Thạc Sĩ Quan hệ CHXHCN Việt Nam - Cộng hòa Ấn Độ trong thập niên đầu thế kỷ 21

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2012

    MỤC LỤC
    Trang
    A. MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
    3. Đối tượng, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 4
    4. Nguồn tài liệu 4
    5. Phương pháp nghiên cứu 5
    6. Đóng góp của luận văn 5
    7. Bố cục của luận văn 6
    B. NỘI DUNG 7
    1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực 7
    1.2. Tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam và Ấn Độ 12
    1.2.1. Tình hình khinh tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam 12
    1.2.2. Tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của Ấn Độ 17
    1.3. Nhân tố lịch sử quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trước năm 2000 26
    Tiểu kết chương 1 35
    Chương 2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI 37
    2.1. Quan hệ Việt - Ấn trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao, và hợp tác an ninh quốc phòng 37
    2.1.1. Quan hệ chính trị, ngoại giao 37
    2.1.2. Hợp tác an ninh - quốc phòng 55
    2.2. Quan hệ Việt - Ấn trên lĩnh vực kinh tế và khoa học kỹ thuật 60
    2.2.1. Hợp tác về kinh tế 60
    2.2.2. Hợp tác khoa học - kỹ thuật 74
    2.3. Quan hệ Việt - Ấn trên lĩnh vực văn hóa và giáo dục đào tạo 79
    2.3.1. Hợp tác văn hóa 79
    2.3.2. Hợp tác giáo dục - đào tạo 84
    Tiểu kết chương 2 87
    Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ VIỆT - ẤN TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI 89
    3.1. Thành tựu 89
    3.2. Những thuận lợi, khó khăn 91
    3.3. Triển vọng 104
    C. KẾT LUẬN 106
    D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
    PHỤ LỤC

    A. MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đã hình thành và phát triển từ những năm đầu Công Nguyên, văn hóa Ấn Độ có sức lan tỏa rất lớn, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á. Theo tài liệu nghiên cứu cho biết, cách đây hàng nghìn năm Việt Nam và Ấn Độ đã có sự giao lưu về văn hóa, kinh tế. Do sự giao lưu một cách hòa bình và trên cơ sở văn hóa hai nước có những nét tương đồng gần gũi, nên văn hóa Ấn Độ đến Việt Nam đã hòa và thấm vào tâm hồn văn hóa người Việt.
    Bước vào thời cận đại, cũng như nhiều nước phương Đông khác, Việt Nam và Ấn Độ đều rơi vào ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Nhưng nhân dân hai nước không cam chịu cảnh nô lệ đã anh dũng cùng đứng dậy đấu tranh giải phóng và giành độc lập dân tộc. Do cùng cảnh ngộ, nhân dân hai nước dễ dàng thông cảm và ủng hộ, giúp đỡ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ đất nước sau này.
    Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam và Ấn Độ đều giành độc lập trước sau không lâu. Nhân dân hai nước vui mừng trong những ngày đầu độc lập. Thế nhưng trở ngại mới xuất hiện với cả hai nước. Nhân dân Việt Nam phải đương đầu với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Ấn Độ gặp khó khăn trong việc xây dựng đất nước vì hậu quả nặng nề mà chủ nghĩa thục dân để lại và sự chống phá của các thế lực phản động trong và ngoài nước. Thế nhưng với chính sách ngoại giao hòa bình, hữu nghị Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đã không ngừng ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Đặc biệt năm 1975 miền nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thu về một mối thì quan hệ Việt Nam - Ấn Độ có điều kiện thuân lợi để phát triển trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và hiện đang đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ kinh tế để tương xứng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp mà hai nước vốn có.
    Tuy nhiên, do một số điều kiện lịch sử cụ thể, quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ không phải lúc nào cũng phát triển theo chiều hướng thuận lợi mà có những bước thăng trầm ở một số giai đoạn lịch sử.
    Từ cuối thế kỷ XX, tình hình khu vực và thế giới có nhiều thay đổi Việt Nam - Ấn Độ cũng ít nhiều bị tác động bởi tình hình đó. Các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô ngày càng lún sâu vào khủng hoảng và kết cục dẫn tới sự sụp đổ. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt cả Việt Nam và Ấn Độ đều điều chỉnh chính sách phát triển đất nước cho phù hợp. Trong công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [28, tr 119], Chính phủ nhân dân Việt Nam luôn chủ trương phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết, tin cậy và nâng cao hiệu quả hợp tác nhiều mặt với Ấn Độ. Về phía Ấn Độ, luôn ủng hộ sự nghiệp đổi mới của Việt Nam, đã cùng Việt Nam tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác về nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật đặc biệt là những năm đầu thế kỉ XXI, khi hai nước có những thay đổi, điều chỉnh chính sách phát triển đất nước. Từ những điều đã trình bày ở trên, chúng tôi chọn đề tài: Quan hệ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Cộng hòa Ấn Độ trong thập niên đầu thế kỷ XXI làm luận văn Thạc sĩ của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...