập chủ quyền ở vùng đất Nam Bộ, trong đó có vấn đề bang
    giao với Chân Lạp được trình bày khá chi tiết trong công trình này.
    Cùng nội dung nghiên cứu với cuốn Việt sử xứ Đàng Trong là công trình Góp
    phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ trong các thế kỉ XVII, XVIII, XIX của tác giả
    Huỳnh Lứa. Tác phẩm cung cấp cho người nghiên cứu nhiều tư liệu về công cuộc
    chuyển cư, quá trình khai phá của di dân người Việt tại vùng đất Nam Bộ, cơ cấu
    sở hữu ruộng đất, tình hình sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề thủ công, sự hình
    thành làng xã và vai trò của thôn ấp trong công cuộc khai hoang Công trình
    nghiên cứu đã góp phần dựng lại bức tranh Nam Bộ trong các thế kỉ từ XVII đến
    XIX trên tất cả các mặt của đời sống.
    Nam Bộ đất và người gồm 6 tập của Hội khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí
    Minh tập hợp nhiều bài viết của nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng. Công trình chủ yếu
    nghiên cứu về công cuộc khẩn hoang vùng đất Nam Bộ, nghiên cứu về các phong
    tục tập quán, đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng cư dân sống tại đây.
    Tác phẩm phác họa một cách toàn diện về vùng đất và con người Nam Bộ.
    Quyển Người Việt gốc Miên của Lê Hương được viết năm 1969 có nội dung
    đề cập đến nhiều vấn đề của người Miên đang sống ở Nam Bộ: nguồn gốc, dân số,
    sinh hoạt, phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa - xã hội, kinh tế. Tác phẩm miêu tả
    khá sinh động về sinh hoạt kinh tế - văn hóa - xã hội của cộng đồng người Khơme; qua đó, chúng ta có thể thấy quá trình dung hợp, tiếp biến văn hóa của hai cộng
    đồng cư dân Việt - Miên trên vùng đất Nam Bộ.
    Kỷ yếu hội thảo Nam Bộ và Nam Trung Bộ - Những vấn đề lịch sử thế kỉ XVII
    - XIX của trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh tập trung nhiều bài nghiên cứu
    của các tác giả về vùng đất Nam Bộ và Nam Trung Bộ từ thế kỉ XVII - XIX. Nhiều
    bài nghiên cứu liên quan đến đề tài như Quan hệ Việt Nam - Chân Lạp thế kỉ XVII -
    XIX, Vấn đề mở rộng lãnh thổ về phía Nam của người Việt, Mối quan hệ tay ba
    giữa Việt Nam - Chân Lạp - Xiêm Qua toàn bộ kỉ yếu, người đọc có thể khái quát
    được nhiều vấn đề liên quan đến mối quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp trước thế
    kỉ XX.
    Ngoài ra, các bài viết trong các kỷ yếu hội thảo khoa học như: Hội thảo Nam
    Bộ và Nam Trung Bộ những vấn đề lịch sử thế kỉ XVII - XIX, nghiên cứu khoa học
    Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ, Hội thảo chúa Nguyễn và vương
    triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, Hội thảo Vùng
    đất Nam Bộ thời kì cận đại các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu
    Lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Văn hóa
    Tập san cũng là nguồn tư liệu đã đề cập trong nhiều mức độ về vấn đề mà luận
    văn nghiên cứu.

    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Đề tài không đi sâu nghiên cứu về lịch sử của hai quốc gia Đại Việt và Chân [/B]

    Lạp mà chỉ tập trung tìm hiểu quá trình phát sinh, phát triển và kết thúc mối quan
    hệ của Đại Việt với Chân Lạp trước thế kỉ XX. Nguyên nhân, điều kiện lịch sử, tính
    chất của quá trình quan hệ này chịu sự chi phối, tác động của nhiều yếu tố: bối cảnh
    lịch sử khu vực, quá trình lập quốc và phát triển của mỗi nước; đặc biệt là Đại Việt.
    Tiến trình mối quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp được nghiên cứu chủ yếu
    trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao cũng như hệ quả tác động của nó
    đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau khi thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra kỉ nguyên
    độc lập dân tộc, với lòng yêu nước nồng nàn và ý thức dân tộc mạnh mẽ, các vị vua
    các vương triều Đại Việt đã đặt quốc hiệu mới. Đinh Bộ Lĩnh là vị vua đầu tiên đặt
    quốc hiệu mới cho nước nhà với tên Đại Cồ Việt. Tháng 10 năm 1054, Lý Thánh
    Tông lên ngôi, đổi quốc hiệu Đại Cồ Việt thành Đại Việt, với ý nghĩa là đứng
    ngang hàng với nhà Tống ở phương Bắc. Tháng 2 năm 1400, sau khi cướp ngôi nhà
    Trần, Hồ Quý Ly lập ra nhà Hồ và đặt quốc hiệu mới là Đại Ngu. Từ năm 1407 đến
    năm 1427, nước ta nằm dưới ách đô hộ của giặc Minh nên không có quốc hiệu.
    Tháng 2 năm 1428, sau khi quét sạch bóng quân thù, giải phóng dân tộc, Lê Lợi lên
    ngôi hoàng đế và khôi phục quốc hiệu Đại Việt. Trên danh nghĩa chính thống, quốc
    hiệu này được dùng đến đầu thế kỉ XIX, cụ thể là năm 1804 mới được thay bằng
    quốc hiệu Việt Nam.
    Như vậy, Đại Việt là quốc hiệu của quốc gia. Đó là kết quả quá trình lập quốc,
    phát triển đất nước ngày càng vững mạnh của quốc gia Đại Việt sau khi thoát khỏi
    giai đoạn ngàn năm Bắc thuộc.
    Tên gọi Chân Lạp (Chenla) xuất hiện lần đầu trong các thư tịch cổ Trung Hoa
    vào khoảng cuối thế kỉ V đầu thế kỉ VI. Đây là khoảng thời gian Chân Lạp lập quốc
    và từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc của Phù Nam. Tên gọi này được dùng cho đến
    năm 1807. Năm 1807, dưới triều vua Gia Long ở Đại Việt, vua Chân Lạp là Nặc
    Chăn đã xin đổi quốc hiệu từ “Chân Lạp” thành “Cao Miên”. Tên gọi này được sử
    dụng đến thời Pháp thuộc. Tên gọi Campuchia bắt đầu sử dụng từ thời Pháp, được
    đặt theo tên của nhân vật trong truyền thuyết “Kambu - Mera”1
    của người Chân
    Lạp. Như vậy, theo lịch sử, tên gọi Chân Lạp được sử dụng lâu nhất trong suốt quá
    trình hình thành và phát triển của Chân Lạp.
    Như vậy, đề tài nghiên cứu quan hệ Đại Việt với Chân Lạp trước thế kỉ XX
    được xét trong xuyên suốt quá trình lịch sử lâu dài. Đây là khoảng thời gian quốc

    Đây là truyền thuyết Khơme được ghi lại trên một văn khắc vào thế kỉ X, mô tả nguồn gốc hoàng gia. Đó là
    cuộc hôn nhân giữa tu sĩ tên Kambu Svayambhuva và nữ thần tên Mera, do thần Siva ban cho ông. hiệu hai nước có sự thay đổi. Trong đó, Đại Việt là nước cũ của Việt Nam ngày
    nay. Chân Lạp là nước cũ của Campuchia ngày nay. Cả hai quốc hiệu Đại Việt và
    Chân Lạp đều là những quốc hiệu được dùng dài nhất và phổ biến nhất trong thư
    tịch của cả hai quốc gia. Đề tài sử dụng hai thuật ngữ Đại Việt và Chân Lạp không
    đơn thuần chỉ mang tính chất quốc hiệu mà nó còn chỉ bộ máy nhà nước, tinh thần
    truyền thống văn hóa của hai cộng đồng dân tộc.
    Bên cạnh đó, luận văn cũng đề cập đến hai cộng đồng Việt và Khơme. Hai
    khái niệm này không đơn thuần được dùng để chỉ hai tộc người mà mang ý nghĩa
    bao quát hơn. Đó là cộng đồng dân cư sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, có
    cùng vận mệnh lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước. Cộng đồng cư dân
    này được xem là một thực thể xã hội mà tên Đại Việt hay Chân Lạp được chọn làm
    đại diện để chỉ thực thể đó. Đó chính là hai quốc tộc Việt và Khơme trong thời kì
    phong kiến.
    Cộng đồng cư dân Việt bao gồm các tộc người khác nhau, cùng sinh sống trên
    lãnh thổ Đại Việt; trong đó, tộc người Việt là chủ thể.
    Cộng đồng cư dân Khơme bao gồm các tộc người sinh sống trên lãnh thổ
    Chân Lạp; trong đó, tộc người Khơme là chủ thể.
    Luận văn cố gắng trình bày mối quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp trên các
    lĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao. Phần kinh tế, văn hóa, xã hội do hạn chế về
    nguồn tư liệu nên việc trình bày sẽ nhẹ hơn. Phần này được xem là hệ quả tác động
    có được từ các mối quan hệ về chính trị, quân sự, ngoại giao.
    Trước thế kỉ X, Đại Việt được gọi là quận Giao Chỉ, phụ thuộc vào phong
    kiến Trung Hoa nên chưa thiết lập quan hệ với Chân Lạp. Ở giai đoạn này chỉ có
    một sự kiện quan hệ được ghi nhận, đó là quan hệ hỗ trợ của quân dân Chân Lạp
    trong cuộc kháng chiến chống nhà Đường của nhân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo
    của Mai Thúc Loan. Từ thế kỉ X đến khoảng thế kỉ XIV, quan hệ của Đại Việt với
    Chân Lạp chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực quân sự. Chân Lạp trong giai đoạn hưng
    thịnh của đế chế Ăng-co, nhiều lần mang quân xâm phạm vùng biên giới của Đại Việt. Thế kỉ XV - XVI, quan hệ giữa hai nước có sự gián đoạn vì bối cảnh lịch sử
    của cả hai quốc gia đều có sự xáo trộn; chủ yếu là do Chân Lạp bắt đầu suy yếu dần
    và phải tập trung đối phó với nguy cơ xâm lược từ các vương quốc của người Thái.
    Đối lập với Chân Lạp, Đại Việt ngày càng phát triển vững mạnh. Cương vực
    ngày càng mở rộng. Xu hướng cát cứ trở thành một quy luật chung. Quan hệ Đại
    Việt với Chân Lạp từ thế kỉ XVII diễn ra trong bối cảnh Chân Lạp ngày càng
    khủng hoảng và suy vong. Các vương triều phong kiến thường xuyên diễn ra cảnh
    tranh quyền, thoán vị phải tìm chỗ dựa ở các vương triều Đại Việt (chủ yếu là ở
    Đàng Trong). Đây cũng là giai đoạn, vùng đất Thủy Chân Lạp từng bước bị thay
    đổi chủ quyền và sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt.
    Phạm vi thời gian nghiên cứu: Quan hệ Đại Việt với Chân Lạp trước thế kỉ
    XX được nghiên cứu mở đầu từ những mối quan hệ đầu tiên của hai nước trong quá
    trình phối hợp chống ách đô hộ của phong kiến nhà Đường ở Trung Hoa. Với xuất
    phát điểm như thế, luận văn sẽ làm rõ được quá trình phát sinh của mối quan hệ,
    những điều kiện lịch sử chi phối đến mối quan hệ; đồng thời có thể so sánh được
    tính chất mối quan hệ trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Mốc kết thúc của mối
    quan hệ này là thời điểm năm 1897 khi thực dân Pháp căn bản hoàn thành công
    cuộc xâm chiếm và bắt đầu chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông
    Dương. Đây là lúc tính chất quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp đã có sự thay đổi
    và chuyển sang một thời kì mới.

    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Để thực hiện đề tài này, người viết sử dụng các phương pháp sau:
    – Phương pháp lịch sử: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong luận
    văn, nhất là phần nghiên cứu diễn tiến mối quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp.
    Theo chiều dài thời gian, mối quan hệ này được tái hiện từ quá trình đoàn kết của
    hai nước Đại Việt - Chân Lạp trong cuộc chiến chống ách đô hộ của nhà Đường
    năm 722, cho đến khi hai nước đặt quan hệ chính thức vào năm 1620 và kết thúc vào năm 1897 khi thực dân Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa ở Đông Dương lần thứ
    nhất.
    – Phương pháp logic: Đặt mối quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp trong bối
    cảnh của hai nước theo từng giai đoạn lịch sử, cũng như bối cảnh khu vực Đông
    Nam Á; đặc biệt nhấn mạnh vị trí, vai trò của Xiêm La trong mối quan hệ này.
    Quan hệ chính trị - quân sự - ngoại giao đã tác động đến quan hệ kinh tế - văn hóa -
    xã hội của Đại Việt với Chân Lạp.
    – Phương pháp liên ngành: khai thác nguồn tư liệu, kế thừa kết quả nghiên
    cứu thuộc các ngành khoa học khác nhau: sử học, dân tộc học, văn hóa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...