Luận Văn Quan hệ công chúng (PR) của Chính phủ Việt Nam đối với nhà khoa học

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn Quan hệ công chúng (PR) của Chính phủ Việt Nam đốii với các nhà khoa học (Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Hành chính công)

    Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Hành chính công do thầy PGS.TS Lưu Kiếm Thanh hướng dẫn
    (Luận văn toàn bộ bằng File Word, đã bảo vệ và được Hội đồng đánh giá cao với 9,5 điểm)

    MỤC LỤC


    KÝ HIỆU VIẾT TẮT

    LỜI CẢM ƠN
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
    1.2. Cơ sở lý luận trên quan điểm Triết học Mác– Lênin.
    1.3. Ý nghĩa của đề tài
    2. Mục đích nghiên cứu.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    4.1. Đối tượng nghiên cứu.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu.
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    6. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    7. Những đóng góp của luận văn.
    8. Kết cấu luận văn.

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI NHÀ KHOA HỌC

    1.1. Tổng quan về quan hệ công chúng.
    1.1.1. Khái niệm về quan hệ công chúng.
    1.1.2. Sự hình thành và phát triển của ngành quan hệ công chúng tại Việt Nam
    1.1.3. Bản chất vai trò, nhiệm vụ của quan hệ công chúng.
    1.2. Quan hệ công chúng của Chính phủ.
    1.2.1. Khái niệm về quan hệ công chúng Chính phủ.
    1.2.2. Quan hệ công chúng Chính phủ các nước trên thế giới và Việt Nam.
    1.3. Quan hệ công chúng cần tập trung vào đối tượng là nhà khoa học.
    1.3.1. Khái niệm về khoa học, nghiên cứu khoa học.
    1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá nghiên cứu khoa học và mối liên hệ với nền kinh tế tri thức hiện nay.
    Tiểu kết Chương 1.

    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, VÀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI NHÀ KHOA HỌC

    2.1. Các số liệu thống kê kết quả nghiên cứu khoa học Việt Nam.
    2.1.1. NCKH Việt Nam với NCKH của một nước trong khu vực - Thái Lan.
    2.1.2. NCKH Việt Nam với NCKH của các nước trong khối ASEAN.
    2.1.3. NCKH Việt Nam với NCKH của thế giới
    2.1.4. Tỉ lệ giáo sư, phó giáo sư và bài báo khoa học năm 2005-2010.
    2.1.5. Các sự kiện khoa học nổi bật của Việt Nam trong năm 2010.
    2.2. Từ thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ của các nhà khoa học Việt Nam hiện nay. Những thành quả và hạn chế.
    2.2.1. Những điểm đạt được.
    2.2.2. Những điểm hạn chế.
    2.3. Thực trạng về công tác quan hệ công chúng Chính phủ đối với nhà khoa học hiện nay.
    2.3.1. Chính sách của Chính phủ đối với các nhà khoa học.
    2.3.2. Sự hỗ trợ của Chính phủ đối với khoa học và công nghệ hiện nay.
    2.3.3. PR Chính phủ cần triển khai đúng phương pháp đối với nhà khoa học.
    Tiểu kết Chương 2.

    CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI NHÀ KHOA HỌC HIỆU QUẢ.

    3.1. Xây dựng hình ảnh tích cực bên trong Chính phủ.
    3.1.1. Nhận thức vai trò của nhà khoa học trong sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
    3.1.2. Phát huy vai trò nhà khoa học trong việc xây dựng, triển khai các luật, chính sách liên quan đến khoa học công nghệ
    3.2. Xây dựng Chính phủ đối với nhà khoa học bằng các phương pháp PR phù hợp. Hình thức đưa hình ảnh đến với đối tượng.
    3.2.1. Thành lập cơ quan chuyên trách PR Chính phủ đối với nhà khoa học trực thuộc Bộ khoa học và Công nghệ
    3.2.2. Điều kiện cần chuẩn bị cho việc thành lập trung tâm PR Chính phủ đối với nhà khoa học [1].
    3.2.3. Sơ đồ mô hình tổ chức của trung tâm quan hệ công chúng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
    3.2.4. Giải thích mô hình xây dựng cơ cấu tổ chức của trung tâm PR Chính phủ.
    Tiểu kết chương 3.

    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO.

    TỔNG HỢP PHỤ LỤC.
    Phụ lục 1.
    So sánh nghiên cứu khoa học và tổng hợp kinh tế của Việt Nam với Thái Lan.
    Phụ lục 2.
    So sánh Nghiên cứu khoa học Việt Nam các nước trong khối ASEAN.
    Phụ lục 3.
    Khoa học Việt Nam so với Thế giới
    Phụ lục 4.
    Tỉ lệ giáo sư, phó giáo sư các năm 2006 – 2010 tăng so với năm 2005.

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

    Quan hệ công chúng là tên gọi tắt từ tiếng Anh “Public Relations” viết tắt là PR, với tư cách là một nghề chuyên nghiệp xuất hiện ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tại Mỹ khi nền kinh tế công nghiệp tư bản ở nước này đang ở giai đoạn phát triển mang tính cạnh tranh cao[3;64].

    Bản chất của quan hệ công chúng là cải thiện cái nhìn về một người, một công ty, hoặc một Chính phủ, phát thông tin tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ. Và mặc dù hiệu quả không thể sờ thấy được, nhưng việc tạo ra hình ảnh riêng và tăng thiện ý từ phía công chúng là những kết quả cuối cùng mà PR phải đạt tới.
    PR không giống với quảng cáo qua các phương tiện truyền thông, nhiệm vụ của PR là tạo ra một hình ảnh tốt nhất khi truyền tới công chúng. Quan hệ công chúng là một quá trình quản lý về truyền thông nhằm nhận biết, thiết lập và duy trì những quan hệ hữu ích giữa một tổ chức, cá nhân với những cộng đồng liên quan có quyết định trực tiếp hay gián tiếp tới sự thành bại của tổ chức đó.

    PR hiện đang được Chính phủ của nhiều nước trên thế giới chú trọng và quan tâm. Vì kết quả mà PR Chính phủ mang lại là lòng tin của dân chúng, sự phát triển hình ảnh của đất nước, đây cũng là điều mà nhà nước mọi thời đại điều hướng tới.
    Điển hình là Trung Quốc luôn đặt PR là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu. Đầu tư cho truyền thông để cải thiện hình ảnh đất nước là một chủ trương lớn mà Trung Quốc tiến hành những năm qua. CNC World thuộc Tập đoàn mạng lưới tin tức Tân Hoa Trung Quốc (The China Xinhua News Network Corp) là kênh truyền hình tiếng Anh mới nhất của Tân Hoa xã ra mắt năm 2009.

    Chính phủ Trung Quốc đang rất quan tâm tới việc làm thế nào để “chỉnh lại” các thông tin từ truyền thông bên ngoài lãnh thổ mà họ cho rằng phiến diện về đất nước Trung Quốc. Trung Quốc cũng đầu tư số tiền khổng lồ vào Olympic Bắc Kinh 2008 và triển lãm thế giới Thượng Hải 2010, xây hàng loạt học viện Khổng Tử để quảng bá văn hóa và ngôn ngữ Trung Hoa.

    Các nhà quan sát nhận định đây là bước đi của Trung Quốc trong quá trình đầu tư nhiều tỉ USD để tìm kiếm và khẳng định vị trí thông qua truyền thông. Giới chức trách hi vọng việc mở rộng các kênh truyền thông bằng tiếng nước ngoài sẽ giúp thúc đẩy hình ảnh Trung Quốc và thể hiện quan điểm với các vấn đề Trung Quốc và quốc tế tới các đối tượng rộng rãi hơn.

    Chính phủ Thái Lan cũng làm PR, Bộ Ngoại giao Thái ngày 30/4/2007 thông tin, Chính phủ nước này thuê một công ty PR đóng tại Mỹ giúp sức chống lại cuộc chiến PR do cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra phát động. Động thái này xuất phát từ sau khi lãnh đạo đảng Dân chủ Korbsak Sabhavasu tiết lộ rằng những người vận động hành lang của ông Thaksin ở Mỹ đã viết bài bày tỏ quan điểm trên tờ The Washington Times, gây tai tiếng cho Chính phủ mới. Đại sứ quán Thái tại Washington sẽ ký một hợp đồng với công ty PR của Mỹ để cung cấp sự thật, chi tiết nhằm đối lại những thông tin gây hiểu lầm về nước này.

    Ngoài ra, nhiều cường quốc khác như, Mỹ, Anh cũng chú trọng đầu tư và PR cải thiện hình ảnh Chính phủ thông qua nhiều chiến dịch hàng tỉ USD. Rõ ràng PR đưa hình ảnh tốt của Chính phủ đối với công dân đã và đang mang lại nhiều kết quả tốt đẹp cho nhiều quốc gia trên thế giới.

    PR ở Việt Nam hiện nay được áp dụng nhiều trong kinh tế, nhưng vẫn còn bỏ ngỏ ở một khía cạnh hết sức quan trọng như đã trình bày ở trên đó là PR Chính phủ. Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về PR Chính phủ từ các nhà hành chính, chính trị ở nước ta, bên cạnh đó, Chính phủ ta cũng có nhiều hoạt động về PR để xây dựng hình ảnh trong mắt bạn bè quốc tế. Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, nhu cầu tạo dựng một hình ảnh tốt đẹp về Việt Nam để thu hút thiện cảm, lòng tin, sự hợp tác hỗ trợ của bạn bè quốc tế là rất lớn. Làm thế nào để thay đổi hình ảnh từ một đất nước chiến tranh, mất mát bằng hình một Việt Nam năng động với tiềm năng phát triển kinh tế lớn với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây chính là một trong những nhiệm vụ của PR Chính phủ của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm lớn đến việc xây dựng hình ảnh đất nước. Cuối năm 2003, đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt. Xây dựng thương hiệu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ và toàn dân.
    Mặc dù cũng có quan tâm, nhưng chưa có sự đào sâu về một đối tượng nhất định. Trong khi đó, một trong những nguyên tắc thành công của PR là cần tập trung và một nhóm đối tượng nhất định, vì hoạt động PR không thể đánh đồng mọi đối tượng. Một trong những mục tiêu của PR Chính phủ là nâng cao hình ảnh của Chính phủ trong nhân dân, mà nhân dân thì có nhiều thành phần, nhiều vấn đề khác nhau, nhận thức cũng như vai trò đều không giống nhau, và đặc biệt mỗi một tầng lớp có nhiều đóng góp hoàn toàn không như nhau. Thế nên, chọn đối tượng để phương pháp PR phù hợp là điều rất cần thiết.
    Hiện nay, một trong những điều kiện tiên quyết cho thành công của sự nghiệp phát triển đất nước là phát triển nền khoa học công nghệ nước nhà trong giai đoạn tới, để đạt được như vậy chính là sự thống nhất và ý chí quyết tâm của Chính phủ, các cấp các ngành, đặc biệt là sự nỗ lực và tinh thần đoàn kết của cộng đồng các nhà khoa học công nghệ Việt Nam trong và ngoài nước.
    Nhà khoa học được phân làm hai mảng, một là nghiên cứu về khoa học công nghệ, thuộc khối tự nhiên, còn hai là nghiên cứu về khoa học xã hội. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn, tác giả xin đề cập đến một mảng là nhà khoa học nghiên cứu công nghệ, còn về nhà khoa học nghiên cứu xã hội sẽ trình bày ở một nghiên cứu khác mang tính cụ thể, riêng biệt hơn. Nên các cụm từ nhà khoa học trong phạm vi của luận văn này, chỉ những nhà khoa học nghiên cứu về công nghệ.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...